Cách sử dụng và liều lượng thuốc Cefotaxim

Thuốc Cefotaxim là kháng sinh thế hệ 3 của nhóm cephalosporin. Thuốc được sử dụng trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, viêm xoang, viêm phổi, bệnh thương hàn,… và dự phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ tuyến tiền liệt, sinh mổ, nội soi,…

Thuốc Cefotaxim
Thuốc Cefotaxim là kháng sinh thế hệ 3 nhóm cephalosporin

  • Tên thuốc: Cefotaxim
  • Tên khác: Cefotaxime
  • Nhóm thuốc: Thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng nấm, virus và ký sinh trùng

Những thông tin cần biết về thuốc Cefotaxim

1. Tác dụng

Cefotaxim là kháng sinh thế hệ 3 nhóm cephalosporin. Đây là hoạt chất có phổ kháng khuẩn rộng và có tác dụng mạnh hơn với vi khuẩn gram âm so với kháng sinh thế hệ 1 và 2. Tuy nhiên, Cefotaxim lại ít nhạy cảm hơn với vi khuẩn gram dương so với cephalosporin thế hệ 1.

cefotaxime thế hệ mấy
Cấu trúc hóa học của hoạt chất Cefotaxim

Cefotaxim nhạy cảm với những vi khuẩn sau: E. coli, Salmonella, Citrobacter diversus, K. oxytoca,  các chủng Streptococcus, Haemophilus spp, Clostridium perfringens, Pasteurella multocida, Corynebacterium diphteriae, Morganella morganii, Klebsiella pneumonia, Peptostreptococcus, Serratia, Borrellia burgdorferi,…

Thuốc Cefotaxim chuyển hóa qua gan, thải trừ chủ yếu qua đường tiểu. Cefotaxim cũng có thể tồn tại ở mật và phân với nồng độ cao.

2. Chỉ định

Thuốc Cefotaxim được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Áp xe não
  • Viêm màng trong tim
  • Bệnh lậu
  • Nhiễm khuẩn nặng trong ổ bụng (dùng để phối hợp với Metronidazole)
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes)
  • Viêm phổi
  • Bệnh thương hàn
  • Dự phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ tuyến tiền liệt, sinh mổ, nội soi,…
  • Viêm tai giữa
  • Viêm phế quản
  • Viêm xoang
  • Nhiễm khuẩn đường niệu sinh dục
  • Viêm ruột lỵ trực khuẩn

Thuốc Cefotaxim còn được dùng trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm khác. Trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với chỉ định không được đề cập trên bao bì thuốc.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Cefotaxim cho những trường hợp sau:

  • Quá mẫn với bất cứ thành phần nào trong thuốc.
  • Từng dị ứng với nhóm kháng sinh cephalosporin.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Cefotaxim có những dạng bào chế và hàm lượng sau:

  • Bột pha tiêm: 0.5g, 1g, 2g kèm ống dung môi để pha.
  • Hỗn dịch tiêm: 250mg, 500mg, 1g.

Thuốc Cefotaxim có thể có những hàm lượng khác không được đề cập trong bài viết. Trao đổi với dược sĩ nếu bạn muốn biết đầy đủ hàm lượng của loại thuốc này.

Tham khảo thêm: Thuốc Ceplorvpc – Cách dùng và liều lượng

5. Cách dùng – liều lượng

Vì thuốc Cefotaxim được bào chế ở đường tiêm nên nhân viên y tế sẽ thực hiện tiêm thuốc cho bệnh nhân. Tuyệt đối không tự ý tiêm thuốc tại nhà – trừ trường hợp được bác sĩ hướng dẫn cách tiêm và cho phép tự dùng thuốc. Thuốc Cefotaxim thường được tiêm/ truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu.

Thuốc Cefotaxim thường được tiêm/ truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu
Thuốc Cefotaxim thường được tiêm/ truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp sâu

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành:

  • Dùng 2 – 6g/ ngày, chia thành 2 – 3 lần
  • Có thể tăng lên 12g/ ngày trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng, chia thành 3 – 6 lần tiêm tĩnh mạch.
  • Nếu dùng trong nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), cần dùng trên 6g/ ngày.

Liều dùng thông thường cho trẻ em:

  • Dùng 100 – 150mg/ kg cho trẻ nhỏ, dùng 50mg/ kg cho trẻ sơ sinh, chia thành 2 – 4 lần tiêm.
  • Tăng liều lên 200mg/ kg cho trẻ nhỏ, dùng 100 – 150mg/ kg đối với trẻ sơ sinh trong trường hợp cần thiết.

Liều dùng thông thường khi điều trị bệnh lậu

  • Dùng 1g/ lần
  • Chỉ dùng 1 liều duy nhất

Liều dùng thông thường khi dự phòng nhiễm khuẩn sau mổ

  • Dùng 1g/ lần, tiêm trước khi thực hiện phẫu thuật từ 30 – 90 phút.
  • Trong trường hợp sinh mổ, cần tiêm 1g vào tĩnh mạch và tiêm liều tiếp theo sau 6 – 12 giờ sinh.

Sau liều dùng tấn công ban đầu, cần giảm liều dần. Tuy nhiên vẫn giữ nguyên tần suất sử dụng thuốc trong một ngày (liều duy trì tối đa: 2g). Cần giảm liều ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận có mức độ nặng.

Thời gian sử dụng thuốc được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không ngưng thuốc sớm hơn dự định – ngay cả khi triệu chứng đã dứt điểm. Điều này có thể khiến vi khuẩn phát triển và tái phát bệnh.

6. Bảo quản Thuốc Cefotaxim

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nơi ẩm thấp. Không sử dụng dung dịch hoặc bột pha tiêm bị vẩn đục, ẩm mốc hoặc có mùi lạ.

7. Giá Thuốc Cefotaxim

Hiện thuốc cefotaxim đang được bán trên thị trường với mức giá như sau:

  • Giá mua lẻ: 18.000 VND/ lọ
  • Mua hộp: 157.000 VND/ hộp/ 10 lọ

Tham khảo thêm: Thuốc kháng sinh Xorimax 500mg: liều dùng và lưu ý khi sử dụng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefotaxim

1. Thận trọng

Các chế phẩm Cefotaxim có chứa lidocain không được dùng để tiêm tĩnh mạch, chỉ được sử dụng để tiêm bắp.

Cân nhắc khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân từng có tiền sử dị ứng kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin và các nhóm kháng sinh khác. Có khoảng 5 – 10% trường hợp xảy ra tình trạng dị ứng chéo giữa penicillin và Cefotaxim.

Theo dõi chức năng thận khi sử dụng Cefotaxim với những loại thuốc gây độc cho thận. Hoạt động của thuốc Cefotaxim có thể gây ra kết quả sai lệch trong xét nghiệm ở đường niệu, kiểm tra Coombs,…

cefotaxime thuộc nhóm kháng sinh nào
Cân nhắc trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai

Thuốc Cefotaxim có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng tăng trưởng của thai nhi. Vì vậy không tự ý sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai.

Cefotaxim đi qua sữa mẹ với nồng độ thấp, do đó có thể sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên cần cân nhắc khi trẻ có dấu hiệu nổi ban, tưa và ỉa chảy.

2. Tác dụng phụ của Cefotaxim

Thuốc Cefotaxim có thể gây ra các tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng. Xem xét mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ
  • Ỉa chảy
  • Phản ứng viêm và đau tại chỗ tiêm

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Giảm bạch cầu ưa eosin
  • Bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Phản ứng quá mẫn
  • Sốc phản vệ
  • Thiếu máu tan huyết
  • Giảm bạch cầu hạt
  • Tăng bilirubin và enzyme của gan trong huyết tương
  • Giảm tiểu cầu
  • Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile

Để hạn chế viêm tĩnh mạch do tiêm thuốc nên truyền tĩnh mạch với tốc độ chậm. Để giảm đau do tiêm thuốc qua bắp, nên pha thêm thuốc gây tê lidocain hoặc sử dụng chế phẩm thương mại Cefotaxim có chứa thành phần gây tê.

Ngưng thuốc và báo với bác sĩ nếu nhận thấy những tác dụng phụ nghiêm trọng như viêm đại tràng có màng giả, phản ứng quá mẫn,…

3. Tương tác thuốc

Tránh sử dụng Cefotaxim với những loại thuốc sau đây:

thuốc cefotaxim
Tránh sử dụng Cefotaxim với kháng sinh polymyxin, kháng sinh nhóm Aminoglycoside, Cyclosporin,…
  • Kháng sinh nhóm polymyxin và aminoglycoside: Sử dụng Cefotaxim với kháng sinh nhóm polymyxin (Colistin) và aminoglycoside có thể gây tổn thương thận.
  • Ureido – penicillin (Mezlocilin và Azlocilin): Những loại thuốc này ức chế khả năng thanh thải của Cefotaxim. Cần giảm liều thuốc Cefotaxim nếu sử dụng phối hợp.
  • Penicillin: Sử dụng penicillin với Cefotaxim có thể gây ra cơn động kinh và những vấn đề về não.
  • Cyclosporin: Cefotaxim làm tăng độc tính của Cyclosporin với thận.

4. Quá liều và cách xử lý

Trong trường hợp dùng Cefotaxim liều cao trong thời gian dài có thể gây tiêu chảy kéo dài (dấu hiệu của viêm đại tràng có màng giả), cần ngưng sử dụng Cefotaxim và thay thế bằng một loại kháng sinh khác.

Nếu quá liều cấp tính, bệnh nhân có thể bị ngộ độc Cefotaxim. Trong trường hợp này có thể thẩm phân máu nhằm làm giảm nồng độ thuốc trong máu và điều trị triệu chứng.

Có thể bạn quan tâm

7 mẹo chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian là phương thuốc được ông bà xưa sử dụng và lưu...

Bệnh viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời, sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mắc bệnh viêm tai giữa có nguy cơ bị điếc không?

Bệnh viêm tai giữa nếu không kịp trời điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trong...

Trẻ bị viêm tai giữa có nên rửa mũi bằng ống xi lanh không?

Tai - mũi - họng là là các cơ quan thông với nhau. Bất kỳ sự tổn thương trong cơ...

Viêm tai giữa ở trẻ em: Thông tin, chẩn đoán và điều trị

Có khoảng 75% trẻ em sẽ bị viêm tai giữa ít nhất một lần từ khi chúng bắt đầu đi...

Có nên chữa viêm tai giữa bằng oxy già không?

Nhỏ Oxy già (Hydrogen peroxide) vào tai bị viêm là cách trị bệnh viêm tai giữa được nhiều người áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *