Thuốc Agerhinin: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Agerhinin là thuốc xịt mũi, được dùng để điều trị viêm mũi, viêm xoang dị ứng và viêm mũi nhiễm trùng. Do đặc trưng của các thành phần có trong thuốc nên khi sử dụng, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề không mong muốn. Nắm rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp người bệnh hạn chế được các tình trạng trên. 

Thuốc xịt mũi Agerhinin điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng
Thuốc xịt mũi Agerhinin điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang dị ứng
  • Tên hoạt chất: Bột Sp3
  • Tên biệt dược: Nhân sâm Tam thất
  • Dạng thuốc: Dung dịch xịt mũi
  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị các bệnh lý về mắt, tai – mũi – họng

I. Thông tin về thuốc Agerhinin

Trước khi điều trị bằng Agerhinin, bệnh nhân nên nắm rõ các thông tin sau đây:

1. Thành phần

Cứ mỗi 15ml dung dịch thuốc Agerhinin có chứa: Bột Sp3 (tương đương 15 g cây ngũ sắc) 750mg.

2. Chỉ định

Thuốc Agerhinin được chỉ định để điều trị các bệnh lý:

3. Chống chỉ định

Các trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc

4. Liều dùng của thuốc Agerhinin

Thông thường, thuốc Agerhinin được sử dụng với liều lượng: Xịt 3 – 4 lần/ ngày, mỗi lần xịt 1 – 2 lần vào mỗi bên lỗ mũi.

5. Cách sử dụng

Để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Trong lần xịt đầu tiên, mở nắp xịt, cầm lọ thuốc theo chiều thẳng đứng và xịt vào không khí. Điều này sẽ giúp phá màng bảo vệ của đầu xịt. Tiếp theo, hướng vòi xịt vào lỗ mũi và xịt mạnh đồng thời hít hơi mạnh để dung dịch đi sâu vào khoang mũi.
  • Sau khi sử dụng, hãy đập nắp thật kín.
  • Thời gian điều trị tối đa là 1 tháng. Nếu muốn dùng thuốc điều trị với thời gian dài hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Trong thời gian điều trị, nên đi khám thường xuyên để nắm rõ tình trạng bệnh của mình. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có được hướng chữa trị khác nếu dùng thuốc Agerhinin không mang lại hiệu quả.
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy  cơ thể có các biểu hiện bất thường. Nhanh chóng tìm đến các trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Agerhinin

Thuốc xịt mũi Agerhinin được điều chế từ thảo dược thiên nhiên nên phù hợp để điều trị cho nhiều người
Thuốc xịt mũi Agerhinin được điều chế từ thảo dược thiên nhiên nên phù hợp để điều trị cho nhiều người

1. Tác dụng phụ

Trong quá trình điều trị bằng Agerhinin, bệnh nhân có thể cảm thấy xót nhẹ ở lớp niêm mạc mũi khi xịt thuốc. Do đó, nếu thấy có những biểu hiện bất thường khác, hãy thông báo với các bác sĩ để được xử lý.

2. Chú ý đề phòng

Thuốc Agerhinin được chiết xuất tinh chế từ thảo dược thiên nhiên, cụ thể là từ cây ngũ sắc. Do đó, sản phẩm này rất lành tính nên phù hợp cho nhiều đối tượng sử dụng. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, bệnh nhân cần chú ý không được sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc thuốc đã biến màu.

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về thuốc Agerhinin. Để nắm được một cách chính xác các thông tin về thành phần, công dụng cũng như giá thuốc Agerhinin, vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

viêm tiểu phế quản bội nhiễm

Viêm tiểu phế quản bội nhiễm nguy hiểm không? Cách điều trị

So với giai đoạn đầu thì tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm thường có diễn tiến phức tạp...

Những thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa cấp tính

Viêm tai giữa cấp tính là gì? Kiến thức bạn cần nắm rõ

Viêm tai giữa cấp tính là một căn bệnh nhiễm trùng, bùng phát đột ngột gây đau nhức tai và...

Nổi Cục Hạch Sau Tai Cảnh Báo Sớm 8 Căn Bệnh Nguy Hiểm Cần Cẩn Trọng

Nhiều người có cục hạch sau tai nhưng vẫn khá chủ quan và cho là vô hại. Đúng là nhiều...

Chảy máu cam: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Chảy máu cam là tình trạng máu chảy ra ở mũi do hệ thống mao mạch bị tổn thương. Hiện...

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu?

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *