Lợi ích của cây ô rô đối với sức khỏe

Ô rô được chia thành 2 loại chính là cây ô rô cạn và cây ô rô nước. Ở mỗi loại khác nhau sẽ có những đặc điểm và dược tính khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều là các loại thảo dược được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh. Vậy cây ô rô có tác dụng gì, đặc điểm ra sao? Cùng tìm hiểu rõ hơn các thông tin về loại thảo dược này thông qua bài viết sau đây.

Cây ô rô có tác dụng gì?
Cây ô rô có tác dụng gì?

Những thông tin cần biết về cây ô rô

Để tìm hiểu cây ô rô có tác dụng gì, trước tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu đặc điểm của loại cây này.

1. Mô tả đặc điểm

Ô rô được phân thành 2 dạng chính là ô rô cạn và ô rô nước. Tùy vào các đặc điểm và dược tính khác nhau mà công dụng của chúng cũng có sự khác biệt. Cụ thể như sau:

Cây ô rô cạn

Cây ô rô còn được gọi với nhiều tên gọi khác như thiết thích ngãi, đại kế, thích kế, cây ô rô nước, thích khái tử, dã thích thái, mã dế, sơn ngưu bàng, hê hạng thảo,… Đây là một loại thân thảo, sống lâu năm. Là loại cây bản địa của vùng Viễn Đông, được phân bố ở nhiều quốc gia khác nhau như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc… Chúng có đặc điểm như sau:

Thân cây ô rô cạn có màu xanh lục, nhỏ, mảnh, nhiều rãnh dọc. Nó có thể mọc cao từ 58 – 80 cm hoặc hơn. Rễ trụ của cây dài, phình to, xung quanh có nhiều rễ phụ. Lá mọc so le, không có cuống, chia thành thùy, có chiều dài khoảng 20 – 40 cm hoặc hơn, rộng từ 5 – 10 cm, mép có gai dài, mặt trên nhẵn, đầu nhọn. Càng lên phần ngọn, lá càng nhỏ lại và chia thành nhiều thùy hơn. 

Hoa của cây ô rô cạn có màu tím, lưỡng tính, nở thành cụm hình cầu, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành. Mỗi cụm hoa có đường kính khoảng 3 – 5 cm. Quả thuôn dài, hình hơi dẹt, hạt chứa nhiều dầu. Loại cây này thường ra hoa vào tháng 5 – 7, cho quả vào tháng 8 – 10.

Cây ô rô nước

Ô rô nước cũng là một loại thảo dược thuộc chi ô rô. Khác với ô rô cạn, cây ô rô nước là loại cây bản địa của Ấn Độ và Sri Lanka. Thân cây có màu luc nhạt, tròn nhẵn. Lá có phiến cứng, mọc đối xứng nhau, mặt trên nhẵn, xung quanh viền có gai.

Ngoài ra, nếu hoa của cây ô rô cạn có màu tím thì hoa của cây ô rô nước lại có màu xanh lam hoặc màu trắng. Quả của nó hình bầu dục, chứa 4 hạt dẹp, màu nâu bóng, vỏ trắng trắng và xốp. Hoa và quả của cây ô rô nước thường có vào tháng 10 và tháng 11.

Cây ô rô nước thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao như ven sông, suối
Cây ô rô nước thường mọc ở những nơi có độ ẩm cao như ven sông, suối

2. Phân bố

Ở mỗi loại ô rô khác nhau thì sự phân bố của chúng cũng có sự khác biệt:

Tại nước ta, ô rô cạn thường mọc hoang ở vùng trung du và miền núi phía Bắc và miền Trung. Nó cũng được trồng bằng hạt ở những chân đồi thấp, các triền núi. Bởi đây là một loại thảo dược rất dễ trồng, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, ưa nắng…

Còn đối với cây ô rô nước, tương tự như tên gọi của nó, đây là một loại cây ưa ẩm. Do đó, chúng thường mọc dại ở những vùng đầm lầy, nơi có độ ẩm cao như ven ao hồ, sông suối. Chính vì vậy, việc tìm kiếm cây ô rô khá là dễ dàng.

3. Thu hái và chế biến

Theo kinh nghiệm dân gian, vào mùa hạ và mùa thu bạn có thể thu hái cây ô rô cạn về để sử dụng dần.Tuy nhiên, thời gian thu hoạch tốt nhất được cho là vào mùa thu. Bởi lúc này hoa đang nở rộ, các thành phần dược tính trong cây đang ở ngưỡng cao nhất. Hơn nữa, vào mùa này rễ của cây ô rô cạn sẽ to hơn những mùa khác.

Do đó, nếu dùng rễ ô rô để chữa bệnh, chỉ cần đào chúng về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, chặt nhỏ. Sau đó phơi thật khô để sử dụng dần.

Đối với cây ô rô nước, thời gian thu hoạch của nó thường muộn hơn. Bởi phải đến tận tháng 10 – 11 thì chúng mới nở hoa.

3. Thành phần dược tính

Ở mỗi loại ô rô khác nhau, chúng sẽ có thành phần dược tính khác nhau. Cụ thể như sau:

+ Cây ô rô cạn: 

Cây ô rô cạn có vị ngọt, tính bình, thường được chỉ cho các đối tượng mắc các bệnh lý liên quan đến máu do xuất huyết hoặc do nhiệt như thổ huyết, tiểu ra máu, băng huyết, rong kinh… Bên cạnh đó, cây ô rô cạn cũng được dùng để trị ghẻ lở, mụn nhọt, tiêu thũng, viêm ruột thừa… Bạn có thể sử dụng toàn bộ các bộ phận của cây để làm thuốc.

Thành phần hóa học chủ yếu trong cây ô rô cạn bao gồm tinh dầu, alkloit, alpha amyrin beta-amyrin, taraxasteryl, beta-sitosterol, pectolinarin, axetat.

+ Cây ô rô nước:

Theo những ghi chép trong sách cổ cho thấy, cây ô rô nước có tính mát, vị hơi mặn, thường được dùng để giảm đau, tiêu sưng, tiêu đờm, làm tan máu ứ, trị viêm gan, hạ khí. Rễ có tính hàn, vị mặn chua và đắng nhẹ, có tác dụng lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm… Các bộ phận được dùng để chữa bệnh bao gồm lá, rễ, búp non, thân cây.

Các nghiên cứu của nền y học hiện đại đã chứng minh được rằng, thân của loại cây này có chứa một loại alcaloid, rễ chứa tanin, lá có chất nhờn. Chúng đều là những chất có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh.

4. Cây ô rô có công dụng gì?

Nếu còn băn khoăn cây ô rô có tác dụng gì thì những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên:

  • Thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể
  • Có khả năng tiêu viêm, khắc phục tình trạng nước tiểu vàng.
  • Trị hen suyễn, ho gà.
  • Điều hòa, thông kinh ứ huyết.
  • Có tác dụng hỗ trợ chữa trị vàng da, viêm gan do bị virus.
  • Chữa động kinh, co thắt cơ, trị sỏi bàng quang.
  • Ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, ngăn ngừa ung thư.
  • Chữa bệnh đường ruột.
  • Giúp giảm đau, chữa ho đờm.
  • Trừ phong thấp, kháng viêm.
Cây ô rô cạn thường mọc ở vùng trung du và miền núi, ưa ánh sáng
Cây ô rô cạn thường mọc ở vùng trung du và miền núi, ưa ánh sáng

Các bài thuốc từ cây ô rô

Những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây đã phần nào trả lời được cho câu hỏi cây ô rô có tác dụng gì. Tuy nhiên, tùy vào từng mục đích điều trị mà nó được sử dụng ở những dạng khác nhau. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ cây ô rô:

1. Bài thuốc từ cây ô rô cạn

+ Cầm máu bằng cây rô:  

Bài thuốc này được áp dụng cho các trường hợp nôn ra máu, rong kinh, tiểu ra máu do nhiệt, chảy máu cam. Cách thực hiện như sau: Chuẩn bị 1 – 2 lượng rễ của cây ô rô cạn, đem chúng đi rửa sạch, chặt nhỏ. Cho vào ấm và sắc cùng với nước. Khi thấy nước sôi hẳn, chắt nước ra cốc và uống.

Ngoài ra, bạn có thể chữa bệnh bằng cách kết hợp các vị thuốc lại với nhau. Chuẩn bị các vị thuốc: tiểu kế, đại kế, trắc bá diệp, thuyên thảo, bạc hà diệp, sơn chi, mao căn, tông lư bì, đơn bì, đại hoàng với lượng bằng nhau. Đem chúng đi đốt tồn tính, giã thành bột mịn. Dùng bột này hòa với nước lạnh để uống. Thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ có tác dụng điều trị nôn ra máu.

Trong trường hợp bị thương nặng, máu chảy nhiều, hãy lấy lá non của cây ô rô cạn giã nát. Sau đó dùng nó để đắp lên vết thương. Các thành phần trong lá cây sẽ giúp cầm máu của vết thương, ngăn tình trạng mất máu.

+ Chữa ghẻ lở:

Để điều trị lở, loét bạn hãy đem cây ô rô cạn tươi đi giã nát, sau đó dùng chúng để đắp lên vết thương. Áp dụng thường xuyên sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm rõ rệt.

+ Trị viêm ruột thừa mãn tính: 

Chuẩn bị 4 lượng cây ô rô tươi mang đi rửa sạch. Giã nát chúng ra và vắt lấy nước. Mỗi lần uống 1 thìa, dùng 2 lần mỗi ngày có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm ruột thừa mãn tính.

+ Chữa chảy máu chân răng: 

Lá ô rô tươi mang đi rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước. Cứ ngậm nước này mỗi ngày sẽ giúp cầm máu.

+ Điều trị rong kinh:

Dùng ô rô để chữa trị rong kinh chính là một câu trả lời cho câu hỏi cây ô rô có tác dụng gì. Bài thuốc này được thực hiện như sau: Lấy cây ô rô, bồ hoàng, tông bì cho vào chảo, sao vàng. Tiếp đó, đổ tất cả vào ấm và sắc lên với nước. Uống thường xuyên sẽ thấy tình trạng rong kinh được cải thiện.

Kết hợp cây ô rô với các vị thuốc khác đê chữa rong kinh
Kết hợp cây ô rô với các vị thuốc khác đê chữa rong kinh

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rễ của cây ô rô cạn kết hợp với 20g lá tràm để sắc nước uống. Nó cũng có tác dụng tốt trong việc điều trị ứ huyết.

+ Trị ngứa âm hộ: 

Nếu thường xuyên bị ngứa vùng âm hộ hoặc bị viêm âm đạo, chị em có thể áp dụng bài thuốc từ cây ô rô cạn theo cách sau: Sử dụng rễ và lá của cây ô rô để sắc cùng với nước. Dùng nước này để rửa vùng kín, áp dụng 3 lần mỗi ngày sẽ thấy tình trạng ngứa rát giảm đi.

+ Chữa đại tiện ra máu: 

Lấy lá cây ô rô tươi giã nát để uống, nó sẽ khắc phục được tình trạng đại tiện ra máu.

+ Trị động thai chảy máu: 

Nếu bị động thai, xuống huyết bạn có thể áp dụng bài thuốc sau từ cây ô rô để khắc phục. Cách làm như sau: Sử dụng rễ và lá của cây ô rô đâm nhuyễn, vắt lấy nước để uống. Nó sẽ khắc phục được tình trạng mà bạn không may gặp phải.

+ Cách dùng cây ô rô trị mụn:

Bạn có thể dùng cây ô rô trị mụn theo cách sau: Đem lá non của cây mang đi rửa sạch, sau đó giã nát. Sau đó, dùng chúng đắp lên vùng da bị mụn, áp dụng thường xuyên sẽ thấy mụn được giảm bớt.

Ngoài ra, ô rô cạn còn được sử dụng kết hợp với nhiều loại thảo dược khác để chữa nhiều bệnh lý khác nữa. Hãy liên hệ với trung tâm thuốc dân tộc hoặc những dược sĩ để được cung cấp thêm thông tin.

2. Các bài thuốc từ cây ô rô nước

Vì ở mỗi loại ô rô có chứa các thành phần dược tính khác nhau. Do đó, công dụng chữa bệnh của chúng cũng khác nhau. Nếu như cây ô gô có tác dụng điều trị các bệnh về máu, chữa trị ghẻ lở thì cây ô rô nước sẽ có những công dụng sau:

+ Điều trị tình trạng gan, lá lách sưng to: 

Lấy 30g ô rô nước, 12g thóc lép, 15g liên kiều cho vào ấm và sắc lên cùng với nước. Dùng nước thuốc thu được để uống hàng ngày.

+ Trị hen suyễn, ho đờm từ cây ô rô nước: 

Để áp dụng bài thuốc, bạn tiến hành như sau:  Đem 30 – 60g cây ô gô, cắt nhỏ rồi bỏ vào nồi. Cho thêm khoảng 500ml nước, 60- 120g thịt nạc vào để đun sôi cùng. Cứ đun với ngọn lửa nhỏ cho đến khi thấy lượng nước còn khoảng 150ml thì tắt bếp. Dùng lượng thuốc vừa nấu được chia thành 2 lần uống và uống hết trong ngày.

Bài thuốc chữa hen suyễn từ cây ô rô
Bài thuốc chữa hen suyễn từ cây ô rô

+ Chữa viêm gan, giúp nhuận gan, giải độc gan: 

Chuẩn bị 30g cây ô gô, 30g vỏ hoặc lá cây quao. Đem chúng đi rửa sạch, thái nhỏ rồi bỏ vào nồi, đun sôi lên cùng với nước. Uống thường xuyên và trong thời gian dài để thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

+ Trị ho gà bằng cây ô rô nước: 

Nếu còn chưa biết cây ô rô có tác dụng gì thì trị ho gà cũng là một câu trả lời dành cho bạn. Cách thực hiện như sau:

Lấy khoảng 20g hoa của cây ô rô nước để tẩm với mật ong. Nếu không có mật ong, bạn có thể dùng mật mía để thay thế. Sau đó, cho hỗn hợp này vào chảo, bắc lên bếp để sao cho khô. Dùng hỗn hợp vừa sao sắc với nước, chia lượng thuốc thành 2 lần và dùng hết trong ngày.

+ Chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp, tê bì chân tay bằng cây ô gô: 

Nếu bị các vấn đề về xương khớp như bị thấp khớp, đau nhức xương khớp, bạn có thể dùng cây ô rô để chữa trị. Bài thuốc này cần đến các vị thuốc như sau: 30g rễ ô rô, 4g quế chi, 20g canh châu, 8g rễ cây kim vàng. Các vị thuốc này đều được rửa sạch, để ráo, thái nhỏ. Sau đó đổ rượu trắng vào để tẩm. Khoảng 20 – 30 phút sau cho hỗn hợp trên vào chảo và sao vàng. Khi thấy hỗn hợp đã ngả vàng, đổ chúng vào ấm, sắc cùng với nước để uống. Chia lượng thuốc vừa thu được thành 2 lần dùng trong ngày. Áp dụng thường xuyên sẽ giúp làm giảm các cơn đau cho bạn.

+ Trị nước tiểu vàng, táo bón:

Chuẩn bị 20g mè đen. 30g rễ cây ô gô, 18g lá muồng trâu. Rễ cây ô rô và lá muồng trâu cắt nhỏ, mè đen giã nát. Cho tất cả các vị thuốc vào ấm, sắc lên với nước. Dùng nước thuốc để uống hàng ngày.

Thông tin thêm: 10 Thực phẩm giàu chất xơ trị táo bón hiệu quả nhất

Trên đây là các thông tin mang tính chất tham khảo về đặc điểm, công dụng của cay ô rô.  Hi vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cây ô rô có tác dụng gì. Việc áp dụng các bài thuốc từ cây ô rô có thể khắc phục được triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, hiệu quả chữa trị của các bài thuốc này phát huy ở mức độ nào thì con phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bởi không phải ai sử dụng những bài thuốc này đều mang đến hiệu quả tốt. Chính vì vậy, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ. Điều này giúp bạn xác định được hướng chữa trị hiệu quả nhất. Đồng thời, có thể nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bản thân.

Tham khảo thêm:

  • Cây rau ngổ: Những tác dụng, bài thuốc và một vài lưu ý khi sử dụng
  • Cây xương rồng và những lợi ích đối với sức khỏe con người

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đối tác

Ông Phạm Minh Đức - 0914530xxx
Thanh Trì, Hà Nội
Đặt mua 1 kg Cỏ Ngọt cách đây 1 phút