Thuốc Quinrox có tác dụng gì?

Quinrox là thuốc kháng sinh bán tổng hợp, có phổ kháng khuẩn rộng, thuộc nhóm Quinolon. Thuốc thường được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc phòng ngừa các bệnh nghi ngờ là do virus gây ra.

thuốc quinrox 500
Thuốc Quinrox được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng

  • Tên biệt dược: Quinrox
  • Phân loại thuốc: Thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus, nấm
  • Dạng bào chế: Thuốc tiêm truyền tĩnh mạch

Những thông tin cần biết về Quinrox

Thuốc Quinrox được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần dược phẩm TW1 (Pharbaco), Việt Nam. Hiện tại thuốc được phân phối chính thức tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

1. Thành phần

Thuốc Quinrox được cấu tạo từ hoạt chất chính là Ciprofloxacin.

Ciprofloxacin là một loại kháng sinh còn được gọi là chất ức chế DNA girase. Ciprofloxacin có tác dụng với các loại vi khuẩn kháng kháng sinh (aminoglycosid, cephalosporin, tetracyclin, penicilin,….). Do đó, Ciprofloxacin được xem là kháng sinh mạnh nhất trong nhóm Quinolon.

2. Chỉ định

Nhờ vào hoạt chất Ciprofloxacin mà thuốc Quinrox được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như:

  • Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng mắt
  • Bệnh thận hoặc đường tiết niệu
  • Bệnh lý ở cơ quan sinh dục bao gồm lậu, viêm phần phụ, viêm tuyến tiền liệt
  • Nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc đường mật, viêm phúc mạc
  • Nhiễm trùng da hoặc mô mềm
  • Nhiễm trùng huyết
  • Viêm nhiễm khớp
  • Đề phòng nguy cơ nhiễm trùng ở các bệnh nhân suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc có tình trạng viêm bạch cầu.

Một số chỉ định khác của Quinrox không được đề cập trong bài viết. Do đó, người bệnh và bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ nhà sản xuất hoặc bác sĩ kê đơn.

3. Chống chỉ định

Không được dùng Quinrox trong các trường hợp dị ứng hoặc quá mẫn cảm với Ciprofloxacin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Không dùng Quinrox chung với các loại thuốc thuộc nhóm Quinolone khác.

Ngoài ra, trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng Quinrox.

4. Cách dùng – Liều lượng

thuốc quinrox
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của nhà sản xuất

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Quinrox là thuốc bán theo đơn, do đó người bệnh nên tuân thủ chỉ định và lời khuyên của bác sĩ để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Thông tin chúng tôi đề cập trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo. Việc truyền dịch phải được thực hiện bởi nhân viên y tế hoặc người có chuyên môn y khoa. Tuyệt đối không tự ý truyền dịch vào cơ thể khi không có sự chỉ định và giám sát của người có chuyên môn.

Khi truyền dịch, nên chọn nơi thoáng mát, sạch sẽ, đủ ánh sáng cần thiết và đặc biệt là phải đảm bảo điều kiện vô khuẩn. Sau khi kết thúc quy trình truyền dịch, nên ghi lại giờ truyền để theo dõi quá trình truyền dịch và tình trạng của bệnh nhân.

5. Liều lượng

Tùy vào từng đối tượng bệnh nhân và tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể chỉ định liều dùng phù hợp. Liều dùng cụ thể cho một số trường hợp như sau:

  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên: 200 – 400 mg / lần, 2 lần / ngày.
  • Nhiễm khuẩn ở da, mô mềm, xương: 400 mg / lần, 2 – 3 lần / ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới: 400 mg / lần, 2 lần / ngày.
  • Nhiễm khuẩn nặng (nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn huyết, điều trị nhiễm khuẩn ở người bị suy giảm miễn dịch): 400 mg / lần, 2 – 3 lần / ngày.

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Không tự ý thêm liều hoặc hạ liều khi chưa nhận được chỉ định của bác sĩ.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì của nhà sản xuất. Đối với các lọ thuốc tiêm đa liều, cần đảm bảo độ vô trùng cho lần sử dụng tiếp theo.

Giữ sản phẩm ở nhiệt độ phòng (20 – 25 độ C), tránh ánh sáng trực tiếp. Không lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.

Thời gian tối đa để bảo quản thuốc Quinrox đa pha trong nước vó tối đa là 14 ngày.

Giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không sử dụng thuốc đã hết hạn. Điều này có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc nhân viên y tế để có cách xử lý thuốc hết hạn hoặc không có nhu cầu sử dụng. Không vứt bỏ thuốc ra môi trường.

Những điều cần lưu ý khi mua Quinrox

Quinrox là một loại kháng sinh khá mạnh, do đó nó có thể không phù hợp với một số đối tượng. Trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên tham khảo một vài thông tin để tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.

1. Thận trọng

Cần phải điều chỉnh liều lượng thích hợp đối với bệnh nhân suy nhược chức năng gan, thận. Trong trường hợp bệnh nhân suy thận nặng cần phải điều chỉnh liều lượng dựa vào độ thải Creatinin trong huyết thanh.

Không được dùng Quinrox cho trẻ em, thiếu niên đang phát triển hoặc người cao tuổi. Nếu bắt buộc phải sử dụng, cần có sự theo dõi chặt chẽ của nhân viên y tế.

Phụ nữ mang thai không được sử dụng thuốc Quinrox. Mặc dù chưa có thông tin chính thức về ảnh hưởng của Quinrox đối với thai nhi. Nhưng không thể loại trừ khả năng tổn hại đến sụn khớp của những cơ thể chưa hoàn thiện về kích thước.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên sử dụng thuốc Quinrox. Trong một số trường hợp, thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây ảnh hưởng đến đứa trẻ.

Những bệnh nhân có tiền sử động kinh hay rối loạn hệ thần kinh trung ương hoặc người bệnh nhược cơ nên tránh sử dụng Quinrox.

Dùng Ciprofloxacin dài ngày có thể làm cho vi khuẩn không nhạy cảm với thuốc và phát triển quá mức. Do đó, không được lạm dụng Ciprofloxacin.

Quinrox có thể làm ảnh hưởng đến một số xét nghiệm. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi thực hiện xét nghiệm.

Thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt, do đó không lái xe, vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc.

2. Tác dụng phụ

tác dụng phụ thuốc quinrox
Quinrox có thể khiến người bệnh bị buồn nôn, nôn hoặc bị rối loạn tiêu hóa

Một số tác dụng phụ đã được ghi nhận sau khi sử dụng Quinrox trong một thời gian. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân đều xảy ra tác dụng phụ. Tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn
  • Tiêu chảy nặng kèm có máu trong phân
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Mất cảm giác khi ăn
  • Ngứa hoặc tiết dịch âm đạo
  • Hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn
  • Căng thẳng, lo lắng, khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ chất lượng
  • Hay lo sợ, ảo giác, gặp ác mộng
  • Nước tiểu đạm màu hoặc giảm tiểu tiện
  • Vàng da
  • Co giật, bầm tím hoặc chảy máu bất thường
  • Nhịp tim nhanh
  • Đau khớp hoặc đau cơ bắp
  • Có ý định hoặc hành vi định tự tử

Đây không phải danh sách đầy đủ tác dụng phụ của Quinrox. Do đó, nếu người bệnh xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn sau khi sử dụng thuốc thì hãy gọi ngay cho bác sĩ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị sốc phản vệ và tử vong.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc sẽ làm thay đổi tác dụng và hiệu quả của thuốc. Để tránh trường hợp này người bệnh nên chủ động thông báo cho bác sĩ biết về danh sách các loại thuốc đang sử dụng. Danh sách này bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và vitamin.

Một số thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Quinrox bao gồm:

  • Sucralfate hoặc các loại thuốc kháng axit có chứa nhôm.
  • Sử dụng đồng thời Ciprofloxacin và Theophylline sẽ làm tăng nồng độ Theophylline trong huyết thanh và gây tác dụng phụ không mong muốn.
  • Warfarin có thể tương tác với Ciprofloxacin và làm tăng nồng độ Warfarin trong huyết thanh.
  • Probenecid sẽ cản trở sự bài tiết của Ciprofloxacin, dễ gây tình trạng quá liều.
  • Metoclopramide làm gia tăng sự hấp thu của Ciprofloxacin làm cho thời gian hấp thu đạt nồng độ tối đa ngắn hơn.
  • Rượu hoặc các sản phẩm có chứa cafeine như cà phê, trà, nước tăng lực hoặc nước có gas cũng có thể tương tác với Quinrox. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thức uống này.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc và hoạt chất có thể tương tác với Quinrox. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

4. Cách xử lý khi thiếu liều hoặc quên liều

Quên liều:

  • Quinrox là thuốc dạng tiêm truyền tĩnh mạch, thời gian truyền tối thiểu là 60 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày.
  • Do thời gian thực hiện và truyền thuốc khá mất thời gian, nên nếu bạn lỡ quên một liều tốt nhất là nên bỏ qua liều đã quên để tránh quá liều thuốc.

Quá liều:

  • Quá liều Quinrox có thể gây sốc thuốc hoặc gia tăng tác dụng phụ. Do đó, không được dùng thuốc Quinrox quá liều lượng quy định.
  • Trong trường hợp ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều và bị hôn mê hoặc khó thở, hãy gọi ngay cho cấp cứu.
  • Không tự ý sơ cứu bệnh nhân khi mà bạn không có kiến thức y khoa. Điều này có thể khiến người bệnh tử vong.

 

 

Viêm đường tiết niệu có lây không? Giải đáp thắc mắc

Đa phần các bệnh nhiễm trùng liên quan đến tình dục đều có khả năng lây nhiễm từ người này...

Bị sỏi thận uống bia được không? – Vấn đề nhiều người quan tâm

Bia là sản phẩm đồ uống truyền thống không thể thiếu trong mọi bữa ăn hàng ngày của nhiều nền...

Khi mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nam giới sẽ có những triệu chứng như nước tiểu có màu lạ, tiểu khó, tiểu rắt, bị đau buốt khi tiểu,...

Hiểu rõ viêm đường tiết niệu ở nam giới và cách điều trị

Bệnh viêm đường tiết niệu không chỉ gặp phải ở nữ giới như nhiều người vẫn nghĩ. Nam giới cũng...

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn và thông tin cần biết

Tăng huyết áp trong bệnh thận mạn là tình trạng thường gặp. Do việc tăng huyết áp và bệnh thận...

Bị viêm niệu đạo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị chuyên biệt, vệ sinh đúng cách và xây dựng thói...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.