Thuốc Biragan là thuốc gì?

Hiện nay thuốc Biragan là một trong những loại thuốc quen thuộc chuyên điều trị khá nhiều bệnh. Bạn nên tìm hiểu kĩ các thông tin xung quanh công dụng, cách dùng, tác dụng phụ… để tận dụng tối đa hiệu quả mà loại thuốc này có thể mang lại. 

thuốc Biragan
Hiện nay thuốc Biragan được sử dụng khá phổ biến
  • Hoạt chất: Paracetamol
  • Nhóm thuốc: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc điều trị các bệnh về xương khớp.

Những điều cần tìm hiểu về thuốc Biragan

Trước khi sử dụng thuốc Biragan, người bệnh nên đọc thật kĩ những thông tin sau:

Thành phần

Thành phần chính của thuốc là Paracetamol, ngoài ra còn có nhiều tá dược khác vừa đủ một viên.

Tác dụng:

Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt, cụ thể hay được dùng trong các trường hợp:

  • Điều trị cảm lạnh, đau đầu, cảm cúm, đau cơ xương khớp, bong gân
  • Dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, đau họng, đau tai
  • Dùng cho các trường hợp như nhổ răng, nhức răng, mọc răng…

Thuốc Biragan còn được sử dụng trong các trường hợp khác khi có chỉ định của bác sĩ.

thuốc Biragan dạng sủi
Ngoài dạng viên nén thì thuốc Biragan còn được bào chế dưới dạng thuốc sủi

Dược lực và cơ chế hoạt động

Hoạt động của thuốc là hoạt động của hoạt chất Paracetamol. Đây là thuốc giảm đau, hạ sốt không steroid.

Thuốc có khả năng hấp thụ khá tốt qua đường tiêu hóa và phân bố khá đồng đều ở các mô bên trong cơ thể. Thông thường được thải trừ qua đường nước tiểu trong thời gian từ 2 đến 5 giờ.

Dạng bào chế

Thuốc có nhiều dạng bào chế khác như: viên nén, dạng sủi bọt hoặc dạng cốm sủi bọt chuyên dành cho trẻ em.

Ngoài ra thuốc còn có nhiều hàm lượng khác nhau như: Biragan 500, Biragan 650, Biragan 325, Biragan 250…

thuốc Biragan cho trẻ em
Thuốc Biragan còn có dạng cốm sủi bọt rất phù hợp khi dùng cho trẻ em

Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với Paracetamol cũng như bất cứ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho bệnh nhân có tiền sử bị bệnh tim, phổi, gan, thận hoặc thiếu máu. Ngoài ra thuốc không được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Cách sử dụng

Với từng dạng thuốc, chúng ta có thể tiến hành việc sử dụng theo từng cách khác nhau. Cụ thể:

  • Dạng viên nén: thuốc được dùng để uống cùng một chút nước
  • Dạng cốm sủi, viêm sủi: hòa tan thuốc trong một cốc nước sôi để nguội. Chỉ dùng thuốc sau khi đã hòa tan hoàn toàn trong nước

Liều dùng

Tùy theo từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng khác nhau. Bạn có thể tham khảo liều dùng sau:

  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: dùng từ 500mg đến 1g mỗi lần, dùng giãn cách từ 4 đến 6 giờ. Chú ý chỉ dùng tối đa 4000mg mỗi ngày.
  • Trẻ em từ 6 đến 11 tuổi: dùng từ 250mg đến 500 mg mỗi lần và cách nhau từ 4 đến 6 giờ.
  • Không khuyến khích dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Với trường hợp sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ.

Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc sẽ có cách bảo quản phù hợp để đảm bảo được hiệu quả trong suốt quá trình sử dụng. Thông thường thuốc Biragan hay được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm tay của trẻ.

Nhớ đọc kĩ thông tin được in trên vỏ thuốc, không được dùng khi đã quá hạn sử dụng hoặc có những dấu hiệu bất thường như ẩm mốc, chuyển màu…

Tham khảo thêm: Thuốc Panamin là thuốc gì?

Một vài lưu ý khi sử dụng thuốc Biragan

Để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Biragan, bạn nên lưu ý một vài điều như sau:

Khuyến cáo khi dùng thuốc

  • Không tự ý dùng nếu mẫn cảm với thuốc hoặc từng có tiền sử dị ứng thuốc.
  • Không dùng quá 10 ngày với người lớn và dùng quá 5 ngày với trẻ em.
  • Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng phải báo cho bác sĩ biết. Kể cả đang mang thai và đang cho con bú.
  • Với trường hợp dùng bất cứ loại thuốc nào cũng nên báo cho bác sĩ biết. Cho dù đó là thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược hay thuốc đông y.

Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình dùng thuốc có thể gặp phải rất nhiều tác dụng phụ như: giảm tiểu cầu, nổi ban đỏ, co thắt phế quản, bất thường ở gan… Ngoài ra còn có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác chưa được nhắc đến. Lúc đó không được chủ quan mà phải liên hệ ngay với bác sĩ.

Tương tác thuốc

Không nên dùng thuốc với một số loại thuốc khác như: thuốc chống đông, Phenothiazin, Barbiturat, Phenytoin, Carbamazepin… Vì có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc, làm cho việc điều trị bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu.

Để hạn chế điều này, nên thông báo cặn kẽ với bác sĩ về loại thuốc mà bạn đang dùng. Bao gồm các thuốc không kê toa, thảo dược, thuốc đông y hay thực phẩm chức năng.

Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc. Chính vì vậy bạn cũng nên hạn chế sử dụng ít nhất 3 ngày trước và sau khi sử dụng thuốc Biragan.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Thuốc Biragan chỉ có tác dụng tốt nhất khi dùng đúng và đủ liều. Vì vậy nên chuẩn bị các phương án đối phó trong các trường hợp dùng thiếu hoặc quá liều.

Nếu dùng thiếu liều có thể nhanh chóng dùng sang liều tiếp theo mà không cần phải dùng gấp đôi để bù liều. Thuốc vẫn giữ nguyên tác dụng nếu người dùng sử dụng trễ từ 1 đến 2 tiếng. Nhưng điều này không nên lặp lại quá thường xuyên. Vì vậy bạn có thể đặt lịch hẹn nếu hay quên giờ dùng thuốc.

Trường hợp quá liều có thể dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, xanh tím tai da, khó thở, tim đập nhanh… Các triệu chứng này khá nguy hiểm và không thể tự kiểm soát tại nhà. Người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

Người bệnh không nên sử dụng thuốc khi gặp các trường hợp sau:

  • Bác sĩ yêu cầu ngưng dùng vì một lý do nào đó, có thể chỉ định loại thuốc khác phù hợp hơn.
  • Có dấu hiệu bất thường, gặp phản ứng phụ trong quá trình sử dụng thuốc.
  • Sử dụng khoảng vài ngày mà thuốc không có tác dụng, bệnh không có chuyển biến tích cực.

Trên đây là những thông tin mà bạn nên biết về thuốc Biragan. Trong quá trình dùng thuốc chắc chắn sẽ xảy ra những vấn đề cũng như những thắc mắc khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể hiểu rõ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Cảm lạnh và cúm khi mang thai: Những điều mẹ cần biết để khắc phục

Nếu mẹ có biểu hiện sốt, chóng mặt, đau đầu… trong thời kì mang thai thì có thể mẹ đã...

Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm? Loại nào tốt?

Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi. Nhiều chị em muốn dùng...

Bà bầu bị cảm cúm có nên xông? Thông tin cần biết

Xông hơi là phương pháp trị cảm cúm đã được áp dụng trong dân gian từ lâu đời. Mặc dù...

Cảm cúm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Cảm cúm là bệnh đường hô hấp do virus gây ra. Đây là bệnh thường gặp và dễ lây từ...

Bị cảm cúm nên ăn và tránh ăn gì để giúp cải thiện triệu chứng bệnh?

Nên ăn và kiêng gì khi bị cảm cúm?

Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng mà cảm cúm gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *