Thuốc Cefaclor: Liều dùng, cách sử dụng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Cefaclor là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm tai giữa, các tổn thương ngoài da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp…

Thuốc Cefaclor dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
Thuốc Cefaclor dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
  • Tên hoạt chất: Cefaclor.
  • Tên thương hiệu: Raniclor, Ceclor, Bidiclor…
  • Nhóm thuốc: Cephalosporin
  • Dạng thuốc: Viên nhộng.

I/ Các thông tin về thuốc Cefaclor

1. Thành phần

Cefaclor monohydrat

2. Công dụng

Cefaclor được chỉ định để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, chẳng hạn như: Viêm tai giữa, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng đường hô hấp, các tổn thương da do nhiễm trùng,… Nó hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển của vi khuẩn.

Đây là một loại thuốc kháng sinh. Do đó nó sẽ không có tác dụng đối với các chứng bệnh do virus như cảm lạnh thông thường, cảm cúm… Do đó, hiểu rõ bản chất của thuốc sẽ giúp các bạn xác định được hướng sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn. Bởi lạm dụng thuốc kháng sinh không những sẽ làm cho hoạt tính chữa bệnh của chúng bị suy giảm mà còn gây hại cho sức khỏe của người bệnh.

3. Dạng thuốc

  • Viên nhộng – 250mg.
  • Viên nhộng – 500mg.

4. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng, tình trạng bệnh lý và các điều kiện y tế liên quan đến bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và thời gian dùng thuốc phù hợp. Thông thường, Cefaclor sẽ được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Liều dùng dành cho người lớn: Uống 250 – 500mg/lần. Dùng nhiều lần, lần dùng sau cách lần dùng trước 8 giờ đồng hồ.
  • Trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi: Sử dụng 20 – 40mg/kg/ngày. Chia lượng thuốc trên thành nhiều lần dùng trong ngày, lần dùng sau cách lần dùng trước từ 8 -12 giờ. Lưu ý là không được dùng thuốc quá 1gram /ngày.
  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Cefaclor không chỉ định cho đối tượng này.

5. Cách sử dụng

Để đảm bảo dùng thuốc đúng cách, bạn cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng khi chưa có sự chỉ định.
  • Chỉ được dùng thuốc bằng đường uống.
  • Nên uống thuốc sau khi ăn khoảng 30 phút nếu như bạn bị đau dạ dày.
  • Nếu sau khi sử dụng hết liều lượng và thời gian đã được quy định mà thấy bệnh vẫn không khỏi hoặc có biểu hiện nặng thêm, bạn hãy ngưng dùng thuốc và tìm gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm với của trẻ e.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 15 – 30ºC. Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không lưu trữ hoặc sử dụng các loại thuốc đã cũ hoặc đã hết hạn sử dụng.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefaclor

Sử dụng thuốc Cefaclor tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều các tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Cefaclor tiềm ẩn nguy cơ mắc nhiều các tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Cefaclor có thể gây ra rất nhiều các tác dụng phụ cho người sử dụng. Các vấn đề mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Đau dạ dày.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Vàng da và mắt.
  • Nước tiểu bị sẫm màu.
  • Cơ thể dễ bị bầm tím và chảy máu.
  • Các biểu hiện của nhiễm trùng như đau họng, sốt.
  • Thay đổi tâm trạng và tinh thần.

Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng khi uống Cefaclor bạn cũng có nguy cơ mắc các vấn đề nghiêm trọng về đường ruột, vì một số vi khuẩn có khả năng kháng thuốc hoạt động gây hại.  Điều này có thể xảy ra ngay cả khi đang trong quá trình điều trị hoặc sau khi ngưng thuốc khoảng 1 vài tuần, thậm chí là vài tháng. Nếu không may mắc phải tình trạng này, bạn không được tự ý sử dụng bất cứ một loại thuốc nào để chữa trị mà cần báo ngay cho các bác sĩ nếu thấy xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Bị chuột rút.
  • Có máu hoặc chất nhầy lẫn trong phân.

Với các trường hợp dùng thuốc trong thời gian dài hoặc dùng lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn có thể sẽ bị nhiễm nấm vùng miệng và vùng âm đạo. Hãy thông báo với các bác sĩ nếu thấy trong miệng xuất hiện các mảng trắng hoặc vùng âm đạo thay đổi dịch tiết.

Ngoài các biểu hiện bất thường đã được nêu ở trên, bạn cần liên hệ với các trung tâm y tế để được xử lý ngay lập tức nếu thấy cơ thể có biểu hiện của các phản ứng dị ứng như:

  • Ngứa.
  • Phát ban.
  • Sưng miệng, lưỡi, cổ họng.
  • Đau khớp bất thường.
  • Khó thở.

Trên đây là một danh sách không đầy đủ các tác dụng phụ của thuốc, tùy vào từng đối tượng mà bạn có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nữa. Hãy trao đổi với các bác sĩ về vấn đề này để biết thêm thông tin.

2. Thận trọng

Bạn tuyệt đối không được dùng thuốc nếu cơ thể bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong Cefaclor. Ngoài ra, cần thông báo với các bác sĩ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Bị dị ứng với penicillin hoặc các loại kháng sinh khác thuộc nhóm cephalosporin.
  • Mắc vấn đề về thận.
  • Bị các bệnh lý về đường ruột như viêm đại tràng, đau dạ dày…
  • Đã hoặc đang có ý định tiêm chủng các loại vắc – xin, đặc biệt là vắc – xin điều trị hoặc phòng chống bệnh thương hàn.
  • Đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc

Các loại thuốc có thể tương tác với Cefaclor bao gồm:

+ Tương tác nghiêm trọng: 

+ Tương tác vừa phải: 

  • Bazedoxifene.
  • Ethinylestradiol.
  • Estradiol.
  • Probenecid.
  • Mestranol.
  • Natri picosulfate.
  • Warfarin.

+ Tương tác nhẹ:

  • Cloramphenicol.
  • Furosemide.
  • Sulfasalazine.
  • Piroxicam

Do dùng đồng thời nhiều loại thuốc cùng một lúc có thể làm giảm đi hiệu quả của thuốc, làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì thế,  trước khi sử dụng Cefaclor, hãy thông báo với các bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả các loại vitamin và thảo dược.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Nếu dùng thiếu liều, hãy dùng bổ sung liều đã quên ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp gần đến thời gian dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều cũ. Không được tự ý tăng gấp đôi liều để bù lại.
  • Dùng quá liều: Gọi ngay cho các trung tâm y tế để được cấp cứu khẩn cấp nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Tổng hợp mẹo chữa viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian

Với những phiền toái mà bệnh viêm phế quản gây ra như cảm giác khó chịu, ho, tức ngực... khiến...

Người lớn bị viêm amidan có nên cắt không?

Người lớn bị viêm amidan có nên cắt hay không?

Người lớn bị viêm amidan có nên cắt không là câu hỏi của nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không

Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương pháp dân gian được nhiều người bệnh tin tưởng và...

Phương pháp nạo VA: Khi nào cần thực hiện và lưu ý điều gì?

Nạo VA là phẫu thuật loại bỏ VA bị viêm nhằm cải thiện các triệu chứng như sổ mũi, sốt,...

Làm thế nào để lấy lại giọng nói khi bị viêm thanh quản?

Mất giọng là triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm thanh quản. Tình trạng này kéo dài sẽ gây cản...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.