Cedipect là thuốc gì?

Cedipect là thuốc được dùng để làm giảm các cơn ho và làm long đờm. Nắm rõ các thông tin về Cedipect sẽ giúp bạn sử dụng được an toàn và hiệu quả. 

Thuốc Cedipect
Thuốc Cedipect có tác dụng làm giảm ho, tiêu đờm

  • Tên hoạt chất: PMS-Cedipect.
  • Tên thương hiệu: Cedipect.
  • Nhóm thuốc: Thuốc có tác dụng trên đường hô hấp.
  • Dạng thuốc: Viên nang mềm.

I/ Thông tin về thuốc Cedipect

Để dùng thuốc Cedipect được an toàn, bạn cần nắm rõ các thông tin sau đây:

1. Thành phần

Mỗi viên nang mềm có chứa:

  • Codein phosphat hemihydrat – 10mg.
  • Glyceryl guaiacolat – 1000mg.
  • Tá dược vừa đủ.

2. Cedipect là thuốc gì?

Cedipect là thuốc có tác dụng trên hệ hô hấp, được sử dụng để làm giảm các triệu chứng ho và giúp long đờm.

3. Chống chỉ định

Thuốc Cedipect chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Các trường hợp mẫn cảm với glycerin guaiacolat, codein hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bị suy gan, suy thận và suy đường hô hấp.
  • Bị ho do hen suyễn.
  • Các đối tượng dưới 18 tuổi vừa được phẫu thuật cắt amidan hoặc vừa nạo V.A.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Trẻ dưới 12 tuổi.

4. Liều dùng

Cedipect được dùng với liều lượng như sau:

  • Các đối tượng từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày dùng từ 1 – 3 lần, mỗi lần dùng 1 viên.
  • Thời gian điều trị không quá 7 ngày.

5. Cách sử dụng

Để bảo đảm việc dùng thuốc Cedipect được an toàn, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Có thể dùng thuốc khi đói hoặc sau bữa ăn.
  • Không uống thuốc đồng thời với rượu bia hoặc các chất kích thích khác.
  • Nên uống cả viên cùng với nước, không được nghiền nát thuốc ra để uống. Điều này có thể làm cho lượng thuốc mà cơ thể hấp thụ tăng lên quá nhiều, nguy cơ mắc tác dụng phụ cũng từ đó mà tăng theo.
  • Dùng thuốc Cedipect theo đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không được tăng hoặc giảm liều nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Nếu sau một thời gian dùng Cedipect mà không thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm, hãy nhanh chóng đi khám và được tư vấn cách điều trị phù hợp hơn.

5. Cách bảo quản

  • Bảo quản Cedipect ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc những nơi ẩm ướt hoặc những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời.
  • Giữ thuốc trong hộp kín.
  • Để thuốc xa khỏi tầm tay trẻ em.

Tham khảo thêm: Viên ngậm Vitaprolis Lozenges điều trị ho

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cedipect

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, khi uống Cedipect, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ như sau:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Cảm thấy khát nước.
  • Tiểu khó, ít tiểu tiện.
  • Mạch đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
  • Hạ huyết áp, có cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Thuốc Cedipect có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng
Thuốc Cedipect có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng

Ngoài ra, thuốc Cedipect có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng khác. Cụ thể:

  • Phát ban da, đỏ mặt
  • Suy hô hấp.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Gây đau dạ dày hoặc co thắt ống dẫn mật.
  • Bị ảo giác, mất phương hướng.
  • Rối loạn thị giác.
  • Sốc phản vệ.

Mặc dù thuốc Cedipect ít gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như trên nhưng bạn cũng không nên chủ quan. Nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc các trung tâm y tế để được xử lý.

2. Thận trọng

Sử dụng thuốc Cedipect trong thời gian dài và dùng với một liều lượng từ 240 – 540mg/ ngày. Cedipect có thể gây nghiện cho người bệnh. Vì vậy, cần phải thật thận trọng quá trình sử dụng.

Ngoài ra, trước khi dùng thuốc Cedipect, bạn cần phải thông báo đầy đủ các tình trạng bệnh lý của bản thân cho các bác sĩ, đặc biệt là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người bị phì đại tuyến tiền liệt.
  • Đối tượng đã từng nghiện thuốc tây.
  • Bị rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận.
  • Những người mang enzym CYP2D6 tại gan.
  • Vì thuốc Cedipect có thể gây buồn ngủ nên cần thận trọng khi chỉ định cho các đối tượng làm các công việc vận hành máy móc hoặc lái xe.

Tham khảo thêm: Thuốc ho Neo Codion – Công dụng, tác dụng phụ & tương tác

3. Tương tác thuốc

Các loại thuốc có thể tương tác với Cedipect bao gồm:

  • Phenothiazine.
  • Aspirin.
  • Benzodiazepine.
  • Barbiturate.
  • IMAO.
  • Thuốc chống trầm cảm, an thần.
  • Thuốc mê.
  • Các loại thuốc ức chế thần kinh.

Ngoài ra, Codein có thể ức chế men cytochrom P450 nên có thể làm giảm sự chuyển hóa cyclosporin .

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Hãy bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều cũ. Không được tự ý tăng liều để bù lại.
  • Dùng quá liều: Liên hệ ngay với các trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ. Do đó, nắm vững các thông tin trên đây về thuốc Cedipect sẽ giúp bạn dùng đúng cách, tránh được các vấn đề không mong muốn.

III/ Thuốc Cedipect giá bao nhiêu?

Đây là một sản phẩm của công ty cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM. Quy cách đóng gói của thuốc Cedipect là hộp 10 vỉ x 10 viên nén. Hiện nay, thuốc được bày bán ở nhiều hiệu thuốc trên toàn quốc. Vì vậy bạn có thể dễ dàng mua loại thuốc này để sử dụng với giá bán: 892 đồng/ viên.

Giá thuốc Cedipect được đưa ra trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Đây là giá do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cấp 1 đưa ra. Do vậy, khi mua lẻ, thuốc có thể được bán với giá cao hơn.

Có thể bạn quan tâm

Những thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị cảm lạnh

Khi bị cảm lạnh cũng như bị bất cứ căn bệnh nào cũng vậy, tình trạng chán ăn là rất...

Ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Ho mang tính chất bảo vệ cơ thể nhằm loại bỏ đàm, các chất dịch do phổi hay phế quản...

Cách dùng giấm táo chữa ho có thể bạn chưa biết

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trị ho là cách được nhiều người áp dụng. Một trong những nguyên...

Ho vào ban đêm: Những điều cần biết và cách khắc phục

Ho vào ban đêm là một tình trạng cực kỳ khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ...

Ho có đờm: Nguyên nhân và cách điều trị cho người lớn và trẻ em

Ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp phải sau khi bị nhiễm lạnh thông thường. Tùy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *