Thuốc Avelox là thuốc gì?
Avelox là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn và thường được các bác sĩ sử dụng cho những trường hợp nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng xoang, viêm phế quản và những bệnh lý khác về đường thở. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của vi khuẩn.
- Tên biệt dược: Avelox®
- Nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh quinolone, thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc trị ký sinh trùng, kháng nấm và kháng virus
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim
Thông tin về thuốc Avelox
Để sử dụng thuốc đúng mục đích và đúng cách, người bệnh cần nắm rõ thông tin về loại thuốc này.
1. Thành phần
Avelox là sự kết hợp của hoạt chất Moxifloxacin dưới dạng Hydrochloride và lượng tá dược vừa đủ trong một viên bao gồm:
Phần lõi thuốc
- Cellulose vi tinh thể
- Hoạt chất Croscarmelloza natri
- Hoạt chất Lactose monohydrate
- Chất Magiê Stearate
Lớp phủ
- Hoạt chất Hypromellose
- Hoạt chất Macrogol 4000
- Ôxít sắt (E172)
- Hoạt chất Titanium dioxide (E171).
2. Công dụng
Thuốc Avelox có tác dụng điều trị các bệnh lý về nhiễm trùng do vi khuẩn ở những bệnh nhân trên 18 tuổi. Bên cạnh đó thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm khuẩn và điều trị các bệnh lý ký sinh trùng khác.
Công dụng cụ thể của thuốc được liệt kê như sau:
- Điều trị các bệnh lý về nhiễm trùng như: Nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng đường thở
- Điều trị viêm xoang do vi khuẩn cấp tính
- Điều trị các giai đoạn của viêm phế quản mãn tính
- Chữa bệnh viêm phổi cộng đồng (thuốc không được chỉ định điều trị cho những trường hợp nặng)
- Điều trị viêm nhiễm vùng chậu (viêm tiết niệu, viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý khác về viêm nhiễm đường sinh dục trên của phụ nữ)
Ngoài ra thuốc còn được sử dụng để hoàn thành liệu trình cho những bệnh nhân đã qua quá trình điều trị ban đầu với moxifloxacin tiêm tĩnh mạch:
- Viêm phổi
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da phúc tạp.
Tham khảo thêm: Acetylcysteine là thuốc gì?
3. Chống chỉ định
Thuốc Avelox chống chỉ định với những trường hợp sau:
- Những người có tiền sử hoặc có khả năng bị dị ứng với hoạt chất Moxifloxacin, nhóm thuốc kháng sinh quinolone (ciprofloxacin, norfloxacin, axit nalidixic) hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Bệnh nhân dưới 18 tuổi
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc bệnh rối loạn gân do ảnh hưởng bởi việc điều trị với nhóm thuốc quinolone
- Bệnh nhân bị rối loạn điện giải, hạ kali trong máu nhưng không được điều trị
- Những người có tiền sử hoặc đang bị rối loạn nhịp tim, có nhịp tim chậm
- Bệnh nhân suy tim, thất trái không có khả năng tống máu
- Người bị suy giảm chức năng gan, suy thận, hội chứng QT bẩm sinh kéo dài
- Những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh tâm thần, các vấn đề liên quan đến não. Đặc biệt thuốc chống chỉ định với những người đã từng bị co giật
- Bệnh nhân tiểu đường, nhược cơ
- Không nên sử dụng thuốc để điều trị các bệnh lý về viêm nhiễm do virus gây nên bởi thuốc không có tác dụng chữa bệnh cho những trường hợp này mà còn khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn
- Không dùng cho trường hợp áp xe buồng trứng, áp xe vùng chậu.
4. Cách sử dụng
Thuốc Avelox nên được uống (hoặc tiêm truyền tĩnh mạch) với một ly nước lọc đầy. Đồng thời người bệnh nên nuốt trọn cả viên thuốc, không tán nhuyễn thuốc và không nhai thuốc trước khi nuốt. Ngoài ra người bệnh nên dùng thuốc ít nhất 4 giờ trước hoặc 8 giờ sau khi sử dụng các loại thuốc hoặc những loại sản phẩm khác có liên kết với thuốc bởi chúng sẽ tác động và làm giảm tác dụng chữa bệnh của nhau.
5. Liều dùng
Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý và từng dạng bệnh, chúng ta có liều dùng thuốc và thời gian sử dụng thuốc khác nhau.
Thuốc Avelox nên được sử dụng tối đa 400mg/ngày với thời gian điều trị như sau:
Điều trị thông thường
- Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn: Dùng 5 ngày
- Viêm vùng chậu từ nhẹ đến trung bình: Dùng 14 ngày
- Viêm phổi: Dùng 10 ngày
- Các đợt cấp của viêm phế quản mãn tính: Dùng từ 5 – 10 ngày
- Nhiễm trùng nội soi phức tạp: Dùng từ 5 – 14 ngày
- Nhiễm trùng cấu trúc da không có biến chứng: Dùng 7 ngày
Điều trị tuần tự (điều trị bằng đường tĩnh mạch sang đường uống)
- Viêm phổi cộng đồng: Dùng 4 ngày (tổng thời gian điều trị tiêm tĩnh mạch và đường uống từ 7 – 14 ngày)
- Nhiễm trùng cấu trúc da và da phức tạp: Dùng 6 ngày (tổng thời gian điều trị tiêm tĩnh mạch và đường uống từ 7 – 21 ngày).
Lưu ý: Không nên uống quá liều (400 mg/ngày) và uống quá số ngày đã quy định.
6. Bảo quản thuốc
Người dùng nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tốt nhất nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ trong phòng, tránh ẩm ướt và tránh ánh nắng mặt trời. Không nên bảo quản thuốc trong ngăn đá, toilet và để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, thú nuôi.
Bên cạnh đó, khi không còn sử dụng thuốc hoặc thuốc đã hết hạn, bạn nên hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải về cách xử lý thuốc. Bạn không được tự ý vứt thuốc vào ống dẫn nước hoặc ra môi trường tự nhiên khi không có yêu cầu từ dược sĩ.
Có thể bạn quan tâm: Thuốc kháng sinh Xorimax 500mg: liều dùng và lưu ý khi sử dụng
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Avelox
1. Khuyến cáo khi dùng
Trước khi sử dụng và trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:
- Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn đã từng bị ứng khi sử dụng nhóm thuốc kháng sinh quinolone hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
- Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc khác kể cả thuốc theo toa, thuốc không theo toa, vitamin, thuốc bổ sung sắt, các loại thảo dược, thực phẩm chức năng…
- Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng bệnh lý hiện tại của bạn. Đặc biệt là bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, các bệnh về khớp và gân, bệnh gan, rối loạn tâm thần, trầm cảm, các bệnh lý về thần kinh, co giật hoặc những bệnh lý có khả năng làm tăng nguy cơ co giật (chấn thương đầu, chấn thương não, xơ vữa động mạch não, khối u não), hội chứng QT kéo dài
- Người cao tuổi, bệnh nhân bị suy thận trước khi sử dụng thuốc cần có sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ
- Bệnh nhân bị tiểu đường và hội chứng QT kéo dài chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự chỉ định từ bác sĩ. Đồng thời thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu (đối với bệnh nhân bị tiểu đường) và mức độ phát triển hội chứng QT kéo dài trong thời gian sử dụng thuốc
- Không lái xe hoặc vận hành máy móc khi dùng thuốc bởi thuốc có khả năng gây buồn ngủ
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc. Bệnh nhân chỉ nên sử dụng thuốc khi cần thiết hoặc có sự chỉ định từ bác sĩ
- Không nên tiêm chủng trong quá trình chữa bệnh với thuốc
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi các hoạt chất trong thuốc sẽ khiến cơ thể và làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn
- Không dùng chung thuốc với người khác
- Thuốc đã được chỉ định điều trị cho tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Do đó bạn không sử dụng thuốc cho những trường hợp viêm nhiễm khác hoặc sử dụng cho tình trạng sức khỏe sau này nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.
2. Tác dụng phụ
Trong thời gian sử dụng thuốc, bạn sẽ rất dễ gặp phải những tác dụng phụ sau đây:
- Đâu đầu
- Chóng mặt, hoa mắt
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
- Tiêu chảy
- Đau dạ dày, thường xuyên có cảm giác trướng bụng, đầy bụng
- Buồn nôn và nôn ói
- Tăng transaminase (rối loạn gan mật)
- Kéo dài hội chứng QT ở bệnh nhân hạ kali máu.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có khả năng gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe. Khi đó hãy gọi đến Trung tâm y tế để nhận sự hỗ trợ hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời nếu bạn đang gặp phải những tác dụng phụ sau:
- Xuất hiện những dấu hiệu nhiễm trùng khác như sốt cao, sốt dai dẳng, viêm họng lâu ngày không khỏi
- Chóng mặt nghiêm trọng
- Ngất xỉu
- Nhịp tim không đều, nhịp tim nhanh bất thường
- Khó tiểu hoặc lượng nước tiểu nhiều hơn so với bình thường, nước tiểu có màu sẫm
- Cơ thể luôn trong cảm giác mệt mỏi
- Khó thở
- Đau dạ dày thành từng cơn
- Tiêu chảy có máu hoặc chất nhầy trong phân
- Tình trạng nôn ói trở nên dai dẳng và tỉ lệ xuất hiện ngày càng nhiều
- Cơ thể bầm tím hoặc có dấu hiệu chảy máu bất thường
- Phát ban đỏ, phù nề và ngứa ngáy
- Vùng mặt, mắt, môi, lưỡi có dấu hiệu phù nề
- Nấm miệng, có vết loét màu vàng trong miệng hoặc nhiễm trùng âm đạo
- Vàng mắt, vàng da
- Mắt mờ
- Ù tai, giảm thính lực
- Hạ đường huyết
- Thiếu máu, giảm bạch cầu
- Tăng hoặc giảm tiểu cầu
- Mất bạch cầu hạt
- Mức prothrombin tăng / INR giảm
- Thời gian prothrombin kéo dài / INR tăng.
3. Tương tác thuốc
Avelox có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị, thực phẩm, đồ uống và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Avelox tương tác với những loại thuốc nào?
Bất cứ loại dược phẩm nào cũng đều có khả năng tương tác với Avelox làm thay đổi các hoạt động của thuốc và làm giảm tác dụng điều trị. Đồng thời tăng tỉ lệ xuất hiện các tác dụng, tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Chính vì thế bệnh nhân nên liệt kê và tham khảo ý kiến bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng kể cả thuốc có kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin và các loại thảo dược khác.
Bên cạnh đó hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng đồng thời những loại thuốc sau đây:
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA gồm: Quinidine, Hydroquinidine, Disopyramide
- Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm III gồm: Dofetilide, Ibutilide, Amiodarone, Sotalol
- Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng
- Một số loại thuốc có chất chống vi trùng nhất định như: Erythromycin IV, Pentamidine, Paquinavir, Sparfloxacin, Halofantrine – thuốc đặc trị sốt rét
- Thuốc chống loạn tâm thần gồm: Haloperidol, Sultopride, Phenothiazin, Pimozide, Sertindole
- Thuốc chống dị ứng: Terfenadine, Astemizole, Mizolastine
- Chất làm loãng máu: Acenvitymarol, Warfarin
- Thuốc Cisapride, thuốc Vincamine IV, thuốc Bepridil và thuốcDiphemanil.
Ngoài ra Avelox cũng có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc có liên quan đến nhịp tim và thuốc làm giảm nồng độ kali khiến tình trạng sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Avelox tương tác với những loại thực phẩm, đồ uống nào?
Thuốc có khả năng tương tác với một số loại thực phẩm kể cả những loại thực phẩm được chế biến từ sữa. Hãy tìm kỹ hiểu những loại thực phẩm không nên sử dụng trong thời gian sử dụng thuốc để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Avelox làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của người bệnh như thế nào?
Thuốc có khả năng tương tác khiến tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trở nên xấu hơn. Do đó, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn đang gặp phải bất kỳ bệnh lý nào.
Tham khảo thêm: Opesinkast là thuốc gì? Công dụng, liều dùng & hướng dẫn sử dụng
4. Cách xử lý khi dùng thuốc thiếu liều hoặc quá liều
Nên làm gì khi quên một liều thuốc?
Nếu quên một liều thuốc, bạn nên uống liều đã quên ngay khi nhớ ra hoặc uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp đúng giờ. Tuyệt đối không nên uống bù hoặc uống gấp đôi số liều đã quy định.
Nên làm gì khi sử dụng thuốc quá liều?
Nếu bạn sử dụng thuốc quá số liều quy định gây nên tình trạng bất tỉnh hoặc khó thở, hãy gọi đến Trung tâm cấp cứu, Trung tâm kiểm soát chất độc hoặc đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và cấp cứu kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên mang theo hoặc liệt kê danh sách những loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược khác… để bác sĩ có thể xem xét.
5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc?
Người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc trong trường hợp thuốc không thể mang lại hiệu quả công dụng mà còn khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu dị ứng hoặc các triệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh trung ương như: Động kinh, xơ cứng động mạch não… làm tăng nguy cơ co giật, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để kịp thời tìm ra hướng giải quyết.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều lượng và cách sử dụng thuốc Avelox. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tổng hợp và tham khảo. Do đó bệnh nhân không được tự ý mua thuốc, dùng thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng thuốc. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Mucolator là thuốc gì?
- Thuốc Trahes có những công dụng gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!