Thuốc Furosemid là thuốc gì?

Thuốc Furosemid là thuốc lợi tiểu, được chỉ định để điều trị các bệnh về tim mạch như tăng huyết áp, phù, thiểu niệu,… Khi dùng thuốc, người bệnh cần dùng đúng liều lượng đã được chỉ định. Nếu dùng thuốc quá liều, dẫn đến mệt mỏi, mất nước, người bệnh hãy uống nước để bù cho lượng nước đã mất.

Thuốc Furosemid là thuốc lợi tiểu có tác dụng điều trị thiểu niệu, tăng huyết áp,...
Thuốc Furosemid là thuốc lợi tiểu có tác dụng điều trị thiểu niệu, tăng huyết áp,…
  • Tên biệt dược: Furosemid;
  • Tên hoạt chất: Furosemid;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc Tim – mạch;
  • Dạng bào chế: Viên nén.

Những thông tin cần biết về thuốc Furosemid

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Furosemid chính là hoạt chất cũng mang cùng cái tên Furosemid. Đây là một loại hóa dược có các tác dụng đối với cơ thể như kích thích lợi tiểu, giảm ứ máu ở phổi, giãn tĩnh mạch, đào thải Ca++, Mg++, tạo điều kiện phân phối máu có lợi cho các ngách sâu ở vỏ thận,…

Hàm lượng chất Furosemid trong mỗi viên nén là 40mg.

2. Chỉ định

Thuốc Furosemid được chỉ định dùng để chữa các bệnh lý sau:

  • Thiểu niệu do suy thận;
  • Thiểu niệu;
  • Ngộ độc barbituric;
  • Tăng huyết áp;
  • Phù do nhiễm độc thai nghén;
  • Phù phổi;
  • Phù não;
  • Phù do bệnh tim, thận, gan.

3. Chống chỉ định

Thuốc Furosemid không thích hợp dùng để điều trị trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Bệnh nhân bị mất nước;
  • Bệnh nhân bị giảm thể tích máu;
  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường tiểu (trường hợp thiểu niệu);
  • Bệnh nhân bị suy thận do thuốc;
  • Người dùng quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc;
  • Trường hợp người dùng bị bệnh não do gan;
  • Người bị hôn mê gan.

4. Cách dùng

Thuốc Furosemid được bào chế ở dạng viên nén. Người bệnh uống thuốc Furosemid trực tiếp với nước lọc hoặc nước nấu sôi để nguội. Lưu ý, thuốc chỉ dùng ở đường uống. Không nên ngậm, nhai thuốc.

Không uống thuốc Furosemid với rượu bia, nước có gas hoặc nước có chứa cafein.

5. Liều dùng

Trường hợp trẻ em dùng từ 1 – 3mg/ngày.

Đối với người lớn, liều dùng trong mỗi trường hợp như sau:

  • Liều dùng khởi đầu: 1 viên (40mg)/ngày;
  • Liều dùng thời gian sau: ½ viên (20mg)/ngày hoặc 1 viên/ngày nhưng cách ngày.

Đối với trường hợp bệnh nhân suy thận mãn tính:

  • Liều dùng khởi đầu: 6 viên (240mg)/ngày;
  • Nếu không có hiệu lực, dùng: 6 viên/6 giờ;
  • Lưu ý, không dùng quá 50 viên (2000mg)/ngày.

Liều dùng trên đây chỉ mang tính tham khảo. Bệnh nhân cần dùng thuốc lợi tiểu Furosemid nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Mỗi trường hợp bệnh, thể trạng, sẽ được chỉ định liều dùng khác nhau.

6. Bảo quản thuốc Furosemid

Người dùng bảo quản thuốc Furosemid theo chỉ dẫn sau đây:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Bảo quản viên thuốc nguyên vẹn trong vỉ nếu chưa có ý định dùng. Để thuốc tiếp xúc quá lâu với môi trường bên ngoài sẽ khiến thuốc có nguy cơ bị ẩm mốc, nhiễm khuẩn, giảm tác dụng,…
Dùng thuốc Furosemid theo chỉ định của các sĩ chuyên khoa.
Dùng thuốc Furosemid theo chỉ định của các sĩ chuyên khoa.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Furosemid

1. Thận trọng

Một số đối tượng bệnh nhân sau cần thận trọng trong quá trình dùng thuốc:

  • Người cao tuổi;
  • Người bị bệnh tiểu đường;
  • Bệnh nhân bị tiểu khó, phì đại tuyến tiền liệt;
  • Người hành nghề lái xe, vận hành máy móc.

Trong khi dùng cần theo dõi lượng ion thường xuyên, phải kiểm soát ở mức độ vừa phải. Nếu mệt mỏi sau khi dùng thuốc, nên nghỉ ngơi cho đến khi hồi phục.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Furosemid có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như sau:

  • Hạ huyết áp;
  • Mất cảm giác;
  • Co thắt cơ;
  • Giảm thính lực thoáng qua;
  • Ù tai;
  • Rối loạn thị giác;
  • Rối loạn tiêu hóa;
  • Nổi mẩn ngứa;
  • Khát nước;
  • Ù tai, mệt mỏi;
  • Đi tiểu nhiều;
  • Rối loạn điện giải.

Lưu ý, trên đây chưa phải là một danh sách đầy đủ các tác dụng phụ mà thuốc Furosemid sẽ gây ra. Tác dụng ngoài ý muốn của thuốc sẽ biểu hiện khác nhau ở mỗi người, tùy vào thể trạng và cơ địa.

Hãy khai báo ngay với bác sĩ nếu cơ thể có các triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc Furosemid.

3. Tương tác thuốc

Trong quá trình dùng thuốc Furosemid, bạn nên tránh dùng phối hợp với các loại thuốc sau:

  • Thuốc Cephalosporin;
  • Thuốc Lithium;
  • Thuốc Aminoglycoside;
  • Thuốc hạ huyết áp;
  • Thuốc glycoside tim;
  • Thuốc Corticosteroid;
  • Thuốc giãn cơ không khử cực;
  • Thuốc trị tiểu đường;
  • Thuốc Salicylate;
  • Thuốc Indomethacin.

Việc dùng thuốc Fucosemid với các loại thuốc kể trên có thể sẽ gây ra tương tác thuốc. Điều này sẽ gây hại cho cơ thể người dùng thuốc và ảnh hưởng đến thời gian điều trị bệnh.

Thuốc Furosemid có tương tác với một số loại thuốc khác. Bạn không nên kết hợp dùng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc Furosemid có tương tác với một số loại thuốc khác. Bạn không nên kết hợp dùng vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc Furosemid quá liều

Nếu dùng thuốc Fucosemid quá liều, người dùng có thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Đau đầu;
  • Mạch đập nhanh;
  • Chán ăn;
  • Hạ huyết áp;
  • Khát nước;
  • Chuột rút.

Đây là những dấu hiệu người dùng bị mất điện giải và bị mất nước. Cách xử lý tại nhà là tăng cường uống nước để bổ sung nước trong cơ thể về mức cân bằng. Sau đó, nếu các triệu chứng chưa thuyên giảm, người bệnh hãy đến bệnh viện gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Nhận biết dấu hiệu đột quỵ khi ngủ

Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nhận Biết Sớm Để Phòng Tránh

Dấu hiệu đột quỵ khi ngủ thường dễ bị nhầm lẫn với các biểu hiện khi cơ thể mệt mỏi,...

Vai trò của giấc ngủ đối với người bệnh tim mạch

5 Tư Thế Nằm Tốt Cho Tim Mạch Người Bệnh Nên Biết Đến

Tư thế nằm tốt cho tim mạch, giảm áp lực lên tim, giúp người bệnh có giấc ngủ thoải mái....

Một số lời khuyên từ chuyên gia

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Các món ăn tốt cho người bệnh

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Người sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim cần bổ sung...

Phân biệt nhồi máu cơ tim và đột quỵ

Nhồi Máu Cơ Tim và Đột Quỵ: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị

Nhồi máu cơ tim và đột quỵ là hai tình trạng bệnh lý xảy ra do sự tắc nghẽn động...

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ

Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Chi phí điều trị đột quỵ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chứng bệnh cực...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.