Thuốc Omeprem có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Omeprem được chỉ định để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản. Điển hình là chứng trào ngược dạ dày thực quản hoặc viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng, khó nuốt và ngăn ngừa ung thư thực quản.

Thuốc Omeprem
Thuốc Omeprem có thành phần chính là Omeprazole được dùng để điều trị bệnh lý về dạ dày và thực quản
  • Tên biệt dược: Omeprazole
  • Phân loại thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

Những thông tin cần biết về Omeprem

Thuốc Omeprem thuốc nhóm thuốc ức chế bơm proton có tác dụng ức chế sự bài tiết axit của dạ dày. Thuốc có bán ở các hiệu thuốc với giá là 52.000 đồng cho một hộp, 7 viên. Tuy nhiên, giá sẽ có sự chênh lệch tại các điểm tiêu thụ khác nhau.

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…

1. Thành phần

Thuốc ức chế tiết axit dạ dày Omeprem được cấu tạo từ Omeprazole và một số hoạt chất khác.

Omeprazole được chỉ định một liều duy nhất vào giai đoạn cuối của việc tiết axit ở dạ dày để ức chế nhanh sự tiết dịch vị do bất cứ nguyên nhân nào gây ra.

Omeprazole sẽ làm giảm lượng axit tiết ra ở dạ dày trong một thời gian dài. Nhưng nó sẽ trở lại bình thường sau một thời gian ngưng thuốc. Sau 5 ngày ngưng thuốc, dịch vị sẽ tiết lại bình thường nhưng không có sự tiết axit. Điều này có thể gây ra một số thay đổi không mong muốn, do đó hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng thích hợp.

2. Chỉ định

thuốc dạ dày omepre
Thuốc dạ dày Omepre được chỉ định để điều trị bệnh lý như ợ nóng, khó nuốt,…

Thuốc Omeprem được chỉ định để điều trị một số chứng bệnh như:

  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày tá tràng
  • Viêm thực quản do trào ngược axit
  • Hội chứng Zollingger – Ellison
  • Ợ nóng, khó nuốt và ho dai dẳng
  • Ngăn ngừa ung thư thực quản

Một số công dụng và chỉ định khác của thuốc có thể không được liệt kê trong bài viết này. Do đó, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc cần sử dụng thuốc với mục đích khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nhân viên y tế.

3. Chống chỉ định

Không dùng thuốc Omeprem cho người mẩn cảm với Omeprazole hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý thêm liều hoặc bỏ liều mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn của nhân viên y tế.

thuoc omeprem 20 mg
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc chỉ định của bác sĩ

Cách dùng:

  • Uống thuốc qua đường miệng theo liệu trình của bác sĩ, thường là mỗi ngày một lần, trước bữa ăn.
  • Không nghiền nát, nhai hoặc cắn viên thuốc trước khi uống. Nuốt toàn bộ viên thuốc với một ly nước đầy. Không uống thuốc với rượu, nước có gas hay chất kích thích.
  • Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc kháng axit để dùng kèm Omeprem.

Liều dùng:

Loét dạ dày tá tràng: 20 mg / lần / ngày. Dùng liên tục từ 2 đến 4 tuần.

Loét dạ dày phát triển: 20 mg / lần / ngày, dùng trong 4 đến 8 tuần.

Hội chứng Zollinger – Ellison:

  • Liều dùng ban đầu: 60 mg / lần / ngày.
  • Liều lượng duy trì: Tùy vào mức độ hấp thụ và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, liều dùng phổ biến là 80 mg / 2 lần / ngày.

Viêm thực quản do trào ngược axit dạ dày: 20 mg / lần / ngày, dùng trong 4 tuần.

5. Cách bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp. Nhiệt độ trung bình từ 20 đến 25 độ C. Không lưu trữ thuốc trong phòng tắm hoặc nơi có độ ẩm cao.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Không vứt thuốc trong nhà vệ sinh hoặc đổ chúng xuống cống trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy. Khi thuốc hết hạn hoặc khi bạn không có nhu cầu sử dụng thuốc thì hãy vứt thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Không đưa thuốc của bạn cho ai khác, kể cả khi bạn nhận thấy họ có các triệu chứng giống bạn.

Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và thuốc đặc trị

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Omeprem

1. Thận trọng

thuốc Omeprem
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Omeprem

Giống như một số loại thuốc kháng tiết dịch vị khác, Omeprem có thể khiến vi khuẩn của dạ dày phát triển dễ dàng do sự giảm dung tích của axit và dịch vị. Lưu ý một số vấn đề trước khi dùng thuốc:

  • Không nên sử dụng thuốc Omeprem để điều trị bệnh dài hạn vì hiện nay vẫn chưa có đủ tài liệu về lợi ích của nó cao hơn rủi ro mang lại.
  • Nhiều nghiên cứu trên động vật cho thấy có những khối u dạ dày dạng ung thư đã được phát hiện khi dùng Omeprem liều cao trong thời gian dài.
  • Nếu bạn có vết loét dạ dày ác tính hoặc khối u trong dạ đay hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
  • Ở những người có bệnh lý về gan, thuốc Omeprem có sự đào thải chậm hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, vẫn chưa phát hiện có sự tích lũy Omeprem hoặc các chất chuyển hóa trong cơ thể người dùng.
  • Không dùng thuốc Omeprem cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Omeprem.
  • Người lớn tuổi và trẻ em có thể khá nhạy cảm với Omeprem. Do đó hãy hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho đối tượng này.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ có thể xảy ra đối với cá nhân không thể dung nạp thuốc. Trong một số trường hợp, tác dụng phụ sẽ mất sau một vài giờ hoặc một vài ngày. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài hoặc có dấu hiệu chuyển biến xấu hãy gọi cho bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn kịp thời.

Tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Giảm nồng độ magie trong máu: Nhịp tim nhanh, chậm bất thường, tim co thắt, hồi hợp.
  • Có dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ như: Phát ban ở hai bên má, đau khớp hoặc vai.
  • Bệnh đường ruột nghiêm trọng như: Tiêu chảy kéo dài, đau bụng hoặc đau dạ dày, chuột rút, sốt, có máu hoặc chất nhầy ở trong phân.
  • Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng khác có thể xảy ra bao gồm: Chóng mặt, khó thở, có dấu hiệu suy thận như đi tiểu bất thường.
  • Hiếm khi thuốc Omeprem gây ra tình trạng thiếu vitamin B12. Tuy nhiên, nguy cơ có thể tăng lên nếu bạn sử dụng thuốc trong một thời gian dài. Các triệu chứng thiếu vitamin B12 bao gồm: Cơ bắp yếu bất thường, đau hoặc tê lưỡi, ngứa ran ở lòng bàn tay hoặc bàn chân.

Nếu nhận thấy dấu hiệu dị ứng thuốc hoặc tác dụng phụ nghiêm trọng, kéo dài thì bạn cần ngưng thuốc và thông báo cho bác sĩ.

Danh sách này không chứa tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Omeprem. Do đó, nếu bạn nhận thấy các phản ứng không được liệt kê ở trên, hãy liên hệ với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Đây không phải là danh sách tất cả các loại thuốc có thể tương tác với Omeprem. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin và viên uống thảo dược.

Một số thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Omeprem bao gồm:

Omeprem sẽ làm giảm axit dạ dày do đó một số sản phẩm cần axit này sẽ bị thay đổi tác dụng khi dùng chung với Omeprem. Do đó, tránh dùng Omeprem cùng với:

  • Atazanavir
  • Erlotinib
  • Rilpivirine
  • Một số thuốc chống nấm Azole như Itraconazole,…

Không dùng Omeprem cùng với Esomeprazole, vì hai loại thuốc này có tác dụng giống nhau.

Omeprem có thể can thiệp vào một số xét nghiệm làm sai lệch kết quả. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ và kỹ thuật viên trước khi thực hiên xét nghiệm.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 giới thiệu bài thuốc ĐÔNG Y đặc trị bệnh dạ dày tại THUỐC DÂN TỘC

4. Cách xử lý khi quên liều hoặc quá liều

Quên liều:

Nếu bạn quên một liều, hãy uống nó ngay khi bạn nhớ ra. Trong trường hợp đã sắp đến thời điểm sử dụng liều tiếp theo, hãy cho qua liều đã quên và dùng thuốc theo đúng lịch trình thông thường.

Không được sử dụng gấp đôi liều để bù vào phần đã quên.

Quá liều:

Thông thường quá một liều thuốc sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nếu họ có các triệu chứng nghiêm trọng thì hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Các triệu chứng quá liều nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Đổ mồ hôi bất thường
  • Mờ mắt
  • Nhịp tim nhanh bất thường
  • Khó thở
  • Ngất xỉu

Khi đến bệnh viện hãy mang theo toa thuốc hoặc vỏ thuốc mà người bệnh đã sử dụng.

Xem thêm: 

Click xem thêm

Hội tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành về YHCT cùng bài thuốc chất lượng "có một không hai", Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp cho khoảng 4000 lượt người bệnh thoát khỏi các chứng đau dạ dày trào ngược chỉ từ 1 - 3 tháng. Đơn vị hiện đang được tin tưởng rất nhiều.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.