Thuốc Epinephrin là thuốc gì?

Thuốc Epinephrin là loại thuốc tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch, được chỉ định sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp điều trị bệnh lý về tim, dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm, thuốc, côn trùng cắn.

Những thông tin về thuốc Epinephrin
  • Tên hoạt chất: Epinephrine
  • Tên quốc tế: Epinephrine
  • Phân nhóm: Thuốc cấp cứu, giải độc
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm, thuốc hít, dung dịch xông

I. Những thông tin về thuốc Epinephrin

Thuốc Epinephrin còn được gọi là Adrenaline, là sản phẩm của Công Ty Dược Phẩm Teva của Hoa Kỳ.

1. Chỉ định

Thuốc Epinephrin được chỉ định sử dụng cho các đối tượng thuộc các trường hợp sau:

  • Làm tăng huyết áp động mạch trung bình
  • Co giãn cơ trơn phế quản
  • Kích thích tim
  • Giãn mạch trong xương khớp
  • Điều trị dị ứng do vết đốt của côn trùng cắn, thực phẩm
  • Điều trị trị mề đay

2. Thành phần

Thành phần chính trong thuốc Epinephrin là hoạt chất Epinephrine bitartrate.

Thuốc Epinephrine được sử dụng để điều trị trong các trường hợp khẩn cấp

3. Dược lý, cơ chế hoạt động

Epinephrine hoạt động và tác động lên thụ thể alpha và beta, làm giảm sự giãn mạch xảy ra trong quá trình sốc phản vệ. Ngoài ra, Epinephrine còn làm giãn cơ trơn của phế quản, gia tăng lượng đường trong máu, tăng glycogenolysis ở gan.

Sau khi tiêm tĩnh mạch, Epinephrine nhanh chóng hấp thụ qua máu, và hiệu quả tối đa đạt được trong vòng 20 phút. Epinephrine chuyển đổi nhanh chóng thành metanephrine hoặc normetanephrine, sau đó được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng sunfat và glucuronide.

Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 2 – 3 phút.

Tìm hiểu thêm: Thuốc Somatostatin có tác dụng gì?

4. Dạng bào chế

Thuốc Epinephrin có những dạng bào chế với các hàm lượng tương ứng sau:

  • Dung dịch thuốc tiêm: 0,1 mg/ mL (10 mL); 1 mg/ mL (1 mL).
  • Dung dịch thuốc tiêm, dạng muối Hydrochloride: 1 mg/ mL.
  • Dung dịch xông, thuốc hít: 2,25%

5. Chống chỉ định

Thuốc Epinephrin chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc hoặc đang gặp phải các trường hợp như:

  • Bệnh tim mạch nặng
  • Cao huyết áp
  • Gây mê bằng Cyclopropan, Halothan
  • Bệnh mạch máu não, hội chứng não hữu cơ
  • Xơ vữa động mạch

Bệnh nhân cần kê khai đầy đủ thông tin về bệnh tình của cá nhân cho bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn được biết trước khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh.

6. Cách dùng

Tiêm thuốc cho bệnh nhân được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc chuyên viên y tế có chuyên môn.

Tiêm thuốc Epinephrin ở bắp thịt, dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, và không tiêm thuốc lặp đi lặp lại tại cùng một vị trí bởi có thể gây co mạch dẫn đến gây hoạt tử mô. Không tiêm thuốc Epinephrin vào mông hoặc ngón tay, bàn tay, bàn chân. Việc tiêm có thể được lặp lại sau 5 – 10 phút tiêm.

Lưu ý, khi tiêm thuốc cho trẻ nhỏ, nên giữ vững chân, không được cử động.

Tìm hiểu: Thuốc Plavix 75mg: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ

7. Liều dùng

Người bệnh sử dụng thuốc Epinephrin cho đúng liều lượng, và liều lượng được xác định tùy thuộc vào từng đối tượng, cân nặng, mức độ tình trạng.

 * LIỀU DÙNG CHO NGƯỜI LỚN

Liều điều trị sốc phản vệ:

Sử dụng 0,3 – 0,5 mg tiêm dưới da hoặc IM, nếu cần thiết sử dụng cách liều ban đầu từ 5 – 10 phút.

Liều điều trị tĩnh mạch không liên tục:

Sử dụng 0,1 – 0,25 mg (0,1 ml/ ML) tiêm tĩnh mạch, có thể lặp lại liều tiêm sau 5 – 15 phút so với liều trước đó.

Liều điều trị co thắt phế quản do hen suyễn:

Tiêm dưới da 0,3 – 0,5 mg (0,3 – 0,5 ml dung dịch 1 mg/ mL), sau 20 phút cho 3 liều.

Liều điều trị mề đay cấp tính, nặng hoặc phù mạch:

Tiêm bắp thịt hoặc tiêm dưới da 0,3, – 0,5 ml dung dịch 1 mg/ mL, khoảng cách mỗi lần tiêm từ 1 – 2 giờ.

Liều dùng hồi sức tim phổi, điều trị ngừng tim, điều trị khử rung tim:

Sử dụng 1 mg (10 ml dung dịch 0,1 mL) IV hoặc IO, và sử dụng lặp lại liều tiếp theo sau 3 – 5 phút.

Liều dùng điều trị huyết áp, liên quan đến sốc nhiễm trùng:

Truyền vào tĩnh mạch liên tục từ 0,05 – 2 mcg/ kg/ phút. Sau 10 – 15 phút có thể tăng liều khi cần thiết.

Liều dùng điều trị khẩn cấp nhịp tim chậm:

Truyền vào tĩnh mạch IV hoặc IO liên tục từ 2 – 10 mcg/ phút.

Liều dùng duy trì phẫu thuật nội nhãn và cảm ứng mydriocation:

Pha loãng 1 ml epinephrine 1 mg / mL trong 100 đến 1.000 mL dung dịch tưới nhỏ mắt để tạo ra nồng độ epinephrine từ 10 mcg / mL đến 1 mcg / mL.

Liều dùng điều trị nghẹt mũi:

Sử dụng dung dịch 1% thoa lên vùng mũi dạng xịt, thuốc nhỏ hoặc sử dụng tăm bông vô trùng.

Liều dùng ngăn ngừa co thắt phế quản:

Sử dụng dung dịch Epinephrine 1% hoặc dung dịch Racepinephrine 2,25%. Bệnh nhân sử dụng lặp lại sau 3 giờ.

Liều lượng sử dụng thuốc Epinephrin cho người lớn và trẻ em
* LIỀU DÙNG CHO TRẺ EM

Liều điều trị sốc phản vệ:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em nặng từ 7,5 – 14 kg: Dùng 0,1 mg/ liều
  • Trẻ em nặng từ 15 – 24 kg: Dùng 0,15 mg/ liều
  • Trẻ em nặng từ 25 trở lên: Dùng 0,3 mg/ liều

Liều điều trị tĩnh mạch không liên tục:

  • Tiêm 0,01 ml/ kg/ liều dung dịch 0,1 mg/ mL), sau 3 – 5 phút có thể sử dụng lặp lại.
  • Liều tối đa: 1 mg/ liều (10 ml/ liều dung dịch 0,1 mg/ mL).

Liều điều trị co thắt phế quản do hen suyễn:

  • Tiêm dưới da 0,01 mg/ kg/ liều (0,01 ml/ kg/ liều dung dịch 1 mg/ mL), sử dụng 20 phút cho 3 liều.
  • Liều tối đa: 0,5 mg/ liều (0,5 ml/ liều dung dịch 1 mg/ mL.

Liều dùng hồi sức tim phổi, điều trị ngừng tim, điều trị khử rung tim:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm tĩnh mạch với liều là 0,01 – 0,03 mg/ kg/ liều IV (0,1 – 0,3 mL/ liều dung dịch 0,1 mg/ mL). Sau 3 – 5 phút có thể sử dụng liều tiếp theo.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Tiêm tĩnh mạch với 1,01 mg/ kg/ liều IV hoặc IO. Và liều tối đa là 1 mg/ liều.

Liều dùng điều trị huyết áp, liên quan đến sốc nhiễm trùng:

Truyền tĩnh mạch liên tục 0,1 – 1 mcg/ kg/ phút. Không được sử dụng liều tối đa là 5 mcg/ kg/ phút.

Liều dùng điều trị khẩn cấp nhịp tim chậm:

  • Trẻ sơ sinh: Tiêm vào tĩnh mạch từ 0,01 – 0,03 mg/ kg/ liều (0,1 – 0,3 ml/ kg/ liều dung dịch IV 0,1 mg/ mL, và sau 3 – 5 phút có thể tiêm liều tiếp theo.
  • Trẻ em và thanh thiếu niên: Sử dụng tiêm tĩnh mạch từ 0,01 mg / kg / liều (0,1 ml / kg / liều dung dịch 0,1 mg / mL) IV hoặc IO và sử dụng lặp lại sau 3 – 5 phút. Liều tối đa là 1 mg/ liều (10 ml dung lịch 0,1 mg/ mL).

Liều dùng duy trì phẫu thuật nội nhãn và cảm ứng mydriocation:

Pha loãng 1 ml epinephrine 1 mg / mL trong 100 đến 1.000 mL dung dịch tưới nhỏ mắt để tạo ra nồng độ epinephrine từ 10 mcg / mL đến 1 mcg / mL.

Liều dùng điều trị nghẹt mũi:

Bôi dung dịch 1% lên vùng mũi, dùng thuốc dưới dạng xịt, nhỏ, hoặc là sử dụng tăm bông vô trùng.

Tìm hiểu: Thuốc Sintrom có công dụng gì?

8. Bảo quản thuốc

Thuốc Epinephrin được bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 8ºC, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thuốc cần được cất trữ ở vị trí tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Đối với thuốc đã quá hạn sử dụng, bệnh nhân không được tự ý vứt bỏ vào sọt rác, bồn cầu hoặc cống rãnh. Tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên môn để có cách xử lý chính xác.

II. Lưu ý khi sử dụng thuốc Epinephrin để điều trị

1. Thận trọng

Bệnh nhân cần lưu ý những điểm dưới đây trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc:

  • Không sử dụng thuốc cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
  • Không sử dụng thuốc để cấp cứu cho người bị điện giật, người bệnh có triệu chứng rung tâm nhất.
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai.
  • Thận trọng khi tiêm thuốc cho bệnh nhân tăng huyết áp, bởi khi sử dụng thuốc có nguy cơ gây rối loạn nhịp tim.
  • Thận trọng sử dụng cho các đối tượng mắc phải bệnh cường giáp, bệnh tuyến giáp, đái tháo đường, bệnh thận… bởi các bệnh lý này thường nhạy cảm với tác dụng phụ của thuốc.
  • Nhỏ thuốc vào mũi quá liều có thể gây ra phản ứng xung huyết.

2. Tác dụng phụ

Qúa trình điều trị bệnh bằng thuốc Epinephrin có thể gặp phải các trường hợp tác dụng phụ của thuốc gây ra. Bệnh nhân có thể yên tâm bởi các tác dụng phụ ấy có thể biến mất trong mấy ngày tiếp theo, nhưng tuyệt đối không được chủ quan với sức khỏe của mình.

Tác dụng phụ thường gặp phải như:

  • Nhịp tim không ổn định
  • Da nổi đốm đỏ, sưng, đau
  • Khó thở
  • Buồn nôn
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Run rẩy
  • Da nhợt nhạt
Báo cáo ngay với bác sĩ khi bệnh tình chuyển hướng nghiêm trọng

Cần hết sức lưu ý các trường hợp nghiêm trọng của thuốc gây ra, bệnh nhân cần báo cáo ngay với bác sĩ để được trợ giúp kịp thời, tránh các trường hợp bệnh chuyển hướng nghiêm trọng hơn:

  • Tăng huyết áp
  • Nhịp tim bị rối loạn
  • Da xanh xao
  • Đau thắt ngực
  • Bệnh lý tâm thần
  • Xuất huyết não
  • Thay đổi thị lực
  • Co giật

Tham khảo: Thuốc Papaverin có tác dụng gì?

3. Tương tác thuốc

Bệnh nhân cần thông báo đầy đủ tình trạng sức khỏe cũng như các dùng thuốc đang sử dụng trong thời gian gần đó nhất. Nếu bệnh nhân đang điều trị bệnh đồng thời thuốc Epinephrin với các loại thuốc khác, cần hết sức lưu ý. Cần phải báo cáo ngay với bác sĩ khi bạn đang sử dụng các loại thuốc sau, để phòng tránh các trường xấu xảy ra:

  • Thuốc chống loạn nhịp tim (Amiodaron, Quinidin)
  • Thuốc chẹn beta (Propranolol)
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc chống trầm cảm (Amitriptyline, Doxepin, Amoxapine, Clomipramine, Desipramine, Doxepin, Imipramine, Imipramine, Trimipramine
  • Thuốc ức chế MAO (Isocarboxazid, Linezloid, Blue Methylen, Moclobemide, Phenelzine, Procarbazine, Rasagiline, Safinamide, Selegiline, Tranylcypromine)
  • Phenothiazin
  • Hormone tuyến giáp (Levothyroxine)
  • Digoxin
  • Entacapone alkaloids
  • Ergot

4. Cách xử lý khi quên liều và quá liều

Thuốc được tiêm vào cơ thể bệnh nhân được thực hiện bởi các bác sĩ hoặc chuyên viên y tế. Vì vậy, trường hợp sử dụng thuốc Epinephrin quên liều sẽ không xảy ra. Đối với trường hợp sử dụng thuốc cho bệnh nhân quá liều thường xuất hiện các triệu chứng như: nhịp tim không ổn định, ngất, co giật, thay đổi thị lực,… cần báo cáo ngay với các bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Thông tin bài viết đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về thuốc Epinephrin. Tuy nhiên, bài viết chỉ có giá trị tham khảo, chưa được xác thực bởi giới chuyên môn. Bạn đọc có nhu cầu sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến tham vấn từ bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định.

Có thể bạn quan tâm

Dấu hiệu nhận biết tai biến nhẹ ở người già

Tai Biến Nhẹ Ở Người Già: Cách chẩn đoán và Xử trí kịp thời

Tai biến nhẹ ở người già tiềm ẩn nhiều rủi ro, không thể chủ quan. Khả năng cơn tai biến...

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì?

Người Cao Huyết Áp Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Bệnh?

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì? Các chuyên gia cho rằng, người bệnh cần bổ sung những...

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách

Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh

Biết cách sơ cứu tai biến giúp bạn chủ động xử lý tình huống, hỗ trợ người bệnh an toàn...

Huyết áp là gì? Chỉ số bình thường

Huyết Áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng và Cách kiểm soát

Huyết áp là thuật ngữ chỉ áp lực máu lưu thông tác động vào thành động mạch. Những vấn đề...

Mạch đập nhanh là như thế nào?

Mạch Đập Nhanh: Nguyên nhân và Cách làm ổn định nhanh

Tình trạng mạch đập nhanh bất thường có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài tùy thuộc...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *