Thuốc Atussin có tác dụng gì?

Atussin thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc có tác dụng kiểm soát các cơn ho do bệnh lao, cảm lạnh, cúm, viêm phế quản, hen phế quản, viêm thanh quản, viêm khí quản. Ngoài ra thuốc còn được dùng trong điều trị ho gà, ho do màng phổi bị kích ứng, viêm phổi, viêm phế quản phổi, hút thuốc quá độ và một số nguyên nhân khác.

Thuốc Atussin
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng, chống chỉ định và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Atussin

  • Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Dạng bào chế: Viên nén, siro
  • Quy cách đóng gói: Hộp 25 vỉ x 4 viên, hộp 1 chai 30ml, hộp 1 chai 60ml

Thông tin về thuốc Atussin

Thành phần

Viên nén

Viên nén Atussin được bào chế từ:

  • 10 mg Dextromethorphan. HBr
  • 1 mg Chlopheniramin maleat
  • 133mg Sodium citrat
  • 50 mg Glyceryl guaiacolat
  • 50 mg Ammonium Chlorid.

Siro

Mỗi 5ml siro Atussin chứa:

  • 5 mg Dextromethorphan. HBr
  • 1,33 mg Chlorpheniramin maleat
  • 133 mg Trisodium citrat dihydrat
  • 50 mg Ammonium chlorid
  • 50 mg Glyceryl Guaiacolat.

Công dụng

Thuốc Atussin có tác dụng kiểm soát những cơn ho xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Gồm:

  • Bệnh lao
  • Cảm lạnh
  • Cúm
  • Viêm phế quản
  • Hen phế quản
  • Viêm thanh quản
  • Viêm khí quản
  • Ho gà
  • Sởi
  • Viêm phổi
  • Viêm phế quản phổi
  • Viêm khí phế quản
  • Viêm họng
  • Màng phổi bị kích ứng
  • Hít phải các chất gây dị ứng
  • Hút thuốc quá độ
  • Ho có nguồn gốc tâm sinh.

Chống chỉ định

Thuốc Atussin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Ho xuất hiện ở những bệnh nhân bị suy chức năng hô hấp, bệnh hen, tăng nhãn áp, bệnh glôcôm góc hẹp, tắt cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị tắc môn vị – tá tràng, loét dạ dày chit
  • Trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Bệnh nhân đang sử dụng những loại thuốc ức chế monoamine oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm bệnh nhân điều trị bằng chlorpheniramin. Bởi các chất ức chế MAO có khả năng làm tăng tính chất chống tiết acetylcholine của hoạt chất chlorpheniramin
Chống chỉ định của thuốc Atussin
Thuốc Atussin chống chỉ định ở trẻ em dưới 2 tuổi

Cách dùng

Viên nén

Viên nén Atussin được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh uống thuốc cùng với ít nhất 240ml nước lọc hoặc sử dụng cùng với thức ăn. Thuốc phải được uống trọn một viên. Người bệnh không nên tán thuốc hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc trước khi sử dụng.

Siro

Thuốc Atussin được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh không nên pha loãng thuốc trước khi sử dụng.

Liều lượng

Liều dùng thuốc Atussin phụ thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, dạng bệnh lý, tình trạng sức khỏe và đáp ứng của từng đối tượng.

Viên nén

Liều lượng cho mỗi 6 – 8 giờ.

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 – 2 viên/lần.

Đối với trẻ em trên 12 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 1 – 2 viên/lần theo hướng dẫn của bác sĩ.

Siro

Liều lượng cho mỗi 6 – 8 giờ.

Đối với người lớn

  • Liều khuyến cáo: Dùng 15ml/lần (1 muỗng canh hoặc 3 muỗng cà phê).

Đối với trẻ em từ 7 – 12 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 10ml/lần (2 muỗng cà phê).

Đối với trẻ em từ 2 – 6 tuổi

  • Liều khuyến cáo: Dùng 5ml/lần (1 muỗng cà phê).

Đối với trẻ dưới 2 tuổi

  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Lưu ý

  • Liều dùng thuốc Atussin có thể thay đổi theo phác đồ điều trị và chỉ định liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo thêm: Thuốc Robitussin điều trị bệnh gì?

Bảo quản thuốc Atussin

Thuốc Atussin cần được bảo quản trong vỉ, trong lọ hoặc trong bao bì kín. Người bệnh không nên lấy thuốc ra ngoài khi chưa sử dụng. Bên cạnh đó, thuốc cần được bảo quản ở những nơi thoáng mát, có nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ẩm, tránh ánh nắng mặt trời và tránh xa tầm tay trẻ em.

Thuốc Atussin cần được bảo quản trong vỉ, trong lọ, trong bao bì, bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát có nhiệt độ dưới 30 độ C

Giá thuốc Atussin

Thuốc Atussin là sản phẩm của Công ty TNHH United International Pharma – Việt Nam. Thuốc đang được bán với giá 85.000 VNĐ/hộp 25 vỉ x 4 viên, 17.000 VNĐ/hộp 1 lọ 60ml, 15.000 VNĐ/hộp 1 lọ 30ml.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Atussin

Khuyến cáo khi dùng

Người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây trước khi sử dụng thuốc Atussin:

  • Đối với siro Atussin, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng khi nhận thấy dung dịch thuốc đổi màu hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường khác.
  • Thuốc Atussin có khả năng làm cơ thể buồn ngủ, mất nhanh nhẹn. Do đó những bệnh nhân đang trong thời gian chữa bệnh với thuốc không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc làm những công việc nguy hiểm. Việc thiếu tập trung có thể gây tai nạn.
  • Thuốc Atussin có khả năng tác động và làm tăng tác dụng an thần của những loại thuốc và chất gây ức chế thần kinh trung ương. Bao gồm: Thuốc ngủ, barbiturate, thuốc giảm đau gây nghiện, thuốc an thần, rượu. Tác dụng của những chất ức chế kháng choline cụ thể như thuốc chống trầm cảm ba vòng và atropine có thể tăng lên.
  • Thuốc Atussin và những loại thuốc chống giao cảm cần được sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch, cường giáp và bệnh tiểu đường.

Tác dụng phụ

Tác dụng làm dịu, thay đổi từ lơ mơ cho đến tình trạng ngủ li bì có thể xảy ra trong thời gian sử dụng thuốc Atussin. Tuy nhiên tình trạng này sẽ giảm bớt sau vài ngày. Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra bao gồm:

  • Rối loạn đường tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn và nôn ói, chóng mặt, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, đau bụng…
  • Rối loạn thần kinh trung ương: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, cảm thấy mệt mỏi…

Người bệnh cần sớm đến bệnh viện và thông báo với bác sĩ nếu cơ thể mắc phải một trong những tác dụng phụ nêu trên. Ngoài ra người bệnh cũng cần ngưng dùng thuốc Atussin và trao đổi với bác sĩ khi nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường khác. Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra và cho bạn áp dụng những biện pháp xử lý phù hợp.

Tương tác thuốc

Thuốc Atussin có khả năng tương tác với các chất gây ức chế thần kinh trung ương. Sự tương tác này có thể làm thay đổi hoạt động chữa bệnh của những loại thuốc. Đồng thời gây nguy hiểm.

Người bệnh cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng chất hoặc những loại thuốc chữa bệnh sau:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
  • Atropine
  • Thuốc ngủ
  • Barbiturate
  • Thuốc giảm đau gây nghiện
  • Thuốc an thần
  • Rượu.
Thuốc Atussin tương tác với các chất gây ức chế thần kinh trung ương làm thay đổi hoạt động chữa bệnh của các loại thuốc và gây nguy hiểm.

Quá liều và xử lý

Triệu chứng

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em

Khi sử dụng thuốc Atussin quá liều, cơ thể sẽ bị sốc và khiến trẻ sốt cao hoặc co giật.

Đối với người lớn

Việc sử dụng thuốc Atussin quá liều có thể khiến người bệnh mắc phải hội chứng kích thích gồm các triệu chứng sau:

  • Run rẩy
  • Kích động
  • Buồn ngủ
  • Nhịp tim nhanh
  • Giật cơ
  • Co giật xuất hiện cùng với các cơn động kinh.

Xử lý

Trong trường hợp sử dụng thuốc Atussin quá liều khiến cơ thể bị sốc và gây ra những phản ứng nghiêm trọng trên, người bệnh cần được chuyển đến bệnh viện. Bác sĩ tiến hành loại bỏ độc tố và hỗ trợ điều trị những triệu chứng.

Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi chữa bệnh với thuốc Atussin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về công dụng và mức độ an toàn của thuốc. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng thuốc để tránh gây nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm

Bị ho nên ăn và kiêng gì cho nhanh khỏi + khỏe?

Người bị ho nên ăn các thực phẩm giàu vitamin A, C hay các loại gia vị có tính kháng...

cách trị ho ngứa cổ họng

9 cách trị ho ngứa cổ họng hiệu quả ngay tại nhà

Có thể áp dụng các cách trị ho ngứa cổ họng tại nhà song song với việc dùng thuốc để...

Màu sắc của đờm giúp nhận biết những căn bệnh đang tiềm ẩn

Thông thường khi bị ho thường kèm theo chất nhầy mà dân gian vẫn hay gọi là đờm. Thực chất...

Tìm hiểu cách chữa ho bằng quả dứa được nhiều người sử dụng

Mẹo trị ho bằng quả dứa an toàn và tiết kiệm

Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nếu dùng đúng cách dứa còn có thể chữa...

7+ loại kẹo ngậm trị ho tốt nhất hiện nay và lưu ý

Các loại kẹo ngậm trị ho thường được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *