Thuốc Klamentin chữa bệnh gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bệnh nhân vẫn hay được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Klamentin trong điều trị các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiết niệu… Việc hiểu đúng về thuốc sẽ giúp chúng ta hạn chế được nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc. 

Thuốc Klamentin
Việc sử dụng thuốc Klamentin cần phải dựa theo chỉ định của bác sĩ
  • Tên gốc: axit clavulanic, amoxicilin
  • Tên biệt dược: Klamentin®
  • Phân nhóm: Thuốc kháng sinh Penicillin

Thông tin nên biết về thuốc Klamentin

Trước khi sử dụng thuốc Klamentin, bạn nên tìm hiểu thật kĩ những thông tin như sau:

Thành phần

Thuốc gồm 2 thành phần chính là clavulanate potassium và Amoxicilline trihydrate. Ngoài ra còn nhiều tá dược khác.

Tác dụng

Bác sĩ vẫn hay chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới, điều trị bệnh đường tiết niệu, nhiễm trùng da và các loại nhiễm trùng khác.

Ngoài ra còn sử dụng trong các trường hợp điều trị nhiễm trùng khác theo chỉ định của bác sĩ.

Dược lực và cơ chế hoạt động

Hoạt động của thuốc chủ yếu do Amoxicilline tạo nên, hoạt chất này có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc có khả năng hấp thụ qua môi trường acid dịch vị và có khả năng phân bố trong hầu hết các bộ phận trong cơ thể. Thông thường thuốc sẽ có tác dụng sau từ 1 đến 2 giờ sử dụng. Việc thải trừ thường được thực hiện qua đường nước tiểu sau từ 6 đến 8 giờ sử dụng.

Dạng bào chế

Thuốc được bào chế dưới 2 dạng với các hàm lượng cụ thể như sau:

  • Viên nén: Klamentin 1g, 250mg, 500mg, 625mg
  • Dạng kết hợp: Klamentin 500/125 và Klamentin 875/125

Chống chỉ định

Không được dùng cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với Penicillin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, rối loạn chức năng gan, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn…

Cách sử dụng và liều dùng

Tùy theo từng trường hợp người bệnh mà có hàm lượng sử dụng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi và trên 40kg thì nên dùng 625mg mỗi lần và mỗi ngày dùng 3 lần hoặc sử dụng 1000mg và dùng 2 lần mỗi ngày
  • Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi thì nên dùng 30 đến 60mg/kg/ngày. Với trường hợp trẻ dưới 2 tuổi thì chỉ nên dùng từ 30 đến 40 mg/kg mỗi ngày.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định cách sử dụng khác theo từng trường hợp bệnh nhân. Thông thường với trường hợp bệnh nhân bị suy gan, suy thận thì sẽ giảm liều.

Bảo quản thuốc

Nhớ hỏi kĩ bác sĩ cách bảo quản đúng để thuốc có thể giữ được tác dụng trong suốt quá trình sử dụng. Thông thường thuốc Klamentin sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm tay trẻ em. Nhớ đọc kĩ thông tin trước khi sử dụng, không sử dụng thuốc khi đã quá hạn sử dụng.

thuốc Klamentin
Ngoài dạng viên nén thì thuốc Klamentin còn được bào chế dưới dạng hỗn hợp

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Klamentin

Để hạn chế nguy cơ gặp những phản ứng bất thường, không phát huy được hiệu quả của thuốc, người bệnh nên chú ý thêm một vài vấn đề như sau:

Khuyến cáo khi dùng

  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với Penicillin hay có tiền sử mẫn cảm với bất cứ loại thuốc nào.
  • Báo với bác sĩ nếu có bất cứ bất thường nào về sức khỏe, khi mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần phải thông báo với bác sĩ.
  • Nếu dùng bất cứ loại thuốc nào cũng nên thông báo với bác sĩ, bao gồm các loại thuốc như: thảo dược, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, chúng ta không thể tránh khỏi nguy cơ gặp các tác dụng phụ như: tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc, đau khớp, dị ứng, nổi mề đay, viêm gan, vàng da,…

Thuốc cũng có thể gây ra những dấu hiệu bất thường khác mà chúng tôi chưa đề cập ở trên. Đó có thể là do cơ địa của từng người, nhìn chung khi có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng không được chủ quan mà phải nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ có phương án can thiệp, tránh những tình huống đáng tiếc có thể xảy ra.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể bị thay đổi hoạt động hoặc làm thay đổi hoạt động khi dùng chung với một số loại thuốc khác. Vì vậy nên cẩn trọng khi dùng chung với một số loại thuốc như: thuốc ngừa thai, Allopurinol, thuốc chống đông,Probenecid,…

Để hạn chế tình trạng tương tác thuốc, người bệnh có thể thông báo trước với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm cả thuốc không kê toa, thuốc đông y hoặc các loại thảo dược….

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Đây là hai tình huống mà bạn cần phải chuẩn bị để biết mình phải làm gì nếu không may gặp phải. Thông thường khi quên sử dụng thuốc thì nên dùng ngay sang liều tiếp theo mà không cần phải dùng gấp đôi liều để bù lại. Nhưng nếu dùng quá liều thì cần phải báo ngay với bác sĩ để có phương án can thiệp, đề phòng xảy ra những phản ứng bất thường hay tác dụng phụ.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Người bệnh nên ngưng sử dụng dụng thuốc Klamentin trong các trường hợp:

  • Xuất hiện các tác dụng phụ hoặc các dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Bệnh không có chuyển biến gì sau 3 ngày sử dụng thuốc.
  • Bác sĩ yêu cầu chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Những thông tin về thuốc Klamentin chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xung quanh việc sử dụng thuốc thì bạn nên hỏi bác sĩ để được giải thích cặn kẽ hơn.

Khàn tiếng: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Khàn tiếng là tình trạng thường gặp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh lý bình thường như cảm...

Cây mè đất chữa viêm xoang – Chi tiết công dụng, cách dùng

Dân gian đang truyền tai nhau mẹo dùng cây mè đất chữa viêm xoang tại nhà. Sở dĩ loại cây...

Viêm xoang trán: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Trong các thể viêm xoang thì viêm xoang trán là dạng thường gặp nhất. Người bị viêm xoang trán có...

Thông tin về phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Tìm hiểu phương pháp đặt ống chữa viêm tai giữa

Đặt ống chữa viêm tai giữa có tác dụng phục hồi nhanh chóng thính lực cho bệnh nhân. Đồng thời,...

7 cách trị viêm xoang sàng tại nhà đơn giản, hiệu quả

Cách trị viêm xoang sàng tại nhà thường được nhiều người áp dụng khi bệnh còn nhẹ, giúp đảm bảo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.