Các nhà khoa học phát triển vắc-xin mới cho bệnh sốt Lassa và bệnh dại
Các nhà khoa học đang nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin mới cho bệnh sốt Lassa và bệnh dại. Nhưng ở thời điểm hiện tại chỉ mới thấy kết quả khả quan trên động vật.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications thì một loại vắc xin đã được bào chế để bảo vệ chúng ta khỏi bệnh sốt Lassa và bệnh dại đang trong thời gian thử nghiệm. Loại vắc xin này có tên gọi là LASSARAB, được khám phá và thử nghiệm bởi các nhà khoa học ở Đại học Thomas Jefferson ở Philadelphia; Đại học Minho ở Braga, Bồ Đào Nha; Đại học California, San Diego; và Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia New Zealand.
Theo kết quả thử nghiệm thì vắc xin này đã làm cho mầm bệnh sốt cũng như bệnh dại suy yếu rõ rệt. Nhóm nghiên cứu đã chèn vật liệu di truyền từ virus Lassa vào tế bào bệnh dại để quan sát vắc-xin biểu thị protein trên bề mặt của cả virus Lassa và virus gây bệnh dại. Những protein bề mặt này thúc đẩy phản ứng miễn dịch chống lại cả hai loại virus gây bệnh. Vắc-xin tái tổ hợp sau đó đã bị bất hoạt để tiêu diệt virus gây bệnh dại.
Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin cho bệnh sốt Lassa. Đây là căn bệnh sốt ở thể nhẹ, nhưng một số người gặp phải các biến chứng nghiêm trọng. Chẳng hạn như chảy máu, sốc. Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, những trường hợp tử vong do virus Lassa chỉ đạt khoảng 1% nhưng tỉ lệ đó tăng lên tới 15% đối với những bệnh nhân phải nhập viện khi nhiễm virus Lassa ở mức độ nặng.
Người bệnh thường nhiễm virus Lassa qua tiếp xúc với chuột Multimammate Natal bị nhiễm bệnh hoặc qua tiếp xúc với chất dịch trên cơ thể của người nhiễm bệnh. Bệnh sốt Lassa là bệnh sốt thường gặp ở vùng Tây Phi, nơi có những con chuột Multimammate Natal sống rất phổ biến. Năm 2018, Nigeria đã trải qua đợt bùng phát sốt Lassa lớn nhất từ trước đến nay. Theo trung tâm kiểm soát dịch bệnh Nigeria thì trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 9 đã có tới 514 trường hợp mắc bệnh được xác nhận và có tới 134 trường hợp đã tử vong.
Châu Phi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh dại ở người. Theo WHO ước tính thì có tới 95% (tức là 59.000 trường hợp) tử vong xảy ra ở châu Phi và châu Á. Gần như tất cả các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người là do vết cắn hoặc vết trầy xước từ những con chó bị nhiễm bệnh. Theo các trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, nên tiêm vắc-xin bệnh dại ngay sau khi phơi nhiễm. Nhưng cùng nhiều trường hợp vẫn không có kết quả khả quan sau khi tiêm vắc-xin.
Các phát hiện mới được công bố gần đây cho thấy vắc-xin LASSARAB khi được sử dụng với tá dược GLA-SE (loại protein kích thích đáp ứng miễn dịch), tạo ra các kháng thể chống lại virus Lassa và virus dại trên mô hình chuột. Ngoài ra vắc-xin cũng bảo vệ lợn guinea khỏi sốt Lassa sau khi tiếp xúc với virus 58 ngày.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng đáp ứng miễn dịch qua trung gian kháng thể không tương quan với việc bảo vệ khỏi sốt Lassa. Tuy nhiên, những phát hiện mới cho thấy rằng các kháng thể immunoglobulin G (igG) không trung hòa cao liên kết với protein bề mặt của virus Lass tương quan với việc bảo vệ chống lại virus Lassa. Theo các nhà nghiên cứu thì mức độ hoạt động của kháng thể này đối với bệnh sốt Lassa sẽ xác định được hiệu quà của vắc xin. Tuy nhiên, cũng cần phải thực hiện thử nghiệm lâm sàng ở các loài linh trưởng trước khi thử nghiệm lâm sàng phổ biến ở người.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Bệnh Sốt mèo cào – Nguyên nhân và cách chữa
- Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày thì khỏi? Sốt cao liên tục nên đi viện?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!