Cefazolin
Thuốc Cefazolin là một loại kháng sinh hoạt động bằng cách ngăn chặn sự phát triển của virus gây bệnh. Vì vậy nó có tác dụng điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên.
- Tên biệt dược: Cefazolin.
- Tên hoạt chất: Cefazolin.
- Nhóm thuốc: thuốc kháng sinh.
- Dạng thuốc: dung dịch và dạng bột tiêm.
Thông tin về thuốc Cefazolin
1/ Công dụng của thuốc
Thuốc Cefazolin được dùng để điều trị một số bệnh như:
- Nhiễm trùng do vi khuẩn gồm da, xương, khớp, bộ phận sinh dục, máu, van tim, đường hô hấp, đường mật và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Thuốc còn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh liền cầu khuẩn nhóm B vào thời gian sinh nở và trước khi phẫu thuật.
Thuốc không có tác dụng đối với những trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm virus.
2/ Cơ chế hoạt động
Thuốc Cefazolin có khả năng ức chế sinh tổng hợp thành tế bào bằng cách gắn các protein liên kết penicillin làm ngừng tổng hợp peptidoglycan. Protein liên kết với penicillin là các protein xúc tác tác cho giai đoạn cuối của quá trình tổng hợp peptidoglycan để duy trì thành tế bào. Việc thiếu sự tổng hợp thành tế bào này sẽ làm cho các loại vi khuẩn làm phá vỡ thành tế bào. Thuốc Cefazolin có khả năng tiêu diệt vi khuẩn cao hơn là ức chế sự phát triển của nó.
3/ Chống chỉ định
Thuốc Cefazolin này không được sử dụng cho những người bị dị ứng với các thành phần của thuốc.
Những người bị bệnh thận hoặc đang chạy thận nhân tạo cần điều chỉnh liều lượng sao cho hợp lý để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người bị rối loạn co giật nên cân nhắc và sử dụng thuốc thận trọng để không gây nên tác dụng phụ.
Thuốc có thể sử dụng khi đang mang thai vì các nghiên cứu cho thấy nó an toàn đối với thai nhi và mẹ. Tuy nhiên, ở những phụ nữ đang cho con bú nên cân nhắc sử dụng vì thuốc có thể truyền vào sữa mẹ.
Tham khảo thêm: Thuốc Quinrox có tác dụng gì?
4/ Cách sử dụng thuốc
Thuốc Cefazolin có ở dưới dạng thuốc tiêm được sử dụng để tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc tiêm vào cơ (tùy trường hợp bệnh nhân). Thông thường cứ sau 6, 8 hoặc 12 giờ thuốc sẽ được tiêm một liều.
Thuốc có thể được tiêm tại bệnh viện hoặc tiêm ở nhà, nếu bạn tiêm thuốc ở nhà nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc tham khảo đúng hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
Trước khi sử dụng bạn hãy kiểm tra xem thuốc có bị đổi màu, có hiện tượng khác lạ hay có quá hạn sử dụng không.
Thời gian điều trị nên tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, thực hiện tiêm thuốc đầy đủ liều lượng. Không nên ngưng sử dụng thuốc khi các triệu chứng bệnh được cải thiện mà thời gian điều trị vẫn còn vì nó sẽ làm cho tình trạng nhiễm trùng quay trở lại.
5/ Liều lượng sử dụng
Liều lượng sử dụng thuốc Cefazolin được đưa ra như sau:
Nhiễm trùng từ trung bình đến nặng:
- Tiêm 0,5 – 1g vào tĩnh mạch sau 6 – 8 giờ.
Nhiễm trùng cầu khuẩn nhẹ:
- Người lớn: tiêm vào tĩnh mạch 250 – 500mg sau 8 giờ.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em: tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ bắp 25 – 100 mg/kg/ cách nhau 6 – 8 giờ. Không được tiêm quá 6g/ ngày.
- Trẻ sơ sinh dưới 28 ngày:
- Dưới 7 ngày: 40mg/ ngày tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ bắp, mỗi lần tiêm cách nhau 12 giờ.
- Lớn hơn 7 ngày (ít hơn 2kg): 40mg/ ngày tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ bắp, mỗi lần tiêm cách nhau 12 giờ.
- Lớn hơn 7 ngày (lớn hơn 2kg): 60mg/ ngày tiêm vào tĩnh mạch hoặc cơ bắp, mỗi lần tiêm cách nhau 12 giờ.
Viêm túi mật nhẹ đến trung bình:
- Tiêm vào tình mạch 1 – 2g thuốc sau 8 giờ, tiêm trong 4 -7 ngày.
Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng:
- Tiêm vào tĩnh mạch 1g, mỗi lần tiêm cách nhau khoảng 12 giờ.
6/ Bảo quản thuốc
Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, không nên để thuốc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc khu vực có nhiệt độ cao. Hãy cất thuốc cẩn thận, tránh xa tầm với của trẻ em và các vật nuôi.
Có thể bạn muốn biết: Thuốc Yspuripax điều trị các bệnh về đường tiết niệu
Lưu ý khi sử dụng thuốc Cefazolin
1/ Khuyến cáo khi dùng
Trước khi tiêm thuốc Cefazolin bạn nên:
- Báo cho bác sĩ của mình biết nếu bạn bị dị ứng với Cefazolin, các kháng sinh carbapenem; các loại kháng sinh cephalosporin khác như cefaclor, cefadroxil, cefdinir, cefdiren, cefdiren , Tazicef, ceftibuten, ceftriaxone, cefuroxime và cephalexin ; kháng sinh penicillin; hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
- Nên hỏi bác sĩ về các thành phần của thuốc để xem mình có dị ứng không.
- Nếu bạn đang sử dụng bất kì một loại thuốc nào cũng nên nói cho bác sĩ của mình biết để được kê toa phù hợp.
- Thông báo cho bác sĩ của mình biết nếu bạn đang mắc các bệnh về hệ tiêu hóa hoặc bệnh thận.
Trước khi bắt đầu một xét nghiệm nào đó bạn hãy nói cho bác sĩ biết mình đang tiêm thuốc Cefazolin.
2/ Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc Cefazolin có thể bạn sẽ phải gặp một trong những tác dụng phụ sau đây:
- Ngứa bộ phận sinh dục.
- Xuất hiện mảng trắng trong miệng.
- Ăn không ngon.
- Ợ nóng, ợ hơi.
- Buồn nôn.
- Chóng mặt.
- Tiêu chảy.
- Trí nhớ suy giảm.
- Cơ thể mệt mỏi, yếu đuối.
- Buồn ngủ.
- Đau, sưng hoặc chảy máu ở vùng tiêm thuốc.
- Đi ngoài có máu hoặc phân lỏng.
- Co thắt dạ dày hoặc sốt khi khi điều trị và sau khi điều trị.
- Xuất hiện các triệu chứng phát ban, ngứa, đỏ da…
- Khó thở hoặc khó nuốt.
- Phồng rộp, bong tróc da.
- Sưng phù ở chân và bàn chân.
- Vàng da hoặc vàng mắt.
- Ngất xỉu.
Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào bên trên bạn hãy ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc Vesicare: Công dụng, liều dùng và cách sử dụng
3/ Tương tác thuốc
Thuốc Cefazolin có tương tác nhẹ với các loại thuốc sau đây:
- Aspirin / axit citric / natri bicarbonate.
- Biotin.
- Cloramphenicol.
- Furosemide.
- Ketorolac intranasal.
- Pyridoxine (thuốc giải độc).
- Sulfasalazine.
- Rose hips.
Thuốc Cefazolin có tương tác vừa phải với các loại thuốc sau đây:
- Bazedoxifene/conjugated estrogens.
- Dienogest/estradiol valerate.
- Estradiol.
- Ethinylestradiol.
- Probenecid.
- Sodium picosulfate/magnesium oxide/anhydrous citric acid.
Thuốc Cefazolin có tương tác nghiêm trọng với các loại thuốc sau đây:
- Antithrombin alfa.
- Antithrombin III.
- Argatroban.
- Bcg vaccine live.
- Bvalirudin.
- Cholera vaccine.
- Dalteparin.
- Enoxaparin.
- Fondaparinux.
- Heparin.
- Lepirudin.
- Tinzaparin.
- Typhoid vaccine live.
- Warfarin.
Vì vậy, trước khi muốn sử dụng thuốc Cefazolin hoặc bất cứ loại thuốc nào khác bạn nên nói cho bác sĩ biết các loại thuốc mà mình đang sử dụng để được kê đơn hợp lý.
4/ Giá thuốc Cefazolin
Thuốc Cefazolin hiện nay được bán tại một số nhà thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 32.000 đồng một lọ 1g.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Cefazolin, nếu bạn muốn sử dụng thuốc để điều trị bệnh hãy đến bác sĩ để được thăm khám và tư vấn chính xác cách dùng.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Medofalexin có công dụng gì?
- Thuốc Klamentin chữa bệnh gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!