Thuốc Medofalexin có công dụng gì? Liều lượng và tần suất sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Medofalexin được sử dụng để điều trị các vấn đề sức khỏe do nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu, lậu, giang mai,…. Trước khi dùng thuốc, bạn cần trang bị những thông tin cần thiết để hạn chế các rủi ro phát sinh trong thời gian điều trị.

thuốc medofalexin 500
Medofalexin được sử dụng để điều trị các vấn đề bệnh lý do nhiễm khuẩn

  • Tên thuốc: Medofalexin
  • Phân nhóm: Thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn
  • Dạng bào chế: Viên nang

Những thông tin cần biết về thuốc Medofalexin

1. Thành phần

Medofalexin có chứa hoạt chất Cephalexin.  Thành phần này có phổ tác dụng trung bình trên các vi khuẩn gram dương (trừ liên cầu kháng Methicillin).

Cephalexin cũng có tác dụng trên các vi khuẩn gram âm như E. coli, Proteus mirabilis, Shigella, Klebsiella pneumonia,…

Thành phần này được hấp thu hoàn toàn và không bị ảnh hưởng bởi thức ăn hay các vấn đề ở đường tiêu hóa. Cephalexin được đào thải hoàn toàn qua nước tiểu.

2. Chỉ định

Thuốc Medofalexin chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa,…)
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm
  • Nhiễm khuẩn xương
  • Nhiễm khuẩn sinh dục và tiết niệu (lậu, giang mai, viêm bàng quang,…)

Một số tác dụng của thuốc không được đề cập trong bài viết. Vui lòng tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc với mục đích khác.

3. Chống chỉ định

Medofalexin chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần trong thuốc
  • Từng có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh beta-lactam

Để giảm thiểu rủi ro khi điều trị, bạn nên trình bày với bác sĩ tình trạng bệnh lý và tiền sử dị ứng để được cân nhắc về việc sử dụng Medofalexin. Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ khi dùng Medofalexin, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc phù hợp hơn.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Viên nang
  • Hàm lượng: 250mg, 500mg

5. Cách dùng – liều lượng

Tham khảo thông tin in trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ về cách dùng, liều lượng và tần suất trước khi uống thuốc. Không tự ý thay đổi cách dùng hay tăng giảm liều.

medofalexin là thuốc gì
Sử dụng thuốc theo thông tin in trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Cách dùng:

  • Uống thuốc trực tiếp với nước lọc
  • Nên uống trước khi ăn 1 giờ đồng hồ

Khi uống, bạn nên nuốt trọn viên thuốc. Không bẻ hay nghiền nếu không có yêu cầu từ bác sĩ. Điều này có thể khiến hàm lượng thuốc được hấp thu tăng lên và gây ra các phản ứng không mong muốn.

Liều dùng:

Liều lượng và tần suất sử dụng phụ thuộc vào mục đích điều trị, độ tuổi, tình trạng sức khỏe và mức độ của các triệu chứng,… Do đó bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để được cung cấp thông tin về liều dùng cụ thể.

Thông tin được chúng tôi đề cập chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn từ nhân viên y tế!

Liều dùng thông thường cho người trưởng thành

  • Dùng từ 1000 – 4000mg/ ngày, nên chia thành nhiều liều nhỏ (mỗi liều trung bình 500mg)
  • Mỗi liều cách nhau 6 giờ
  • Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể tăng liều, tuy nhiên không dùng quá 4000mg/ ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ em

  • Dùng từ 25 – 50mg/ kg/ ngày, chia thành 4 liều bằng nhau
  • Có thể tăng gấp đôi liều trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng
  • Mỗi liều cách nhau khoảng 6 giờ
  • Điều trị viêm họng nhiễm khuẩn và viêm bàng quang cấp tính, nên chia thành 2 liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau 12 giờ.
  • Điều trị viêm tai giữa dùng từ 75 – 1000mg/ kg/ ngày, chia thành 4 liều bằng nhau.
  • Nếu điều trị nhiễm khuẩn beta-tan huyết, thời gian điều trị ít nhất 10 ngày.

Nếu nhận thấy liều dùng thông thường không đáp ứng được các triệu chứng, bạn nên thông báo với bác sĩ để được điều chỉnh liều hoặc xem xét lại chẩn đoán ban đầu.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi.

Khi nhận thấy thuốc có dấu hiệu hư hại, biến chất và ẩm mốc, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Tham khảo thông tin in trên bao bì để xử lý thuốc đúng cách.

7. Giá thành

Thuốc Medofalexin 500mg được bán với giá thành dao động từ 120 – 130.000 đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên. Giá thành có thể chênh lệch ở một số nhà thuốc và đại lý bán lẻ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Medofalexin

1. Thận trọng

Sử dụng thuốc trong một thời gian dài có thể gây bội nhiễm chủng vi khuẩn không nhạy cảm. Do đó bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian được bác sĩ chỉ định.

Cephalexin được thải trừ hoàn toàn qua thận, do đó bệnh nhân suy thận phải thận trọng khi dùng thuốc. Nếu bác sĩ cho phép sử dụng Medofalexin, bạn cần kiểm tra chức năng thận thường xuyên để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường.

medofalexin 500 là thuốc gì
Bệnh nhân suy thận nên thận trọng khi sử dụng thuốc

Điều trị dài hạn với Medofalexin có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và máu. Cần thực hiện kiểm tra định kỳ với các cơ quan này.

Độ an toàn của thuốc chưa được xác định đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và nguy cơ nếu sử dụng Medofalexin trong thời gian điều trị. Trong một số trường hợp bắt buộc, bác sĩ có thể đề nghị bạn ngưng cho trẻ bú để sử dụng Medofalexin.

2. Tác dụng phụ

Medofalexin có thể gây ra một số tác dụng ngoại ý trong thời gian sử dụng. Khi phát sinh tác dụng phụ, bạn nên thông báo với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Chán ăn
  • Khó tiêu
  • Khó chịu thượng vị
  • Mề đay
  • Nổi ban da
  • Đau đầu
  • Viêm âm đạo
  • Ngứa âm hộ
  • Nhiễm Candida sinh dục

Tác dụng phụ trên trẻ nhỏ:

  • Chóng mặt
  • Điếc tai
  • Ù tai
  • Thay đổi hành vi

Các tác dụng phụ của thuốc có xu hướng biến mất trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần. Nếu triệu chứng tiếp tục kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn cần tiến hành điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị các tác dụng ngoại ý của Medofalexin.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là hiện tượng Medofalexin phản ứng với các thành phần trong những loại thuốc khác. Phản ứng này khiến hoạt động của thuốc thay đổi, khiến tác dụng điều trị suy giảm hoặc làm phát sinh những phản ứng không mong muốn.

thuốc medofalexin 500 có tác dụng gì
Cần trình bày những loại thuốc bạn đang sử dụng để được bác sĩ cân nhắc về tương tác có thể xảy ra

Medofalexin có khả năng tương tác với những loại thuốc sau:

  • Cephalosporin
  • Penicillin

Thông tin này chưa bao gồm toàn bộ những loại thuốc có khả năng tương tác với Medofalexin. Do đó bạn cần chủ động trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác có thể xảy ra.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Khi dùng thiếu một liều, bạn nên uống ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, bạn nên bỏ qua và dùng liều sau theo kế hoạch.

Sử dụng thiếu liều có thể làm giảm hoạt động của thuốc và gây ra tình trạng tăng trưởng quá mức của vi khuẩn không cảm thụ. Do đó bạn nên uống thuốc đều đặn để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Dùng quá liều lượng khuyến cáo có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Khi dùng Medofalexin quá liều, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng như:

  • Khó chịu thượng vị
  • Tiểu ra máu
  • Tiêu chảy
  • Nôn mửa
  • Buồn nôn

Đến ngay bệnh viện khi cơ thể phát sinh các triệu chứng nói trên.

Nếu bạn dùng quá liều dưới 5 lần, bác sĩ có thể không yêu cầu rửa dạ dày và ruột. Tuy nhiên dùng quá liều trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, thận và máu, do đó bác sĩ sẽ tiến hành sục rửa dạ dày để giảm lượng thuốc được hấp thu.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng than hoạt tính trong trường hợp quá liều Medofalexin.

Viêm bàng quang có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới

Viêm bàng quang có thai được không, có ảnh hưởng gì?

Nếu không được điều trị sớm, viêm bàng quang không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn...

Viêm cầu thận mạn

Viêm cầu thận mạn: Dấu hiệu, cách chẩn đoán và điều trị

Hiện nay, tình trạng viêm cầu thận mạn có xu hướng ngày càng gia tăng. Bệnh nằm trong số các...

Hội chứng thận hư tái phát là gì? Chẩn đoán, điều trị

Hội chứng thận hư tái phát là tình trạng thất thoát protein từ máu vào trong nước tiểu kèm theo...

10 cách trị sỏi thận tại nhà bạn có thể áp dụng thay vì phẫu thuật

Ngoài việc áp dụng các cách điều trị bệnh theo chỉ định của bác sĩ thì bạn có thể áp...

Người bị thận yếu không nên uống quá nhiều nước. Hãy uống đủ nước mỗi ngày.

Những người bị thận yếu có nên uống nhiều nước không?

Người mắc chứng thận yếu không nên uống quá nhiều nước. Khi ấy, thận sẽ làm việc quá tải, dẫn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.