Acetohexamide - Thuốc Hạ Đường Huyết Và Lưu Ý Khi Dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Acetohexamide là thuốc hạ đường huyết thuộc thế hệ đầu của Sulfonylurea. Công dụng kích thích sản sinh insulin từ các tế bào beta tuyến tụy và tăng hiệu quả sử dụng insulin, nhờ đó giúp giảm hàm lượng đường trong máu. Thuốc được sử dụng cho đối tượng người mắc tiểu đường loại 2, không có hiệu quả điều trị cho người bị tiểu đường loại 1.

Acetohexamide - Thuốc hạ đường huyết và lưu ý khi dùng
Thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường

Acetohexamide là gì?

Trong số các loại thuốc giúp người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát tình trạng tăng đường huyết có thuốc Acetohexamide. Đây là tác nhân hạ đường huyết thuộc Sulfonylurea thế hệ đầu tiên, nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Người bệnh không nên tự ý sử dụng Acetohexamide, chỉ dùng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu sử dụng quá liều có thể dẫn đến các nguy cơ nguy hại cho sức khỏe. Hiện nay, tại thị trường Mỹ, Acetohexamide đã bị ngừng sử dụng.

Công dụng của Acetohexamide

Như đã đề cập, thuốc Acetohexamide là một Sulfonylurea dạng uống, là thế hệ đầu tiên với tác dụng trung gian. Theo đó, thuốc có tác dụng giảm đường huyết trong cơ thể người bệnh thông qua quá trình kích thích hoạt động của tế bào beta tuyến tụy sản xuất và sử dụng hiệu quả insulin. 

Đồng thời, tuyến tụy cũng hoạt động sản xuất insulin để thuốc có thể hoạt động thuận lợi. Theo nghiên cứu, Acetohexamide có hiệu lực tương tự ⅓ thuốc Chlorpropamide và gấp đôi thuốc Tolbutamide cũng thuộc nhóm Sulfonylurea. 

Do thuốc hoạt động phụ thuộc vào các tế bào beta của tuyến tụy nên trong trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 gần như Acetohexamide không có tác dụng. Chính vì thế, thuốc hiện nay chỉ được chỉ định cho những trường hợp người mắc tiểu đường type 2. 

Ngoài công dụng được ghi trên nhãn hiệu của thuốc, một số công dụng khác không liệt kê nhưng đã thông qua kiểm duyệt được bác sĩ linh hoạt chỉ định cho các trường hợp phù hợp. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ hướng dẫn nhằm tránh các rủi ro ảnh hưởng sức khỏe.

Chỉ định và chống chỉ định Acetohexamide

Thuốc được chỉ định điều trị bệnh tiểu đường trong trường hợp đường huyết tăng cao ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Người bệnh chỉ sử dụng khi được yêu cầu và cần đảm bảo tuân thủ tuyệt đối liều lượng và thời gian sử dụng, cũng như kết hợp thuốc khi cần thiết theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chỉ định và chống chỉ định Acetohexamide
Acetohexamide được chỉ định cho bệnh nhân tiểu đường type 2

Một số trường hợp chống chỉ định sử dụng nhóm thuốc Sulfonylurea, trong đó có thuốc Acetohexamide như sau:

  • Không dùng thuốc đối với bệnh nhân mắc tiểu đường type 1, người nhiễm toan ceton do tiểu đường gây ra.
  • Không sử dụng thuốc cho người đang mắc bệnh hoặc gặp vấn đề về gan và thận.
  • Tránh dùng cho những bệnh nhân bị bệnh tim, người nghiện rượu.

Trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Mặc dù cho đến hiện nay, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào cho thấy các rủi ro của thuốc đối với cơ thể của thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai kỳ, phụ nữ không tùy tiện sử dụng nếu chưa được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cụ thể.

Cách sử dụng Acetohexamide

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc thời gian dùng thuốc. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ về các thắc mắc trong quá trình điều trị. 

Trong trường hợp sử dụng quá liều, nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, bạn cần cung cấp thông tin về thuốc đang dùng và đã dùng, bao gồm thuốc có kê toa và không kê toa để bác sĩ chẩn đoán và xử lý theo phương pháp phù hợp.

Trường hợp sử dụng thiếu liều dùng đã được chỉ định, bạn nên nhanh chóng sử dụng sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu lần uống thuốc này gần với thời gian cho liều tiếp theo bạn chỉ nên sử dụng liều tiếp theo và bỏ qua liều đã quên sử dụng. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi để tránh rủi ro không mong muốn. 

Tác dụng phụ của Acetohexamide

Khi sử dụng thuốc Sulfonylurea nói chung và thuốc Acetohexamide nói riêng, bạn có thể gặp phải một vài tác dụng phụ sau đây: 

  • Đổ mồ hôi, chóng mặt, căng thẳng, đầu óc lú lẫn.
  • Tăng cân, nước tiểu có màu sẫm, dạ dày xuất hiện cảm giác khó chịu. 
  • Đa phần thuốc Sulfonylurea hạ đường huyết đều nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Do đó, người bệnh khi tiếp xúc với ánh nắng trong thời gian điều trị có thể bị phát ban, dị ứng da.

    Tác dụng phụ của Acetohexamide
    Trong quá trình sử dụng thuốc hạ đường huyết người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ

Đây là một vài tác dụng phụ thường gặp của người bệnh khi sử dụng thuốc hạ đường huyết. Mỗi cơ địa khác nhau có thể sẽ xảy ra các tác dụng phụ khác. Do đó, bạn nên theo dõi tình trạng cơ thể, nếu nhận thấy bất thường, bạn nên thông báo và hỏi đáp thắc mắc với bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tương tác thuốc Acetohexamide

Thuốc có thể bị ảnh hưởng hoạt động khi gặp phải các loại thuốc không hòa hợp khác. Đồng thời, cũng có một số loại thuốc hỗ trợ Acetohexamide hoạt động để giảm đường trong máu. Do đó, người bệnh sẽ được bác sĩ theo dõi sát sao để tránh các tương tác không mong muốn và điều chỉnh liều lượng khi cần thiết.

Dưới đây là danh mục một số loại thuốc có thể làm ảnh hưởng hoạt động của Acetohexamide hay thuốc thuộc nhóm Sulfonylurea:

  • Thuốc chống nấm azole: Ketoconazole, fluconazole,…
  • Thuốc kháng sinh: Ciprofloxacin, chloramphenicol, sulfonamide, rifampin, isoniazid,…
  • Thuốc hạ cholesterol: Gemfibrozil, clofibrate,…
  • Thuốc chống trầm cảm, chất chẹn H2, thuốc trị bệnh gout, thuốc huyết áp và một số loại thuốc khác.

Bên cạnh tương tác giữa các thuốc với nhau, Acetohexamide có thể tương tác với thực phẩm và thức uống. Trong đó, bạn nên cực kỳ thận trọng với rượu, bởi rượu có thể khiến thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.

Tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để có chế độ ăn uống hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường. Đồng thời, trong thời gian sử dụng thuốc nếu có vấn đề bất thường về sức khỏe, bạn nên thông báo sớm với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết

Acetohexamide hay những loại thuốc hạ đường huyết khác được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, để hạn chế các nguy cơ xảy ra tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc, bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây:

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc hạ đường huyết
Thăm khám và thực hiện điều trị với thuốc hạ đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định. Khi sử dụng thuốc hạ đường huyết không đúng cách và liều lượng, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro nguy hiểm.
  • Tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh tình trạng thay đổi liều dùng hay thời gian sử dụng thuốc khi chưa được yêu cầu. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị, nghiêm trọng hơn là khiến bệnh chuyển biến nặng nề, gây khó khăn cho công tác điều trị.
  • Kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt ăn uống phù hợp góp phần thúc đẩy hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ không mong muốn.
  • Tái khám định kỳ, theo dõi đường huyết thường xuyên để kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả. Nhanh chóng thông báo với bác sĩ hoặc trực tiếp đến cơ sở y tế gần nhất khi phát sinh vấn đề trong thời gian sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường.

Acetohexamide là thuốc hạ đường huyết thuộc nhóm thuốc Sulfonylurea. Bạn đọc trước khi sử dụng cần thăm khám kiểm tra tình trạng sức khỏe, đo chỉ số đường huyết và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn điều trị. Không nên tự ý sử dụng bất kỳ thuốc hạ đường huyết nào, kể cả thuốc Acetohexamide để đảm bảo an toàn sức khỏe, giúp việc kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Các cây thuốc nam trị tiểu đường tốt và cách dùng

Một số loại cây thuốc nam trị tiểu đường có thể kể đến như lá dứa, mạch môn, sầu đâu,...

Các thuốc trị tiểu đường của Mỹ tốt nhất và giá bán

Để kiểm soát và ổn định được lượng đường trong máu hay các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì...

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì tốt nhất?

Đa số mọi người có quan niệm rằng việc thêm các loại hoa quả vào chế độ ăn uống sẽ...

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì để con & mẹ khỏe?

Bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Tình...

Chỉ số đường huyết bình thường, lúc đói – sau ăn…?

Chỉ số đường huyết là giá trị của nồng độ đường (glucose) trong máu, thường được sử dụng để chẩn...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.