Thuốc Cefamandole: Tác dụng - Liều dùng - Chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Cefamandole là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ II. Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra bởi Klebsiella, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae,… và một số trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm khác.

thuốc cefamandol 1g
Thuốc Cefamandole là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ II

  • Tên thuốc: Cefamandole
  • Tên khác: Cefamandol
  • Phân nhóm: Kháng sinh cephalosporin thế hệ II

Những thông tin cần biết về thuốc Cefamandole

1. Tác dụng

Cefamandole là kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin thế hệ II. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng mạnh đối với vi khuẩn gram âm nhưng có tác dụng tương tự hoặc thấp hơn đối với cầu khuẩn gram dương khi so sánh với kháng sinh cephalosporin thế hệ I.

Nếu so sánh với kháng sinh cephalosporin thế hệ III nhận thấy Cefamandole có phổ kháng khuẩn vi khuẩn gram âm hẹp hơn. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của vi khuẩn.

Cefamandole có tác dụng với các vi khuẩn sau, bao gồm:

  • Vi khuẩn gram dương: Streptococcus tan huyết beta, Staphylococcus aureus chủng sinh hoặc không sinh penicilinase (ngoại trừ Staphylococcus aureus kháng methicillin), Streptococcus pneumoniae,…
  • Vi khuẩn kỵ khí: Bao gồm cả cầu khuẩn gram âm, gram dương, trực khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm.
  • Vi khuẩn gram âm: Enterobacter spp nhạy cảm, Escherichia coli, Proteus vulgaris, Haemophilus influenzae,…

Hiện nay đã có một số chủng kháng lại Cefamandole, bao gồm chủng Serratia, Pseudomonas, Bacteroides fragilis,… Cefamandole được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, vì vậy thuốc được sử dụng chủ yếu bằng đường tiêm.

Tham khảo thêm: Acitretin là thuốc gì? Công dụng, tác dụng phụ & tương tác

2. Chỉ định

Thuốc Cefamandole được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới gây ra bởi Klebsiella, Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae,…
  • Viêm phúc mạc
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
  • Nhiễm khuẩn hỗ hợp khuẩn kỵ khí và hiếu khi trong phụ khoa, da và đường hô hấp dưới
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trước và sau khi mổ
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Cefamandole cho bệnh nhân quá mẫn với kháng sinh nhóm cephalosporin.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Cefamandole thường được sử dụng ở dạng Cefamandole nafat.

  • Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm
  • Quy cách: Lọ 1g, 2g, 10g x 63mg Cefamandole/ g

5. Cách sử dụng – liều dùng

Thuốc Cefamandole được sử dụng ở dạng tiêm bắp, truyền ngắt quãng và tiêm tĩnh mạch. Mức độ hấp thu ở 2 dạng tiêm không khác biệt nên thường có cùng liều lượng.

thuốc cefamandol 2g
Thuốc Cefamandole được dùng ở dạng tiêm bắp, truyền ngắt quãng và tiêm tĩnh mạch

Liều dùng thông thường cho người lớn

  • Thực hiện tiêm tĩnh mạch chậm (3 – 5 phút), tiêm bắp sâu hoặc truyền ngắt quãng
  • Liều 0.5 – 2g/ lần trong mỗi 4 – 8 giờ

Liều dùng thông thường cho trẻ em

  • Tiêm 50 – 100mg/ kg/ ngày, chia thành nhiều lần
  • Nếu bệnh nặng có thể tiêm 150mg/ kg/ ngày

Liều dùng thông thường khi dự phòng nhiễm khuẩn khi mổ

  • Tiêm bắp/ tĩnh mạch liều 1 – 2g 30 – 60 phút trước khi mổ
  • Sau 6 giờ, tiêm thêm 1g hoặc 2g trong 24 – 48 giờ sau
  • Thời gian dùng thuốc ở bệnh nhân phẫu thuật bộ phận nhân tạo kéo dài đến 72 giờ

Cần giảm liều hoặc kéo dài thời gian giữa các lần sử dụng thuốc ở bệnh nhân suy thận.

6. Bảo quản

Thuốc bột pha tiêm Cefamandole nên được bảo quản trong nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Dung dịch đã pha tiêm ổn định về mặt vật lý trong khoảng 24 giờ nếu được bảo quản ở nhiệt độ phòng. Hoặc có thể kéo dài đến 96 giờ nếu bảo quản trong nhiệt độ khoảng 5 độ C và được pha với dung dịch vô khuẩn.

Tham khảo thêm: Thuốc Acirax có tác dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Cefamandole

1. Thận trọng

Có khoảng 5 – 10% dị ứng chéo giữa các kháng sinh beta-lactam, bao gồm kháng sinh nhóm cephalosporin, penicillin, carbapenem và cephamycin. Cần khai báo với bác sĩ các loại thuốc từng bị dị ứng để được cân nhắc về việc sử dụng Cefamandole.

Trong trường hợp có phản ứng dị ứng khi điều trị bằng kháng sinh cephalosporin, cần ngưng thuốc và điều trị hỗ trợ.

Sử dụng thuốc Cefamandole trong điều trị dài hạn có thể làm tăng các chủng vi khuẩn không nhạy cảm, bao gồm nấm Candida, Pseudomonas, Enterobacter và Enterococcus. Khi xảy ra bội nhiễm, nên ngưng thuốc và thay thế bằng loại kháng sinh khác.

thuốc cefamandol
Khi có triệu chứng ỉa chảy xuất hiện, cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán phân biệt

Viêm đại tràng giả mạc có thể phát sinh trong thời gian dùng thuốc Cefamandole. Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là tiêu chảy kéo dài. Khi có triệu chứng xuất hiện, cần thông báo với bác sĩ để được chẩn đoán phân biệt. Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau và viêm ở vị trí tiêm (thường xảy ra khi tiêm bắp)
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối (xảy ra khi tiêm vào tĩnh mạch ngoại biên)
  • Phản ứng quá mẫn

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Dị ứng
  • Thiếu máu tan huyết miễn dịch
  • Gây độc cho hệ thần kinh
  • Tan máu
  • Tăng nhẹ phosphate kiềm và transaminase
  • Giảm bạch cầu trung tính/ mất bạch cầu hạt
  • Chảy máu do giảm chức năng tiểu cầu hoặc do rối loạn đông máu
  • Viêm thận kẽ cấp tính

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Nôn mửa
  • Viêm đại tràng giả mạc
  • Buồn nôn
  • Ỉa chảy
  • Suy thận

Khi có phản ứng dị ứng, nên chủ động ngưng sử dụng thuốc. Với những tác dụng phụ khác, bác sĩ sẽ cân nhắc vào mức độ triệu chứng để giảm liều lượng.

3. Tương tác thuốc

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi điều trị phối hợp Cefamandole với các loại thuốc sau đây:

thuốc cefamandol
Tuyệt đối không sử dụng rượu và đồ uống có cồn trong thời gian điều trị
  • Probenecid: Probenecid làm giảm bài tiết thuốc ở ống thận, từ đó làm tăng nồng độ trong huyết tương và độc tính của Cefamandole.
  • Rượu: Sử dụng rượu trong thời gian điều trị bằng Cefamandole có thể gây tích tụ acetaldehyde trong máu, làm phát sinh các triệu chứng như co cứng dạ dày, đau đầu, đánh trống ngực, tim đập nhanh, đỏ bừng mặt, buồn nôn, hạ huyết áp, thở nông, đổ mồ hôi bất thường,…
  • Thuốc tan huyết khối: Dùng đồng thời với Cefamandole làm tăng nguy cơ chảy máu.

4. Tương kỵ

Tình trạng trộn lẫn các kháng sinh beta-lactam (cephalosporin và penicillin) với aminoglycoside có thể làm mất hoạt tính của nhau. Nếu sử dụng đồng thời, cần thay đổi dạng bào chế hoặc tiêm ở những vị trí khác nhau.

Cefamandole ở dạng nafat có chứa natri carbonat nên có thể tương kỵ với ion calci hoặc magnesi.

5. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng thuốc Cefamandole liều cao có thể dẫn đến ngộ độc hệ thần kinh trung ương (co giật) hoặc gây viêm đại tràng giả mạc. Trong trường hợp nghi ngờ/ xác nhận đã dùng thuốc quá liều, cần đến ngay bệnh viện để được xử lý kịp thời.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao nên sử dụng kem trị viêm da cơ địa của Nhật?

7 kem trị viêm da cơ địa của Nhật tốt nhất và giá

Kem trị viêm da cơ địa của Nhật được nhiều người bệnh lựa chọn. Do hầu hết những sản phẩm...

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin có hiệu quả không?

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin gì? Cách bổ sung

Điều trị bệnh vảy nến bằng Vitamin là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi,...

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay tại Thuốc dân tộc

Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm chữa khỏi mề đay và hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang

Bị mề đay từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Nhân viên văn phòng - Hà Nội) đã...

chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng

Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Bằng Lá Bàng: Ưu, Nhược Điểm

Lá bàng nhờ có chứa những thành phần hóa học có dược tính cao mà được sử dụng rộng rãi...

Xử lý viêm da tiếp xúc ở vùng kín (bộ phận sinh dục)

Viêm da tiếp xúc ở vùng kín là một dạng kích ứng da xảy ra khi bộ phận sinh dục...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *