Tolazamide là thuốc gì?

Tolazamide là thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm sulfonylurea cho người bị bệnh tiểu đường. Nhằm kiểm soát căn bệnh này, phòng ngừa những biến chứng không mong muốn, bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh kết hợp giữa thuốc với chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục phù hợp với thể trạng.

1. Thuốc Tolazamide là gì? Tác dụng?

Thuốc Tolazamide nằm trong nhóm thuốc Sulfonylurea. Nhờ vào cơ chế giải phóng insulin của cơ thể, thuốc tác động làm giảm hàm lượng đường vượt mức trong máu. Chính vì thế, đây là dạng thuốc nằm trong số nhiều loại được bác sĩ chỉ định cho người bệnh mắc đái tháo đường.

Thuốc Tolazamide là gì? Tác dụng?
Thuốc Tolazamide là gì? Tác dụng?

Thông thường, thuốc được sử dụng kết hợp với điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và luyện tập để kiểm soát bệnh được tốt nhất. Phù hợp cho đối tượng đang bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, nếu cần thiết, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng Tolazamide cùng với những loại thuốc tiểu đường khác.

Nhờ vào công dụng kiểm soát đường huyết của Tolazamide mà người bệnh tránh được những biến chứng ở thận, mắt và những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và cả chức năng tình dục. Đặc biệt, nhiều người bệnh có thể phòng ngừa cả trường hợp biến chứng xấu của tiểu đường là nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Ngoài những công dụng kể trên, có một số tác dụng khác mà trên nhãn thuốc không đề cập. Tuy nhiên, chúng đã được phê duyệt và thường được bác sĩ chỉ định dựa theo những trường hợp bệnh lý phù hợp. Để đảm bảo hiệu quả, an toàn cho sức khỏe, bạn đọc chỉ sử dụng thuốc Tolazamide khi được bác sĩ chỉ định.

2. Liều dùng Tolazamide

Trước khi sử dụng bất kể loại thuốc điều trị bệnh nào bạn đọc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối, tránh tình trạng tự ý mua, sử dụng thuốc. Bởi, nguy cơ sai thuốc, tương tác thuốc, tác dụng phụ,…có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm bệnh chuyển biến nặng, khó kiểm soát.

Đối với Tolazamide cũng vậy, bạn đọc nên sử dụng theo sự chỉ định trực tiếp của bác sĩ thăm khám để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả và an toàn nhất. Dưới đây là thông tin tham khảo về liều dùng thường được chỉ định cho người bệnh đối với thuốc Tolazamide:

Liều dùng Tolazamide
Sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị

Đối với người lớn

  • Sử dụng khởi đầu mỗi ngày uống từ 100mg cho đến 250mg cùng với bữa sáng.
  • Sử dụng duy trì mỗi ngày uống từ 100mg cho đến 1000mg, có thể uống luôn trong một lần hoặc chia thành 2 lần uống. Sử dụng cùng với bữa ăn. Cần thiết có thể điều chỉnh lại liều lượng sao cho phù hợp nhất từ 100mg đến 250mg theo tuần, tiến hành dựa vào những thay đổi hàm lượng đường trong máu.
  • Sử dụng cho người cao tuổi liều khởi đầu uống 100mg cùng với mỗi bữa sáng.

Đối với trẻ em

Thuốc Tolazamide chưa có chỉ định sử dụng cho đối tượng trẻ em dưới 18 tuổi. Bạn đọc tránh tự ý cho trẻ uống phòng những nguy cơ không mong muốn.

Liều dùng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người, đồng thời bác sĩ sẽ dựa vào những yếu tố liên quan để đưa ra hướng dẫn phù hợp. Tham khảo bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng để có hiệu quả điều trị tiểu đường an toàn và tốt nhất.

3. Cách sử dụng Tolazamide

Bạn sử dụng thuốc Tolazamide theo hướng dẫn về cách sử dụng và liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Thông thường, thuốc uống với bữa sáng hoặc bữa chính trong ngày và chỉ cần uống 1 lần/ngày. Trường hợp bệnh cần sử dụng liều lượng cao hơn, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh uống thêm 1 lần thuốc nữa trong ngày.

Dựa vào tình trạng bệnh và khả năng đáp ứng của mỗi người trong việc sử dụng thuốc Tolazamide kiểm soát đường huyết mà bác sĩ gia giảm liều lượng cho phù hợp. Để giảm thiểu nguy cơ không mong muốn, khi mới sử dụng người bệnh thường được chỉ định bắt đầu ở mức thấp nhất, rồi sau đó tăng dần.

Cách sử dụng Tolazamide
Thăm khám bác sĩ, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc để có kết quả điều trị được tốt nhất

Trường hợp bạn đang sử dụng thuốc trị tiểu đường khác nên thông báo với bác sĩ trước khi uống thuốc Tolazamide. Điều này là thật sự cần thiết để phòng tránh nguy cơ tương tác thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc một thời gian mà bạn không nhận thấy cơ thể có cải thiện, thậm chí là còn có chiều hướng chuyển biến xấu, bạn nên báo với bác sĩ. Điển hình là hàm lượng đường trong máu vẫn tăng cao hoặc giảm thấp mặc dù đã sử dụng thuốc. Đồng thời, nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng Tolazamide hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ.

Đặt biệt lưu ý, trường hợp quá liều xuất hiện triệu chứng co giật, mất ý thức, hạ đường huyết,…khẩn cấp đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi vào số cấp cứu để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn cần phải ghi lại những loại thuốc đã dùng, toa thuốc, thuốc ngoài không có kê toa,…để thuận lợi cho bác sĩ trong việc xử lý, cứu chữa.

Trường hợp uống thiếu liều hãy sớm uống vào thời gian gần nhất có thể. Nếu thời gian giữa hai liều quá gần, bạn có thể cân nhắc bỏ qua liều thuốc đã quên và sử dụng liều tiếp theo như bình thường theo kế hoạch. Tuyệt đối, tránh sử dụng gấp đôi liều lượng đã được chỉ định để tránh tình trạng quá liều nguy hiểm.

4. Tác dụng phụ của thuốc Tolazamide

Trong quá trình sử dụng thuốc Tolazamide, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như hạ đường huyết, đường trong máu thấp. Đây được xem là hiện tượng khá phổ biến ở người bệnh sử dụng thuốc giúp kiểm soát đường huyết. Theo đó, các biểu hiện bạn có thể trải qua như:

  • Đau đầu
  • Cảm thấy đói bụng
  • Cơ thể suy nhược
  • Đổ mồ hôi
  • Run
  • Khó thở, không tập trung
  • Tăng nhịp tim

Trường hợp nặng ngất xỉu, co giật, đau ngực, khó thở, dễ chảy máu hoặc da bầm tím, cơ thể yếu, buồn nôn,…bạn cần nhanh chóng báo với bác sĩ. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để phòng trường hợp đường huyết hạ quá thấp, bạn nên mang theo bên người vài viên kẹo hoặc đường glucose.

Tác dụng phụ của thuốc Tolazamide
Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc hạ đường huyết

Một số tác dụng phụ ít nghiêm trọng khác:

  • Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi
  • Nôn nhẹ, ợ nóng, phát ban, ngứa
  • Nhạy cảm với ánh nắng

Trên đây không phải tất cả các triệu chứng của tác dụng khi người bệnh sử dụng thuốc Tolazamide. Một số trường hợp có thể gặp những triệu chứng kèm theo khác. Các thắc mắc chi tiết, người bệnh nên tham khảo với bác sĩ điều trị để được giải đáp cụ thể.

5. Tương tác thuốc Tolazamide

Khi sử dụng thuốc Tolazamide với những loại thuốc khác, Tolazamide có thể ảnh hưởng đến hoạt động của chúng hoặc khiến cho tác dụng phụ trở nên nặng nề hơn. Do đó, khi đến thăm khám y tế, bạn nên khai báo những loại thuốc đang sử dụng cho bác sĩ điều trị nắm rõ.

Bên cạnh đó, trong quá trình được chỉ định sử dụng thuốc, bạn đọc nên hạn chế tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự ý ngưng sử dụng khi chưa được bác sĩ yêu cầu.

Tương tác giữa thuốc và thuốc

Dưới đây là một số loại có thể tương tác với Tolazamide:

  • Thuốc acarbose, voglibose
  • Thuốc kháng sinh nhóm quinolon
  • Thuốc tim mạch acebutolol, alprenolol,…
  • Thuốc kháng sinh không steroid
  • Tương tác giữa thuốc và thực phẩm

Bên cạnh tương tác giữa thành phần trong thuốc và thuốc, Tolazamide cũng có thể gặp tương tác nếu cơ thể có thức ăn, thức uống không phù hợp. Chính vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những phản ứng không mong muốn nguy hại sức khỏe khi sử dụng thuốc với bữa ăn.

Tương tác thuốc Tolazamide
Người bệnh có thể gặp phải tương tác giữa các loại thuốc, giữa thuốc và thức ăn, thuốc và trạng thái sức khỏe

Tương tác giữa thuốc và tình trạng sức khỏe

Không những hiện tượng tương tác thuốc có thể xảy ra giữa thuốc và thuốc, giữa thuốc và thức ăn mà còn xảy ra giữa thuốc cùng với tình trạng sức khỏe của bạn. Theo đó, bạn nên báo với bác sĩ tình trạng đang gặp phải trước khi uống thuốc như:

  • Nhiễm độc rượu
  • Tuyến yên, tuyến thượng thận hoạt động kém
  • Cơ thể thiếu dinh dưỡng, suy yếu thể trạng
  • Nhiễm axit ceton, bệnh tiểu đường tuýp 1
  • Sốt, nhiễm trùng, phẫu thuật, chấn thương,…
  • Mắc bệnh tim, thận, gan

6. Cách bảo quản thuốc Tolazamide

Bảo quản thuốc Tolazamide ở nhiệt độ phòng bình thường, tránh để thuốc nơi ẩm ướt hoặc có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Đặc biệt, không bảo quản thuốc ở phòng tắm hoặc ngăn đá tủ lạnh. Để đảm bảo, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn đã được ghi rõ trên bao bì sản phẩm.

Lưu ý: Nên để thuốc xa nơi trẻ em có thể với tới, vị trí xa thú nuôi. Trường hợp thuốc quá hạn, không còn sử dụng được nữa, bạn nên vứt thuốc đúng cách để tránh ảnh hưởng đến môi trường sống. Tham khảo ý kiến của người có chuyên môn để thực hiện tiêu hủy thuốc an toàn nhất.

7. Thận trọng khi sử dụng Tolazamide

Để việc kiểm soát đường huyết được tốt nhất, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong đó có Tolazamide, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

Thận trọng khi sử dụng Tolazamide
Bà bầu và mẹ cho con bú trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến bác sĩ
  • Trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú cần sử dụng thuốc thận trọng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không sử dụng khi bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong Tolazamide.
  • Khai báo với dược sĩ, bác sĩ các thuốc đang sử dụng trước khi uống thuốc trị bệnh tiểu đường.
  • Thông báo với bác sĩ đối tượng sử dụng thuốc, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, khai báo các bệnh lý đã và đang mắc phải.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện và thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và sớm can thiệp khi cần thiết.

Tolazamide là thuốc có tác dụng kiểm soát đường huyết trong trường hợp đường huyết trong máu tăng cao. Cho đến hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định chính xác những rủi ro khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ mang thai. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tân dược điều trị nào, bạn đọc nên thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đạt kết quả điều trị tốt nhất, hạn chế tác dụng phụ.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được dứa không?

Dứa là một loại trái cây nhiệt đới dễ ăn và thích hợp cho việc giải khát cho những ngày...

Các loại insulin hiện nay & cách dùng cho người tiểu đường

Hiện nay có rất nhiều loại Insulin chữa trị bệnh đái tháo đường được phân chia dựa vào nhiều yếu...

Tiểu đường type 1 là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị

Bệnh tiểu đường type 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin hay bệnh tiểu đường vị...

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ – Thông tin mẹ bầu cần phải biết

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nguy hiểm cho cả thai phụ lẫn thai nhi. Chính vì thế, chị...

Thuốc tiểu đường của Nhật Bản loại nào tốt? Giá bán?

Kikuimo Seikatsu, Tokaijyo, Ala Pro, Ala - Bio,... là một trong những sản phẩm nổi bật đến từ các hãng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *