Trẻ em vùng nông thôn, thu nhập thấp có nguy cơ cao tiếp xúc với khói thuốc lá

Vote

Trẻ em ở vùng nông thôn, từ những gia đình có thu nhập thấp thường dễ tiếp xúc với khói thuốc lá một cách bị động. Chúng ta có thể vô tình đưa khói thuốc lá về nhà mà không hề hay biết

trẻ em bị nhiễm nicotine
Trẻ em thường tiếp xúc với những chất độc của thuốc lá một cách bị động

Theo nghiên cứu được đưa ra bởi Viện Y tế quốc gia Hoa Kì thì trẻ sơ sinh và trẻ em ở khu vực nông thôn, những vùng có thu nhập thấp thường có nguy cơ bị nhiễm chất độc từ khói thuốc một cách bị động. Khoảng 15% trẻ tham gia thử nghiệm của một nghiên cứu có kết quả dương tính với cotinine, một sản phẩm được tạo ra khi nicotine trong thuốc lá bị phân hủy. Mức độ này tương đương với người trưởng thành. Bên cạnh đó có tới 63% được phát hiện có nồng độ cotinine trong cơ thể, tức là có chịu ảnh hưởng bởi khói thuốc.

Ông James A. Griffin, tiến sĩ, phó giám đốc chi nhánh phát triển và hành vi trẻ em tại NIH’s Eunice  Viện Sức khỏe và Phát triển Con người Quốc gia Kennedy Shriver (NICHD) đã nghiên cứu và khám phá những rủi ro của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc lá một cách bị động. Nghiên cứu của ông đã cho thấy việc người lớn thường xuyên có mặt ở nhà làm tăng nguy cơ tiếp xúc với khói thuốc của trẻ.

nguy cơ nhiễm khói thuốc lá của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường có tỉ lệ nhiễm khói thuốc lá cao hơn các nhóm trẻ khác

Với dự án “Dự án Cuộc sống Gia Đình”, một nghiên cứu dài hạn về nghèo đói ở vùng nông thôn tại Bắc Carolina và Pennsylvania. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành phân tích 1218 mẫu nước bọt của trẻ em để thử nghiệm nồng độ cotinine. Các mẫu thử nghiệm được phân tích ở các trẻ ở nhiều độ tuổi như: 6 tháng tuổi, 15 tháng tuổi, 2 tuổi và 4 tuổi. Sự xuất hiện của cotinine đã cho thấy trẻ đã bị tiếp xúc với thuốc lá một cách bị động. Khói thuốc lá xuất hiện khi đốt thuốc lá, dùng thiết bị hút thuốc lá điện tử hoặc quá trình nhả khói khi hút thuốc. Khói thuốc có thể vô tình lắng xuống sàn nhà, đồ đạc cũng như quần áo mà chúng ta không hề hay biết.

sự nguy hiểm khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
Khói thuốc lá làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ

Các nhà nghiên cứu cũng đã phân loại thành 3 nhóm khác nhau để cho thấy mức độ nhiễm cotinine ở trẻ em. Có tới 15% trẻ có mức độ phơi nhiễm cao với nồng độ cotine tương đương với một người lớn hay hút thuốc (tức là bằng hoặc hơn 12ng/ml); 48% trẻ bị phơi nhiễm ở mức độ vừa phải (khoảng từ 0,46 đến 12ng/ml) và 37% ở mức độ phơi nhiễm thấp (nhỏ hơn hoặc bằng 0.46ng/ml). Những con số này cao hơn nhiều so với những dữ liệu đã được báo cáo trước đây về kiểm tra sức khỏe và dinh dưỡng hàng năm. Cho thấy một thực tế là có tới 1/3 đến 1/2 mẫu kiểm tra của trẻ có dấu hiệu dương tính với cotinine.

Nghiên cứu cũng chỉ ra trẻ sơ sinh có nồng độ cotine cao hơn so với trẻ mới biết đi. Giáo sư Tiến sĩ Lisa M. Gatzke-Kopp tại Đại học Pennsylvania, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu đã giải thích rõ nhận định này. Đó là do trẻ sơ sinh thường hay có thói quen cho đồ vật vào miệng và thường hay bò lên sàn nhà. Chính vì vậy chúng sẽ tiếp xúc nhiều hơn với dư lượng khói thuốc lá và khói thuốc lá cũng dễ bám lên da chúng hơn so với những đứa trẻ có độ tuổi lớn hơn.

Nhóm nghiên cứu đã đánh giá các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến mức độ nhiễm nicotine của một đứa trẻ thuộc một trong ba nhóm phơi nhiễm. Họ phát hiện những đứa trẻ của những gia đình có thu nhập thấp, cuộc sống không ổn định, trình độ văn hóa thấp thường có tỉ lệ phơi nhiễm thuốc lá thấp hơn. Điều này cũng đồng nghĩa những gia đình có thu nhập cao hơn, trẻ được gửi đến các nhà trẻ thì sẽ có mức độ phơi nhiễm thuốc lá thấp hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phơi nhiễm nicotine ở trẻ em sẽ bao gồm:

  • Những trẻ được chăm sóc bởi những người có trình độ văn hóa thì sẽ có nguy cơ nhiễm nicotine thấp hơn những nhóm còn lại.
  • Những gia đình có cuộc sống không cố định thì thường rơi vào những đứa trẻ hay có nồng độ nicotine cao.
  • Một đứa trẻ được gửi đến các nhà trẻ sẽ giảm được tới 81% nguy cơ tiếp xúc với nicotine.

Một nhà nghiên cứu khác của dự án này, Giáo sư Tiến sĩ Clancy Blair, đang công tác tại Đại học Steinhardt tại New York đã bày tỏ mong muốn hỗ trợ các gia đình tìm cách phòng ngừa cũng như hạn chế nguy cơ tiếp xúc với khói thuốc lá của trẻ. Nhiều người không biết rằng khói thuốc lá vẫn có thể ở trong nhà của mình ngay cả khi các thành viên trong gia đình không có ai hút thuốc. Vì khói thuốc có thể bám lại nếu trước đây đã có người từng hút hoặc tiếp xúc với môi trường có người hút thuốc trong quá trình làm việc.

Như vậy, những trẻ ở vùng nông thôn nhưng nơi có trình độ dân trí thấp sẽ có nguy cơ nhiễm khói thuốc cao hơn. Cha mẹ cần phải ý thức được khả năng cũng như mối nguy hiểm khi trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Từ đó có những biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho trẻ. Đừng chủ quan vì khói thuốc lá ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Giải pháp điều trị có tính khoa học cao, đảm bảo hiệu quả toàn diện

Hội đồng nghiên cứu bài thuốc Sơ can Bình vị tán thế hệ 2: Hoàn thành mục tiêu sau 4 tháng thăng trầm

Mới đây, Hội đồng Nghiên cứu bài thuốc Sơ can Bình vị tán thế hệ 2 đã đưa ra thông...

Chương trình khuyến mãi tri ân khách hàng với thông điệp: Ngàn lời chúc - vạn tri ân

Thuốc dân tộc Gửi Ngàn lời chúc – vạn tri ân với gói ưu đãi tới 20% nhân ngày 20/10

Ngày phụ nữ Việt Nam 20-10 là dịp đặc biệt để tất cả chúng ta tôn vinh và bày tỏ...

Mãnh lực trường xuân giả mạo đóng gói sơ sài, không rõ nguồn gốc

CẢNH BÁO: Mãnh lực trường xuân bị giả mạo, bán tràn lan trên mạng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thời gian gần đây, sản phẩm Mãnh lực trường xuân do Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và bào...

ảnh hưởng của giấc ngủ đến tim mạch

Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của giấc ngủ đối với sức khỏe tim mạch

Thói quen ngủ sớm và đảm bảo chất lượng giấc ngủ không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn...

Thuôc dân tộc tặng miễn phí Sơ can Bình vị tán chữa dạ dày

Thuốc Dân Tộc Điều Trị Bệnh Dạ Dày MIỄN PHÍ 10 Ngày (Chỉ Còn 19/1000 Suất) – ĐĂNG KÝ NGAY

Ngày 15/02/2022 vừa qua, Trung tâm Thuốc dân tộc đã thực hiện chương trình gửi tặng 1000 người bệnh dạ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *