Cách dùng và liều lượng thuốc Ceplorvpc

Ceplorvpc là dược phẩm của công ty Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) – Việt Nam. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng, nhiễm trùng đường hô hấp, da và mô mềm.

ceplorvpc 375
Thuốc Ceplorvpc được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe do nhiễm trùng

  • Tên thuốc: Ceplorvpc
  • Phân nhóm: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, kháng virus và ký sinh trùng
  • Dạng bào chế: Viên nang cứng

Những thông tin cần biết về thuốc Ceplorvpc

1. Thành phần

Mỗi viên nang có chứa:

  • Hoạt chất: Cefaclor dưới dạng Cefaclor monohydrate 500mg
  • Tá dược: Natri lauryl sulfat, Magnesi stearate, Sodium starch glycolat,…

2. Cơ chế hoạt động

Cefactor thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin thế hệ II. Hoạt chất này có khả năng diệt vi khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp thành tế bào.

Thành phần này nhạy cảm với vi khuẩn Gram dương tương tự như cephalexin nhưng có tác dụng mạnh hơn đối với vi khuẩn Gram âm.

Cefactor nhạy cảm với các vi khuẩn sau:

  • Vi khuẩn hiếu khí Gram dương: Staphylococcus pneumonia, Staphylococcus pyogenes, Corynebacterium diphtheria, Propionibacterium acnes,…
  • Vi khuẩn hiếu khí Gram âm: Moraxella catarrhalis, Proteus mirabilis, E.coli, Neisseria gonorrhoeae, Klebsiella spp, ..
  • Vi khuẩn kỵ khí: các Peptococcus, Peptostreptococcus, Bacteroides spp,..

Cefactor bền vững với axit trong dịch vị dạ dày và được hấp thu tốt khi uống lúc đói. Hoạt chất này phân bố ở toàn bộ cơ thể và được thải trừ hầu hết ở thận.

3. Chỉ định

Thuốc Ceplorvpc được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm tai giữa
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng (viêm bàng quang và viêm bể thận)
  • Nhiễm khuẩn mô mềm và da
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm phế quản mạn,…)

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác, vui lòng hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

4. Chống chỉ định

Thuốc Ceplorvpc chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Dị ứng với cefactor và các thành phần trong thuốc
  • Tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin

Để giảm thiểu rủi ro khi điều trị, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe và tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc sử dụng thuốc.

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi dùng Ceplorvpc, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

5. Dạng bào chế – hàm lượng

Dạng bào chế:

  • Viên nang cứng: 325mg, 500mg
  • Bột pha hỗn dịch: 125mg, 250mg

Quy cách:

  • Viên nang cứng: Hộp 2 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên
  • Bột pha hỗn dịch: Hộp 30 gói x 3g

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều.

ceplorvpc 500
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cách dùng: 

  • Viên uống: Uống thuốc trực tiếp với nước lọc
  • Thuốc bột: Hòa tan thuốc với nước lọc và uống ngay sau đó
  • Nên uống thuốc vào lúc đói

Ceplorvpc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn và các thức uống khác. Tuy nhiên để thuốc phát huy tác dụng tối đa, bạn nên dùng theo đúng hướng dẫn.

Liều lượng:

Liều dùng thuốc phụ thuộc vào mục đích sử dụng, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và phản ứng của cơ thể với liều đầu tiên,… Do đó bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!

Liều dùng thông thường

  • Dùng 250mg/ lần, uống từ 2 – 3 lần/ ngày
  • Mỗi liều cách nhau 8 giờ đồng hồ
  • Có thể tăng liều gấp đôi đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng
  • Liều dùng tối đa: 4000mg

Liều dùng khi điều trị nhiễm trùng đường hô hấp

  • Dùng 250mg/ lần, uống từ 2 – 3 lần/ ngày
  • Mỗi liều cách nhau 8 giờ đồng hồ
  • Có thể tăng liều gấp đôi đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng

Liều dùng khi điều trị viêm tai giữa

  • Dùng 250mg/ lần, uống từ 2 – 3 lần/ ngày
  • Mỗi liều cách nhau 8 giờ đồng hồ
  • Có thể tăng liều gấp đôi đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng

Liều dùng khi điều trị nhiễm trùng da và mô mềm

  • Dùng 250mg/ lần, uống từ 2 – 3 lần/ ngày
  • Mỗi liều cách nhau 8 giờ đồng hồ
  • Có thể tăng liều gấp đôi đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng

Liều dùng khi điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng

  • Dùng 250mg/ lần, uống từ 2 – 3 lần/ ngày
  • Mỗi liều cách nhau 8 giờ đồng hồ
  • Có thể tăng liều gấp đôi đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng

Liều dùng cho trẻ em:

  • Liều lượng khuyến cáo hàng ngày là 20mg/ kg/ ngày
  • Chia thành 3 liều bằng nhau
  • Mỗi liều cách nhau 8 giờ đồng hồ

Nếu trẻ dùng thuốc để điều trị viêm tai giữa hoặc viêm họng, bạn có thể chia thành 2 liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 12 giờ đồng hồ.

Lưu ý: Thời gian điều trị nhiễm khuẩn do Streptococcus tan huyết beta kéo dài ít nhất 10 ngày.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Khi thuốc hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hại, bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý đúng cách.

7. Giá thành

  • Thuốc Ceplorvpc 125mg: 3.500 đồng/ gói
  • Thuốc Ceplorvpc 250mg: 2.500 đồng/ gói
  • Thuốc Ceplorvpc 375mg: 4.000 đồng/ viên
  • Thuốc Ceplorvpc 500mg: 7.500 đồng/ viên

Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ceplorvpc

1. Thận trọng

Sử dụng thuốc Ceplorvpc trong thời gian dài có thể gây viêm đại tràng giả mạc do vi khuẩn Clostridium difficile. Ngoài ra, cần thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân viêm đại tràng và người có tiền sử đường tiêu hóa.

Trong trường hợp phát sinh viêm đại tràng giả mạc, bạn sẽ bị tiêu chảy kéo dài. Lúc này, cần ngưng dùng Ceplorvpc và sử dụng các nhóm kháng sinh khác để cải thiện.

ceplorvpc 125
Cần ngưng dùng thuốc nếu triệu chứng tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày

Cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân có chức năng thận suy giảm nặng. Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 1 tháng tuổi.

Chưa có nghiên cứu cụ thể về phản ứng của thuốc đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn cần thông báo với bác sĩ tình trạng này để được cân nhắc việc sử dụng thuốc.

Cefaclor được thải trừ qua sữa mẹ. Tác động của thuốc có thể khiến trẻ bị ỉa chảy, nổi ban. Phụ nữ cho con bú nên trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Có khoảng 4% người dùng Ceplorvpc gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Trong đó ỉa chảy và ban da là hai triệu chứng phổ biến nhất.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Da: Ban da dạng sởi
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Toàn thân: Giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng tế bào lympho
  • Da: Nổi mề đay, ngứa
  • Tiêu hóa: Nôn mửa, buồn nôn
  • Tiết niệu – sinh dục: Viêm âm đạo, nấm Candida sinh dục, ngứa cơ quan sinh dục,…

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ, hội chứng Steven – Johnson, ban da mụn mủ toàn thân, hoại tử biểu bì nhiễm độc
  • Máu: Giảm tiểu cầu, thiếu máu tan huyết
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng giả mạc
  • Gan: Tăng enzyme gan, vàng da ứ mật và viêm gan
  • Thần kinh trung ương: Động kinh, bồn chồn, mất ngủ, đau đầu, kích động, lú lẫn, chóng mặt, ngủ gà và ảo giác
  • Thận: Tăng nhẹ ure huyết, tăng creatinin huyết thanh, viêm thận kẽ hồi phục
  • Xương khớp: Đau khớp

Chủ động thông báo với bác sĩ nếu xuất hiện tác dụng ngoại ý.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Ceplorvpc có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Probenecid: Làm tăng nồng độ cefaclor, khiến thuốc tăng tác dụng điều trị.
  • Thuốc kháng sinh aminoglycosid và thuốc lợi tiểu furosemid: Dùng kết hợp với cefaclor có thể tăng độc tính lên thận.
  • Thuốc chống đông máu warfarin: Gây tăng thời gian prothrombin, có thể gây chảy máu.

Ngoài ra người bệnh thiếu vitamin K (người ăn kiêng, hội chứng hấp thu kém), bệnh nhân suy thận có nguy cơ cao gặp phải tương tác thuốc. Nếu sử dụng warfarin và Ceplorvpc cho những đối tượng này, cần theo dõi thường xuyên thời gian porthrombin và điều chỉnh liều khi cần thiết.

ceplorvpc 250
Thông báo với bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra

Thông tin này chưa bao gồm tất cả những loại thuốc có khả năng tương tác với Ceplorvpc. Bạn cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu một liều, bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch.

Dùng thiếu liều không gây nguy hiểm, tuy nhiên tình trạng này có thể làm giảm tác dụng điều trị và khiến thời gian chữa bệnh kéo dài. Vì vậy, bạn nên dùng thuốc đều đặn theo tần suất được yêu cầu.

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như:

  • Buồn nôn
  • Đau thượng vị
  • Ỉa chảy
  • Nôn mửa

Nếu sử dụng gấp 5 lần liều thông thường, bác sĩ có thể rửa dạ dày và ruột để làm giảm hấp thu thuốc. Ngoài ra, cần hỗ trợ thông thoáng khí, bảo vệ đường hô hấp và truyền dịch để cải thiện các triệu chứng do quá liều.

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa mới nhất

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở không gian phía sau màng nhĩ. Bệnh có thể gây ảnh...

Viêm tai giữa chữa mãi không khỏi do 5 sai lầm sau đây

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiễm khuẩn gây viêm và tổn thương bộ phận tai giữa. Nếu mắc sai...

5 bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y nhiều người tin dùng

Hiện nay khá nhiều bệnh nhân đang áp dụng các bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng đông y và...

Có nên chữa viêm tai giữa bằng oxy già không?

Nhỏ Oxy già (Hydrogen peroxide) vào tai bị viêm là cách trị bệnh viêm tai giữa được nhiều người áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.