Thuốc Atozet có công dụng gì?

Thuốc Atozet là thuốc hỗ trợ điều trị bệnh cholesterol trong máu. Thuốc có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu, hạn chế hấp thụ cholesterol ở ruột non và giúp người dùng phòng tránh nguy cơ bị động mạch vành.

Thuốc Atozet giúp làm giảm lượng Cholesterol trong máu, tránh bệnh động mạch vành.
Thuốc Atozet giúp làm giảm lượng Cholesterol trong máu, tránh bệnh động mạch vành.
  • Tên biệt dược: Atozet®;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc tim – mạch;
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim hình nang.

Những thông tin cần biết về thuốc Atozet

1. Thành phần

Mỗi viên thuốc Atozet đều có chứa các thành phần sau:

  • Ezetimibe: Có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thụ chất béo từ thức ăn.
  • Atorvastatin: Có tác dụng làm giảm lượng Cholesterol có hại và triglycerides trong cơ thể.

Tỷ lệ hàm lượng hóa dược trong thuốc

Thuốc Atozet được bào chế ở 4 tỷ lệ thành phần khác nhau:

  • Mỗi viên Atozet 10mg/10mg có chứa: 10mg ezetimibe và 10mg atorvastatin;
  • Mỗi viên Atozet 10mg/20mg có chứa: 10mg ezetimibe và 20mg atorvastatin;
  • Mỗi viên Atozet 10mg/40mg có chứa: 10mg ezetimibe và 40mg atorvastatin;
  • Mỗi viên Atozet 10mg/80mg có chứa: 10mg ezetimibe và 80mg atorvastatin.

2. Chỉ định – công dụng

Thuốc Atozet có các công dụng như sau:

  • Hỗ trợ người bệnh ăn kiêng, hạn chế cholesterol;
  • Điều trị tăng cholesterol máu nguyên phát;
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ở bệnh nhân động mạch vành.

3. Chống chỉ định

Thuốc Atozet không thích hợp để chỉ định điều trị ở các bệnh nhân sau:

  • Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Người mắc bệnh gan;
  • Người bị tăng transaminase huyết dai dẳng;
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú.

4 Cách dùng và liều dùng

Bệnh nhân uống thuốc Atozet với nước lọc. Lưu ý, bệnh nhân không nên uống thuốc bằng các loại nước có chứa cồn (như rượu, bia) hoặc nước có gas, có cafein.

Kết hợp uống thuốc với một chế độ ăn kiêng khoa học, theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Liều lượng dùng thuốc như sau:

Điều trị bệnh động mạch vành, tăng cholesterol máu nguyên phát

  • Số lượng: 1 viên/ngày
  • Hàm lượng: 10/10mg – 10/80mg, tùy vào chỉ định của bác sĩ.

Điều trị tăng cholesterol máu có tính gia đình đồng hợp tử

  • Số lượng: 10/80mg/lần;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

Đối với bệnh nhân cao tuổi, suy thận, suy gan

  • Dùng thuốc theo liều lượng bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Lưu ý, liều dùng trên đây chỉ áp dụng cho người lớn và mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chỉ định thay thế cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế. Mỗi trường hợp bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định liều dùng khác nhau.

Dùng thuốc Atozet theo chỉ dẫn về liều lượng và chế độ ăn kiêng của bác sĩ.
Dùng thuốc Atozet theo chỉ dẫn về liều lượng và chế độ ăn kiêng của bác sĩ.

5. Bảo quản thuốc

Bảo quản thuốc Atozet ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Khi chưa có nhu cầu sử dụng, hãy bảo quản thuốc nguyên vẹn trong vỉ.

Để thuốc Atozet ở xa tầm tay của trẻ em.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Atozet

1. Thận trọng

Khi có ý định dùng thuốc Atozet, các bệnh nhân sau đây cần cân nhắc:

  • Bệnh cơ, tiêu cơ vân: Thuốc có thể gây ra hiện tượng đau cơ, tiêu cơ vân.
  • Bệnh nhân suy gan;
  • Bệnh nhân vừa bị đột quỵ;
  • Bệnh nhân bị thiếu máu cục bộ thoáng qua;
  • Bệnh nhân đái tháo đường;
  • Người bệnh phổi kẽ;
  • Trẻ em.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Atozet được kiểm định lâm sàng là an toàn ở 2400 trường hợp người bệnh. Tuy nhiên, thuốc vẫn có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn sau đây:

  • Trầm cảm;
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ;
  • Rối loạn giấc ngủ;
  • Chóng mặt;
  • Nhức đầu;
  • Rối loạn vị giác;
  • Cảm giác nóng nực;
  • Khó thở;
  • Tiêu chảy;
  • Chướng bụng;
  • Đau bụng dưới;
  • Đau bụng trên;
  • Khó tiêu;
  • Viêm dạ dày;
  • Táo bón;
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn;
  • Khó chịu dạ dày;
  • Tăng nhu động ruột;
  • Nổi mề đay;
  • Xuất hiện mụn trứng cá;
  • Đau cơ;
  • Đau lưng;
  • Mỏi cơ;
  • Yếu cơ;
  • Cơ co thắt;
  • Mệt mỏi;
  • Suy nhược cơ thể;
  • Sưng phù;
  • Suy giảm trí nhớ, đãng trí;
  • Mờ mắt;
  • Rối loạn thị giác;
  • Ù tai;
  • Chảy máu cam;
  • Đau họng, đau thanh quản;
  • Tăng huyết áp.

Trên đây là những triệu chứng thường gặp, hoặc hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, các tác dụng ngoài ý muốn của thuốc có thể xuất hiện khác nhau ở nhiều người hoặc không xuất hiện, tùy vào thể trạng của bệnh nhân.

Nếu trong quá trình uống thuốc Atozet, nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, bạn nãy thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Atozet có những phản ứng tương tác với các loại thuốc sau:

  • Clarithromycin;
  • Các loại thuốc ức chế protease;
  • Itraconazol;
  • Trái bưởi;
  • Cyclosporin;
  • Thuốc kháng axit có chứa ma-giê và nhôm hydroxid;
  • Cholestyramin;
  • Gemfibrozil;
  • Fenofibrat;
  • Acid fusidic;
  • Amiodaron;
  • Antipyrin;
  • Colestipol;
  • Digoxin;
  • Các thuốc tránh thai đường uống;
  • Niacin;
  • Amlodipin;
  • Colchicin.

Người dùng không nên uống đồng thời thuốc Atozet với các loại thuốc kể trên. Việc kết hợp thuốc Atozet với những loại thuốc này sẽ làm chúng có điều kiện tác dụng với nhau và gây hại cho sức khỏe người dùng.

Hãy cho bác sĩ của bạn biết ý định kết hợp dùng thuốc Atozet với những loại thuốc nào. Họ sẽ giúp bạn phòng tránh tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra.

Khi dùng thuốc Atozet, bạn nên tránh dùng kèm với một số loại thuốc khác vì chúng tương tác lẫn nhau.
Khi dùng thuốc Atozet, bạn nên tránh dùng kèm với một số loại thuốc khác vì chúng tương tác lẫn nhau.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Qua các nghiên cứu lâm sàng, các nhà nghiên cứu cho biết, hai chất Ezetimibe và Atorvastatin trong thuốc Atozet không gây ra những tác hại nghiêm trọng cho cơ thể khi sử dụng quá liều. Tuy nhiên, bạn không nên chủ quan, lạm dụng thuốc hoặc dùng thuốc Atozet với liều lượng quá lớn. Thuốc men có thể sẽ phản tác dụng nếu dùng không đúng cách.

Nếu bạn sử dụng thuốc Atozet quá liều và gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, cản trở đời sống sinh hoạt, hãy báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

5. Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc?

Bệnh nhân ngừng uống thuốc khi:

  • Bác sĩ yêu cầu;
  • Đã điều trị dứt điểm bệnh cholesterol trong máu;
  • Dị ứng với thuốc;
  • Cơ thể xuất hiện những triệu chứng khó chịu.

Thực hư lời đồn lá ớt chữa đột quỵ?

Lá Ớt Chữa Đột Quỵ Có Tốt Đúng Như Lời Đồn Hay Không?

Lá ớt chữa đột quỵ là một trong những phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Thực...

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách

Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh

Biết cách sơ cứu tai biến giúp bạn chủ động xử lý tình huống, hỗ trợ người bệnh an toàn...

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đơn giản

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch đúng cách theo Đông Y

Cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch mang lại tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu. Áp...

Lưu ý khi sử dụng thực phẩm hạ huyết áp

12 Loại Thực Phẩm Hạ Huyết Áp An Toàn, Hiệu Quả Cao

Lựa chọn đúng loại thực phẩm hạ huyết áp giúp người bệnh sớm điều trị khỏi tình trạng tăng huyết...

Lợi ích của yến sào đối với sức khỏe

Người Cao Huyết Áp Có Dùng Được Yến Sào (Ăn + Uống)?

Người cao huyết áp có dùng được yến sào không là thắc mắc được quan tâm hiện nay. Như các...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.