Công dụng và liều dùng của thuốc trị ho Robitussin

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Robitussin dược dùng để làm giảm ho do niêm mạc họng bị kích ứng bởi tác nhân gây bệnh nào đó. Đồng thời, thuốc giúp nới lỏng đờm và làm giảm tắc nghẽn, giúp ho và đẩy chất nhầy ra ngoài dễ dàng hơn.

Tác dụng của thuốc Robitussin
Dùng Robitussin trị ho

  • Tên gốc: Guaifenesin
  • Tên biệt dược: Scot-Tussin, Duratuss G, GG 200 NR, Ganidin NR, GuaiFENesin LA, Muco-Fen 1200, Liquibid, Organidin NR, Q-Bid LA, Robitussin.
  • Phân nhóm: Thuốc trị ho và cảm.
  • Dạng và hàm lượng thuốc Robitussin:Si rô hộp 1 chai 60 ml hoặc 120 ml. Viên nang 200 mg.

I. Tác dụng của thuốc Robitussin là gì?

Thuốc Robitussin có tác dụng trong việc làm giảm triệu chứng tắc nghẽn do đờm tiết nhiều trong cổ họng. Đờm sẽ được làm lỏng và đẩy ra ngoài dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thuốc còn được sử dụng để làm thông cổ do bị cảm lạnh, dị ứng hoặc nhiễm trùng hô hấp. Ngoài ra, Robitussin còn được bác sĩ chỉ định sử dụng điều trị một số căn bệnh khác mặc dù tác dụng của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc.

II. Cách sử dụng Robitussin như thế nào?

Người bệnh có thể sử dụng Robitussin sau khi ăn hoặc trước khi ăn theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bệnh nhân đang tự điều trị bệnh hãy làm theo hướng dẫn sử dụng trên bao gói sản phẩm. Hoặc cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ.

Đối với trường hợp dùng Robitussin dạng viên nang, người bệnh không nên chia nhỏ thuốc mà hãy nuốt cả viên. Bởi thành phần Guaifenesin có trong thuốc thường gây đắng. Nếu dùng thuốc dạng si rô, hãy đo thuốc đúng theo thể tích quy định. Nên dùng dụng cụ đo có kèm theo thuốc, không dùng muỗng để ước lượng. Tránh trường hợp sử dụng thuốc không đúng liều.

III. Liều dùng Robitussin dành cho người lớn và trẻ nhỏ

Để đáp ứng điều trị, tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng mà bác sĩ sẽ kê liều dùng ở mỗi đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình dùng, bệnh nhân nên lưu ý không dùng quá 6 liều trong một ngày. Và không được bỏ liều hay uống tăng liều, đồng thời không nên sử dụng thuốc thường xuyên so với chỉ dẫn của chuyên viên y tế.

1/ Liều dùng thông thường dành cho người lớn bị ho

  • Liều dùng tấn công: Uống 200 – 400 mg mỗi lần và cách 4 tiếng uống một lần. Tuy nhiên, liều dùng trong ngày không vượt quá 2,4 g/ngày.
  • Liều dùng duy trì: Uống 600 – 1200 mg sau mỗi 12 giờ. Và liều dùng trong ngày không vượt quá 2,4 g/ngày.

2/ Liều dùng dành cho trẻ em bị ho

Liều dùng tấn công:

  • Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: Dùng 12 mg/kg/ngày chia đều ra làm 6 và cho trẻ uống trong ngày.
  • Trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Sử dụng 50 – 100 mg/kg/ngày, cách 4 tiếng uống một lần nhưng lượng thuốc không được vượt quá 600 mg/ngày.
  • Trẻ từ 6 đến 11 tuổi:  Dùng 100 đến 200 mg,  cách 4 tiếng uống và không uống vượt quá 1,2 g/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: Cách 4 tiếng uống 1 lần và mỗi làn uống từ  200 – 400 mg, không vượt quá 2,4 g/ngày.
Liều dùng thuốc Robitussin như thế nào?
Không nên dùng muỗng để đong thuốc, tránh sử dụng sai liều.

Liều dùng duy trì:

  • Với trẻ từ 2 đến 5 tuổi: Cách 12 tiếng uống 1 lần, mỗi lần uống 300 mg, không được uống vượt quá 600 mg/ngày
  • Trẻ 6 đến 11 tuổi: 600 mg uống mỗi 12 giờ và không được vượt quá 1,2 g/ngày.
  • Trẻ từ 12 tuổi trở lên: 600 đến 1200 mg sau 12 tiếng, không vượt quá 2,4 g /ngày.

(*) Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn lạm dụng Robitussin?

Lạm dụng Robitussin có thể dẫn đến quá liều và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Chẳng hạn như:

  • Người bệnh bị kích động, cơ thể mệt mỏi, bồn chồn, hồi hộp.
  • Thở chậm, khó thở.
  • Nhịp tim nhanh, không ổn định.
  • Khả năng nhìn bị ảnh hưởng.
  • Chóng mặt.
  • Ảo giác.
  • Co giật.

(*) Mang thai và cho con bú có nên dùng Robitussin hay không?

Cho đến hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa đưa ra công bố chính thức liệu hoạt chất chứa trong thuốc Robitussin có gây hại cho thai nhi hay không. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc.

IV. Tác dụng phụ của thuốc Robitussin

Robitussin thường không gây những tác dụng phụ nghiêm trọng nhưng người bệnh có thể gặp một vài phản ứng điển hình sau đây:

  • Buồn ngủ
  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau bụng.
  • Người cảm thấy bồn chồn và hồi hộp.

V. Robitussin tương tác với những loại thuốc nào?

Robitussin có thể thương tác với bất cứ loại thuốc nào người bệnh đang dùng, bao gồm cả vitamin, thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược hay thuốc tân dược theo toa và không theo toa. Một vài loại thuốc có thể tương tác làm thay đổi tác dụng Robitussin như:

Nhóm thuốc ức chế monoamin oxydase (MAOI).

  • Isocarboxazid.
  • Rasagiline.
  • Selegiline.
  • Phenelzin.
  • Tranylcypromine.

Để tránh hiện tượng tương tác thuốc, bệnh nhân nên liệt kê tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng để bác sĩ xem xét. Họ sẽ giúp đưa ra thuốc điều trị phù hợp hoặc thay đổi liều lượng dùng thích hơp.

VI. Lời khuyên từ dược sĩ khi dùng thuốc Robitussin

Robitussin là thuốc giảm ho và giảm tắc nghẹt ngực. Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc đạt được kết quả cao và hạn chế tác dụng phụ, người bệnh nên tuân thủ đúng yêu cầu bác sĩ đề ra. Không được tự ý dùng, thay đổi liều lượng hay ngưng thuốc một cách đột ngột khi không có sự chỉ định của chuyên viên tư vấn y tế.

Ngoài ra, không dùng Robitussin để điều trị các triệu chứng tắc nghẽn đờm hoặc ho do các bệnh sau gây ra:

  • Viêm phế quản mãn tính.
  • Ho do hen suyễn.
  • Khí phế thũng.
  • Do hút thuốc lá.

Ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Ho mang tính chất bảo vệ cơ thể nhằm loại bỏ đàm, các chất dịch do phổi hay phế quản...

7 cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất

7 cách trị ho về đêm cho trẻ an toàn, hiệu quả nhất

Nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, uống trà gừng, ngậm mật ong, hoặc ăn quất hấp mật...

Bị ho ở ba tháng đầu thai kỳ rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi.

Mang thai 3 tháng đầu bị ho có ảnh hưởng tới thai nhi ?

Phụ nữ mang thai thường dễ bị ho vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Ho sẽ gây ra những ảnh...

Tìm hiểu cách chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu

Bài thuốc chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu cực hay

Bên cạnh việc uống thuốc tây, chữa ho có đờm bằng rễ cây dâu tằm cũng có thể khắc phục...

trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá an toàn hiệu quả

Trị ho cho bà bầu bằng rau tần dầy lá là mẹo dân gian được áp dụng tương đối phổ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.