Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe tim mạch
Thói quen ngủ sớm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn ngăn ngừa được một số vấn đề về tim mạch, đặc biệt là bệnh xơ vữa động mạch.
Nghiên cứu giúp giải quyết bí ẩn về việc giấc ngủ giúp bạn chống lại bệnh tim
Gần đây, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã xác định rằng họ đã tiến những bước gần hơn trong việc giải quyết các bí ẩn về cách mà một giấc ngủ ngon bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim.
Trong các nghiên cứu, họ đã sử dụng những cá thể chuột và phát hiện ra một cơ chế chưa từng được biết đến trước đây giữa não, tủy xương và các mạch máu. Cơ chế này hoạt động có vẻ để chống lại sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch, xơ cứng động mạch. Theo đó, điều kiện cần và đủ để vận hành cơ chế này là những giấc ngủ đảm bảo chất lượng.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Viện tim phổi và máu quốc gia (NHLBI), đây là một nhánh nhỏ của Viện sức khỏe quốc gia. Kết quả của nghiên cứu sẽ được trình bày một cách đầy đủ trên tạp chí Nature.
(Viện tim phổi và máu quốc gia NHLBI là một tổ chức lãnh đạo toàn cầu trong việc thực hiện và hỗ trợ các nghiên cứu về bệnh tim, phổi, máu, rối loạn giấc ngủ. Tổ chức này còn giúp nâng cao kiến thức khoa học và cải thiện sức khỏe cộng đồng).
Song song với đó, các nhà nghiên cứu cho biết việc phát hiện ra phương thức này sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc. Những giấc ngủ chất lượng từ đó sẽ có thể duy trì sức khỏe tim mạch và cung cấp các mục tiêu mới để chống lại bệnh tim. Như chúng ta đã biết, bệnh tim là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nữ và nam giới.
Trao đổi về vấn đề này, Filip Swirski – Giáo sư tiến sỹ tại trường Y Harvard và cũng là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã xác định được một cơ chế mà trong đó một hormone não kiểm soát việc sản xuất các tế bào viêm tủy xương, theo cách giúp bảo vệ các mạch máu khỏi sự hư hại”.
Filip Swirski cũng cho biết thêm: “Cơ chế chống viêm này được điều chỉnh bởi giấc ngủ, và do vậy nó có thể sẽ bị phá vỡ nếu như bạn thường xuyên mất ngủ hoặc có những giấc ngủ kém chất lượng. Đó là một phần của toàn bộ kết quả.”
Giáo sư Swirski còn lưu ý rằng trong khi các cơ chế tương tự khác có thể tồn tại thì những phát hiện này, dù sao cũng mang đến những thú vị. Cụ thể thì những nghiên cứu gần đây đã liên kết tình trạng thiếu ngủ, một số rối loạn của giấc ngủ (như ngưng thở khi ngủ) sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì, tiểu đường, ung thư và bệnh tim.
Thế nhưng, các nhà khoa học lúc này lại chú ý rất ít về nền tảng tế bào để có thể giải thích về mối liên hệ giữa giấc ngủ, sức khỏe và tim mạch của chúng ta.
Thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc là một vấn đề sức khỏe mang tính cộng đồng và ảnh hưởng đến hàng triệu người ở mọi lứa tuổi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những giấc ngủ chất lượng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta. Thế nhưng thực tế lại cho thấy có ít hơn 1/2 số người trưởng thành ở Mỹ đáp ứng được giấc ngủ kéo dài từ 7-8h mỗi ngày.
Để có thể tìm hiểu thêm về tác động của sự thiếu ngủ đối với bệnh tim mạch, các nhà nghiên cứu đã tiến hành tập trung vào một nhóm chuột (đã được biến đổi gen) để phát triển chứng xơ vữa động mạch trên chúng. Theo đó, họ đã gián đoạn giấc ngủ của 1/2 số chuột trong đó, 1/2 còn lại cho ngủ bình thường.
Theo thời gian, số chuột bị mất ngủ có sự phát triển các tổn thương động mạch với kích cỡ lớn hơn nhiều so với những con chuột còn lại. Nói một cách cụ thể thì các mảng xơ vữa động mạch ở những con chuột bị gián đoạn giấc ngủ lớn hơn 1/3 so với số chuột được ngủ bình thường.
Những con chuột bị gián đoạn giấc ngủ cũng tạo ra gấp đôi các tế bào viêm trong hệ thống tuần hoàn, đồng thời chúng cũng có lượng hypocretin thấp hơn đáng kể. Đây là một loại hormone được sản sinh từ não bộ, có vai trò chính trong việc điều hòa giấc ngủ.
Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng số chuột thiếu ngủ khi được bổ sung hypocretin có xu hướng tạo ra ít tế bào viêm hơn, đồng thời có xu hướng tạo ra ít tế bào viêm hơn, phát triển các tổn thương do xơ vữa động mạch nhỏ hơn so với những con không được bổ sung. Từ kết quả này, nhà nghiên cứu có thể chứng minh rằng mất hypocretin trong khi giấc ngủ bị gián đoạn cũng góp phần gây xơ vữa động mạch.
Các nghiên cứu này được cảnh báo rằng cần thực hiện ở người thì mới có thể xác nhận được sự tác động của hypocretin một cách chính xác.
Tuy vậy, các chuyên gia về lĩnh vực y tế cho biết, tập trung vào cơ chế sinh học vừa được phát hiện (gọi là trục miễn dịch thần kinh) có thể là một bước đột phá. Từ thành quả này mà một ngày không xa, phương pháp điều trị bệnh tim, giấc ngủ và các rối loạn liên quan khác có thể được hoàn thiện hơn.
Tiến sỹ, Giám đốc trung tâm nghiên cứu rối loạn giấc ngủ tại NHLBI – ông Michael Twery cho biêt thêm: “Đây dường như là minh chứng trực tiếp nhất cho các mối liên hệ về mặt phân tử liên quan đến các yếu tố nguy cơ về máu và tim mạch, đối với giấc ngủ”. Trong đó, sinh học tuần hoàn đề cập đến đồng hồ của cơ thể, chi phối biểu hiện của nhiều gen trong hầu hết mô và sự điều hòa của chu kỳ ngủ – thức.
Twery nói thêm: “Hiểu được tác động tiềm tàng của giấc ngủ kém chất lượng và sức khỏe sinh học đối với sự hình thành tế bào máu và mạch máu đã mở ra con đường mới trong việc phát triển các phương pháp điều trị”.
Thông báo này mô tả một nghiên cứu cơ bản. Trong đó, nghiên cứu cơ bản làm tăng hiểu biết của chúng ta về hành vi và sinh học, đó là nền tảng để thúc đẩy những phương thức mới tốt hơn để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh.
Bởi vì khoa học là một quá trình không thể đoán trước và không ngừng phát triển, nên mỗi tiến bộ nghiên cứu được xây dựng dựa trên những khám phá ở trong quá khứ. Hầu hết các tiến bộ lâm sàng sẽ không được thực hiện nếu không có các kiến thức nghiên cứu cơ bản.
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!