Thuốc Pelearto là thuốc gì?

Thuốc Pelearto là thuốc giảm cholesterol trong máu, có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh cholesterol trong máu, hỗ trợ điều trị ăn kiêng,… Khi dùng thuốc Pelearto, bạn cần tuân thủ những chỉ định của bác sĩ về liều dùng, những kiêng kỵ khi dùng thuốc,…

Thuốc Pelearto có công dụng giảm bớt Cholesterol xấu trong máu, cơ thể.
Thuốc Pelearto có công dụng giảm bớt Cholesterol xấu trong máu, cơ thể.
  • Tên biệt dược: Pelearto 10;
  • Tên hoạt chất: Atorvastatin;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc trị rối loạn máu;
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim.

Những thông tin cần biết về thuốc Pelearto

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Pelearto là hoạt chất Atorvastatin tồn tại ở dạng Canxi. Hàm lượng chất Atorvastatin trong thuốc là 10mg, có tác dụng giảm cholesterol. Cơ chế hoạt động: Chất Atorvastatin khi đi vào cơ thể sẽ ức chế các enzym tạo ra cholesterol, từ đó lượng cholesterol xấu sẽ giảm đi.

2. Chỉ định

Thuốc Pelearto có những công dụng sau:

  • Điều trị chứng rối loạn beta-lipoprotein trong máu nguyên phát;
  • Hỗ trợ điều trị rối loạn lipid trong máu, giảm cholesterol;
  • Hỗ trợ điều trị giảm cholesterol ở người ăn kiêng;
  • Giảm triglycerid trong máu;
  • Phòng tránh các bệnh về tim mạch.

3. Chống chỉ định

Thuốc Pelearto không thích hợp để điều trị ở các bệnh nhân sau:

  • Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với chất Atorvastatin trong thuốc;
  • Trường hợp phụ nữ có thai và đang cho con bú;
  • Bệnh nhân cao men gan chưa rõ nguyên nhân.

4. Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc Pelearto trực tiếp với nước lọc. Không nên thay thế nước lọc bằng nước có gas, rượu bia,…

Liều dùng của thuốc như sau:

  • Số lượng: 1 viên (10mg)/lần;
  • Số lần: 1 lần/ngày.
  • Liều dùng tối đa là 80mg/ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ khi dùng liều lượng lớn, không nên tự ý điều chỉnh liều dùng.

Liều dùng của thuốc Pelearto chỉ mang tính chất tham khảo, không áp dụng cho tất các các trường hợp bệnh và không thay thế cho chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Thuốc Pelearto hỗ trợ điều trị giảm cholesterol cho người ăn kiêng, điều trị chứng rối loạn beta-lipoprotein trong máu nguyên phát,...
Thuốc Pelearto hỗ trợ điều trị giảm cholesterol cho người ăn kiêng, điều trị chứng rối loạn beta-lipoprotein trong máu nguyên phát,…

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Pelearto

1. Thận trọng

Một số trường hợp sau nên thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi dùng thuốc:

  • Người dùng bệnh gan và có tiền sử bệnh gan;
  • Người dùng có thói quen uống nhiều rượu, cần hạn chế hoặc loại bỏ rượu khi dùng thuốc Pelearto;
  • Trường hợp trẻ em, người cao tuổi không nên tự ý dùng thuốc, cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Pelearto có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như sau:

  • Mệt mỏi;
  • Mất ngủ;
  • Chóng mặt;
  • Đau bụng;
  • Táo bón;
  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy.

Những tác dụng phụ kể trên thường xảy ra rất nhẹ, thoáng qua. Tuy nhiên, nếu bạn có những triệu chứng lạ gây khó chịu và không biến mất trong một thời gian nhất định, bạn cần khai báo với bác sĩ ngay.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Pelearto có tương tác với một số loại thuốc. Khi dùng thuốc Pelearto, bạn nên kiêng kỵ dùng phối hợp với các loại thuốc sau:

  • Thuốc Cyclosporin;
  • Thuốc kháng nấm Azole;
  • Thuốc Niacin;
  • Thuốc Erythromycin;
  • Dẫn xuất của axit fibric.
Thuốc Pelearto tương kỵ với một số loại thuốc khác. Bạn nên lưu ý, không kết hợp sử dụng đồng thời.
Thuốc Pelearto tương kỵ với một số loại thuốc khác. Bạn nên lưu ý, không kết hợp sử dụng đồng thời.

Nếu có nhu cầu sử dụng kết hợp thuốc Pelearto với thuốc khác, hãy xin ý kiến của bác sĩ. Có thể, họ sẽ giúp bạn tránh được tương tác thuốc bằng những cách xử lý khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh

Nhồi Máu Cơ Tim Block Nhánh Phải và Thông Tin Cần Biết

Nhồi máu cơ tim block nhánh phải là một trong các vấn đề tim mạch có mức độ nguy hiểm...

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Cách điều trị và Phòng tránh

Hiện nay tỷ lệ nhồi máu cơ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông đáng báo...

Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều viên uống chống đột quỵ, trong đó các sản phẩm của Nga...

Các loại thuốc chống đột quỵ được sử dụng

7 Loại Thuốc Chống Đột Quỵ Được Khuyên Dùng Từ Bác Sĩ

Sử dụng thuốc chống đột quỵ đúng cách giúp bạn phòng tránh được các rủi biến chứng, kéo dài tiên...

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đơn giản

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đúng cách theo Đông Y

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch mang lại tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *