Thuốc Farinceft có tác dụng gì?

Farinceft là thuốc chống nhiễm khuẩn có thành phần chính là Cefuroxim. Thuốc này được sử dụng khá phổ biến trong điều trị các vấn đề nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn niệu – sinh dục hay nhiễm khuẩn da…

Thuốc Farinceft
Thuốc Farinceft thường được chỉ định trong điều trị nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng niệu – sinh dục…
  • Tên thuốc: Farinceft
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, trị ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Một số thông tin cần biết về thuốc Farinceft

1. Thành phần

Cefuroxim axetil là thành phần chính có trong thuốc Farinceft. Đây là tiền chất của Cefuroxim – loại kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng nằm trong nhóm Cephalosporin. Nó được hấp thu qua đường tiêu hóa, nhanh chóng thủy phân trong máu và niêm mạc ruột để phóng thích Cefuroxim.

Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn nhờ vào khả năng ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefuroxim rất bền với nhiều enzym beta – lactamase của các vi khuẩn gram âm.

2. Chỉ định

Thuốc Farinceft thường được bác sĩ chỉ định trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản cả cấp và mạn tính
  • Nhiễm khuẩn tai – mũi – họng
  • Viêm amidan
  • Viêm tai giữa
  • Viêm xoang
  • Viêm họng
  • Viêm bể thận
  • Viêm bàng quang
  • Viêm niệu đạo
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Chốc lở
  • Bệnh lậu
  • Viêm cổ tử cung
tác dụng của Farinceft
Trong một số trường hợp viêm họng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc Farinceft

Ngoài ra, Farinceft còn có thể được sử dụng trong các trường hợp không được liệt kê trên đây tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ. Bạn tuyệt đối tránh tự ý dùng thuốc Farinceft cho bất cứ mục đích nào mà bác sĩ chưa cho phép.

3. Chống chỉ định

Không nên sử dụng Farinceft cho các đối tượng được đề cập dưới đây:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Những người quá mẫn với kháng sinh nhóm Cephalosporin

4. Liều lượng – Cách dùng

Bạn nên sử dụng thuốc Farinceft theo chỉ định từ bác sĩ hay hướng dẫn in trên bao bì. Tuyệt đối tránh tự ý thay đổi cách dùng, liều lượng hay tần suất bởi có thể phát sinh các vấn đề nguy hiểm.

Cách dùng:

  • Uống thuốc trực tiếp với 1 ly nước lọc
  • Nên nuốt trọn viên thuốc khi uống
  • Không dùng chung với sữa, nước ép, nước ngọt hoặc thức uống khác

Việc bẻ, nghiền nát hay hòa tan thuốc trước khi uống có thể khiến hoạt động của thuốc thay đổi. Bạn nên tránh điều này bởi nó sẽ khiến nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ tăng lên.

Liều dùng:

Căn cứ vào mục đích điều trị, biểu hiện triệu chứng và thể trạng của từng đối tượng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng cũng như tần suất hợp lý.

Liều dùng được đề cập dưới đây chỉ đáp ứng trong những trường hợp phổ biến nhất, không có giá trị thay thế chỉ dẫn từ nhân viên y tế.

+ Đối với người lớn:

  • Điều trị viêm phổi và viêm phế quản: 500 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Điều trị nhiễm trùng đường niệu: 125 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Điều trị nhiễm trùng khác: 250 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Điều trị bệnh lậu không có biến chứng: 1 g/lần/ngày.

+ Đối với trẻ em:

  • Liều dùng thông thường: 125 mg/lần, 2 lần/ngày. Hoặc 10mg/1kg thể trọng/lần, 2 lần/ngày. Mỗi ngày không dùng quá 250mg.
  • Điều trị viêm tai giữa cho trẻ trên 2 tuổi: 250 mg/lần, 2 lần/ngày. Hoặc 15 mg/1kg thể trọng/lần, 2 lần/ngày. Mỗi ngày không dùng quá 500mg.
cách dùng thuốc Farinceft
Cần sử dụng thuốc Farinceft đúng cách và liều lượng để đảm bảo tác dụng điều trị

Nếu dùng thuốc đúng liều lượng và tần suất nhưng các triệu chứng không có dấu hiệu giảm, bạn hãy chủ động báo cho bác sĩ để nhận được sự điều chỉnh.

5. Bảo quản thuốc

Cần bảo quản thuốc Farinceft đúng cách để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng điều trị:

  • Để thuốc ở nơi thoáng mát, nhiệt độ từ 25 – 30 độ
  • Tránh nắng nắng chiếu trực tiếp hay độ ẩm cao
  • Không để thuốc trong tầm với của trẻ em hay thú nuôi

Trường hợp thuốc có dấu hiệu biến chất, hư hỏng hay hết hạn, không nên tiếp tục xử dụng. Cần xử lý đúng cách theo hướng dẫn trên bao bì để tránh làm ảnh hưởng tới môi trường.

Những lưu ý khi dùng thuốc Farinceft

1. Thận trọng

Một số vấn đề về sức khỏe có thể khiến tác dụng của thuốc Farinceft bị ảnh hưởng. Bạn nên chủ động thông báo cho bác sĩ tiền sử dị ứng cũng như bệnh lý của bản thân trước khi dùng thuốc Farinceft.

Đặc biệt thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Suy thận
  • Bị sốc phản vệ với Penicillin
  • Bệnh đường tiêu hóa
  • Viêm kết tràng

Ngoài ra, bạn nên chủ động báo cho bác sĩ khi mình đang mang thai hay cho bé bú. Bởi tính an toàn của thuốc Farinceft cho những đối tượng nhạy cảm này vẫn chưa được thiết lập.

2. Tác dụng phụ

Bạn có thể sẽ gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc Farinceft. Khi thấy cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, cần báo cho bác sĩ để nhận được sự chăm sóc kịp thời.

Cần tránh việc tự ý khắc phục tác dụng phụ bằng bất cứ phương pháp nào. Bởi có thể khiến phản ứng phụ gia tăng và làm các triệu chứng nặng nề thêm.

Farinceft có thể gây ra các tác dụng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Tăng men gan
  • Tăng bạch cầu ưa eosin
Farinceft là thuốc gì
Đau bụng là tác dụng phụ dễ gặp trong quá trình sử dụng Farinceft

Thông thường, các tác dụng phụ có thể biến mất khi bác sĩ điều chỉnh liều hoặc yêu cầu bạn ngưng thuốc. Nhưng một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể chuyển biến phức tạp và làm phát sinh rủi ro nếu không nhận được sự chăm sóc đặc biệt hơn.

3. Tương tác thuốc

Farinceft có thể phản ứng với thành phần của các loại thuốc khác khiến hoạt động của thuốc thay đổi. Hiện tượng này được gọi là tương tác thuốc.

Nếu là tương tác nhẹ thì tác dụng điều trị của thuốc sẽ bị giảm. Nhưng khi tương tác mạnh diễn ra, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng ngoại ý nghiêm trọng.

Trong quá trình sử dụng Farinceft, bạn nên cẩn trọng với vấn đề tương tác thuốc để tránh gặp phải rủi ro. Để ngăn ngừa tương tác thuốc diễn ra, bạn nên:

  • Không dùng đồng thời Farinceft với thuốc Probenecid
  • Chủ động báo với bác sĩ về các thuốc bạn đang dùng (kháng sinh, thuốc tiêm, thảo dược, vitamin…)

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Việc quên uống hay dùng quá liều thuốc Farinceft đều khiến bạn gặp các vấn đề không mong muốn. Bạn cần biết cách xử lý trong bất cứ tình huống nào để giảm thiểu rủi ro.

  • Nếu dùng thiếu liều: Nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, khi đã quá gần với thời gian dùng liều sau, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng thuốc theo đúng kế hoạch. Không gấp đôi lượng thuốc trong 1 lần uống để bù liều. Bạn cần hạn chế tình trạng quên uống thuốc bởi nó sẽ khiến cho kết quả điều trị suy giảm.
  • Nếu dùng quá liều: Rất dễ phát sinh các phản ứng phụ. Trong trường hợp này, bạn cần chủ động báo cho bác sĩ để sớm nhận được sự chăm sóc.

Cách chữa viêm Amidan bằng rau diếp cá đơn giản hiệu quả

Chữa viêm amidan bằng rau diếp cá là một trong những mẹo lưu truyền trong dân gian, được rất nhiều...

viêm họng mạn tính quá phát

Viêm họng mạn tính quá phát là gì? Nguy hiểm không?

Viêm họng mạn tính quá phát là tình trạng nghiêm trọng do nhiễm trùng tái phát nhiều lần. Lúc này,...

Viêm Amidan mãn tính có nên cắt? Giải pháp nào hiệu quả?

Viêm amidan mãn tính là tình trạng amidan vị viêm kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần, gây...

Tìm hiểu cách chữa viêm tai giữa bằng xông hương

Xông hương chữa viêm tai giữa liệu có an toàn?

Chữa viêm tai giữa bằng xông hương là phương pháp được khá nhiều người áp dụng. Cách điều trị này...

Bật mí cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ lông

Lá mơ lông được biết đến là một loại gia vị khá quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nhưng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.