Thuốc Claminat có tác dụng gì ?

Thuốc Claminat được dùng để điều trị các vấn đề do vi khuẩn gây ra như viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, viêm đường tiết niệu, nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn hậu sản,… hoặc được sử dụng để dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật.

thuốc claminat 250mg
Thuốc Claminat được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe do vi khuẩn gây ra

  • Tên thuốc: Claminat
  • Phân nhóm: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm
  • Dạng bào chế: Viên nén dài bao phim, bột pha hỗn dịch uống

Những thông tin cần biết về thuốc Claminat

1. Thành phần

Thuốc Claminat có chứa các thành phần sau:

  • Amoxicilline trihydrate: Là kháng sinh nhóm aminopencillin, có phổ kháng khuẩn rộng. Hoạt chất này tác dụng lên hầu hết các vi khuẩn gram âm và một số vi khuẩn gram dương.
  • Clavulanate potassium: Là hoạt chất kháng sinh thường được dùng kết hợp với Amoxicilline.

Để biết bảng thành phần đầy đủ, bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì.

2. Chỉ định

Thuốc Claminat được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Áp xe phổi
  • Viêm màng phổi
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
  • Viêm xoang
  • Viêm amidan
  • Viêm tai giữa
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm thận – bể thận
  • Viêm bàng quang
  • Nhiễm khuẩn hậu sản
  • Nhọt
  • Lậu
  • Nhiễm khuẩn vết thương
  • Viêm tủy xương
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm khuẩn hậu phẫu
  • Sẩy thai nhiễm khuẩn
  • Viêm dây chằng
  • Dự phòng nhiễm khuẩn khi phẫu thuật

Claminat có thể được sử dụng với mục đích không được đề cập trong bài viết. Vui lòng trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết tác dụng đầy đủ của thuốc.

3. Chống chỉ định

Claminat chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Dị ứng với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Có tiền sử quá mẫn với nhóm kháng sinh penicillin
  • Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn

Để giảm thiểu rủi ro khi điều trị, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng bệnh lý và tiền sử dị ứng để được cân nhắc việc sử dụng Claminat.

Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi dùng Claminat, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác phù hợp hơn.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Claminat có các dạng bào chế và hàm lượng như sau:

Viên nén dài bao phim

  • Hàm lượng: 625mg, 1000mg (1g)
  • Quy cách: Hộp 2 vỉ x 7 viên

Bột pha hỗn dịch uống

  • Hàm lượng: 250mg/ 31.25mg, 250mg/ 62.5mg
  • Quy cách: Hộp 12 gói

5. Cách dùng – liều lượng

Cách dùng thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế, do đó bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

thuốc claminat có tác dụng gì
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc

Viên uống:

Uống thuốc trực tiếp với nước lọc, không dùng với các thức uống khác (sữa, nước ép trái cây, nước ngọt,…).

Nên nuốt trọn viên thuốc khi uống. Bẻ, nghiền hay hòa tan thuốc có thể làm tăng mức độ hấp thu và gây ra các phản ứng không mong muốn.

Bột pha hỗn dịch uống:

Pha thuốc với nước sôi để nguội, khuấy tan thuốc hoàn toàn và uống ngay sau đó. Không để thuốc đã pha quá lâu, điều này có thể ảnh hưởng đến tác dụng điều trị.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách sử dụng thuốc, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được giải đáp cụ thể. Tuyệt đối không dùng thuốc khi chưa rõ cách sử dụng.

Liều dùng:

Liều dùng thuốc được chỉ định dựa trên triệu chứng lâm sàng, độ tuổi, tình trạng sức khỏe,… Do đó bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều lượng và tần suất cụ thể.

Thông tin được đề cập trong bài viết chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!

Liều dùng dựa vào hàm lượng Amoxicilline có trong thuốc – Vui lòng đọc kỹ hàm lượng được in trên bao bì được khi sử dụng.

Trẻ từ 10 – 12 tuổi: Dùng 125 – 250mg/ lần, dùng 2 – 3 lần/ ngày. Mỗi liều cách 8 giờ đồng hồ

Trẻ từ 2 – 10 tuổi: Dùng 30 – 60mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống

Trẻ dưới 2 tuổi: Dùng 30 – 40mg/ kg/ ngày, chia thành 2 – 3 lần uống

Trẻ trên 12 tuổi và người lớn:

  • Nhiễm khuẩn nhẹ và vừa: Dùng 500mg/ lần, uống 2 lần/ ngày
  • Nhiễm khuẩn nặng: Dùng 500mg/ lần, dùng 3 liều/ ngày. Mỗi liều cách nhau 8 giờ đồng hồ

Nếu nhận thấy liều dùng thông thường không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc xem xét lại chẩn đoán ban đầu.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Không để thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Không sử dụng thuốc hết hạn, biến chất hoặc có dấu hiệu hư hại. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

7. Giá thành

Thuốc Claminat 250mg/ 31.25mg được bán với giá dao động từ 95 – 105.000 đồng/ hộp. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

Để biết giá thành chi tiết của thuốc, bạn nên liên hệ trực tiếp với nhân viên của nhà thuốc tây.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Claminat

1. Thận trọng

Bệnh nhân suy gan cần thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều. Sử dụng liều dùng thông thường có thể gây tổn thương lên cơ quan này.

Độ an toàn của thuốc chưa được xác định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro nếu sử dụng Claminat để điều trị.

thuốc bột claminat
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, nổi mề đay, hen phế quản,… nên thận trọng khi dùng Claminat. Để đề phòng các rủi ro phát sinh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Đối với trẻ dưới 40kg, bạn nên sử dụng thuốc bột pha hỗn dịch. Dùng thuốc dạng viên có thể khiến trẻ nôn ói sau khi uống.

Bệnh nhân cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với hoạt chất trong thuốc. Theo dõi chặt chẽ chức năng thận để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Claminat có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng. Khi phát sinh tác dụng ngoại ý, cần thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tiêu chảy
  • Nôn
  • Buồn nôn
  • Khó tiêu
  • Mề đay
  • Ban đỏ
  • Tăng men gan
  • Sốt
  • Đau khớp

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Viêm gan
  • Phát ban da nặng
  • Choáng váng
  • Nhức đầu
  • Vàng da ứ mật

Bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ không được đề cập trong bài viết nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc dùng thuốc sai cách. Trong trường hợp này, cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị khắc phục.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị tác dụng ngoại ý của Claminat.

3. Tương tác thuốc

Claminat có khả năng tương tác với những loại thuốc sau:

  • Thuốc chống đông máu đường uống: Dùng kết hợp với Claminat có thể kéo dài thời gian prothrombin. Trong trường hợp này, cần điều chỉnh liều dùng thuốc chống đông máu.
  • Allopurinol: Dùng kết hợp với Claminat có thể làm tăng nguy cơ phát ban da.
  • Thuốc tránh thai đường uống: Claminat ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột gây ra tình trạng tái hấp thu Estrogen và làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
  • Probenecid: Làm giảm khả năng thải trừ thuốc Claminat khiến nồng độ Amoxicillin trong máu tăng.

Ngoài ra, việc dùng thuốc Claminat có thể gây ảnh hưởng đến xét nghiệm Glucose trong nước tiểu.

thuốc claminat 250mg
Thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra

Thông tin trên chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Claminat. Do đó bạn cần thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu một liều, bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch.

Thuốc Claminat chỉ phát huy tác dụng tối đa khi được dùng đều đặn. Quên liều có thể khiến thuốc giảm tác dụng hoặc mất tác dụng hoàn toàn.

Khi dùng quá liều lượng khuyến cáo, bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu như nôn, tiêu chảy, đau bụng, buồn ngủ, bát ban, hôn mê, khó thở,… Ngay khi phát sinh những triệu chứng này, bạn cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay bệnh viện.

Các loại thực phẩm nên ăn và cần tránh khi bị viêm amidan

Để điều trị và phòng ngừa viêm amidan thì việc lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp là rất...

Bé bị viêm amidan tái phát nhiều lần phải làm gì?

Trẻ bị viêm amidan tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng viêm amidan mãn tính. Lúc đó,...

10 cách chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà hiệu quả, an toàn

Chữa viêm amidan cho trẻ tại nhà như thế nào luôn là mối bận tâm hàng đầu của nhiều quý...

Viêm amidan cấp: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Viêm amidan cấp khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu, đau rát ở họng, làm ảnh hưởng...

Cách Lấy Bã Đậu Amidan Đơn Giản Tại Nhà Loại Bỏ Triệt Để

Bã đậu amidan hình thành bên trong vòm họng và quanh amidan sẽ làm cho hơi thở có mùi hôi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.