Siêu âm bàng quang như thế nào? Các thông tin cần biết

Siêu âm bàng quang giúp xác định được các bất thường, đặc điểm hình thái của bàng quang. Vậy phương pháp này được thực hiện như thế nào, cần phải lưu ý những gì? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về phương pháp siêu âm chẩn đoán các bệnh về bàng quang. 

Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang
Hình ảnh siêu âm viêm bàng quang

Siêu âm bàng quang là gì?

Hiện nay có khá nhiều phương pháp được áp dụng để thăm khám, chẩn đoán các bệnh liên quan đến bàng quang. Người bệnh có thể được chỉ định chụp CT, chụp X – quang, chụp bàng quang ngược dòng… Trong đó, siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh lý bàng quang thường được áp dụng. Đây là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, với đặc trưng là dùng sóng âm tần số cao hay sóng siêu âm để xây dựng và tái tạo hình ảnh các cấu trúc và các bộ phận bên trong cơ thể.

Khi được áp dụng để chẩn đoán các bệnh về bàng quang, những hình ảnh thu được khi siêu âm sẽ giúp cho các bác sĩ xác định được đặc điểm hình thái, các bất thường xảy ra trong bàng quang. Từ đó đưa ra được những phương án chữa trị sớm. Tuy nhiên, để tăng độ chính xác trong chẩn đoán, siêu âm thường không được dùng riêng lẻ mà kết hợp với các phương pháp khác như chụp X – quang hoặc CT…

Cách tiến hành siêu âm bàng quang

Kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán các bệnh về bàng quang không chỉ có một con đường tiếp cận mà có tới 4 cách. Cụ thể những con đường tiếp cận bàng quang bao gồm:

  • Con đường trên xương mu
  • Đường qua tầng sinh môn
  • Đường âm đạo
  • Đường trực tràng

Trong đó, con đường trên xương mu là được áp dụng nhiều nhất. Chi tiết kỹ thuật siêu âm viêm bàng quang được tiến hành qua các đường như sau:

 1. Đường trên xương mu

Đối với con đường tiếp cận trên xương mu, các bác sĩ sẽ chọn đầu dò cong hoặc hình rẽ quạt. Bệnh nhân được đặt ở tư thế nằm ngửa. Tiếp đó các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm để cho hình ảnh dựa trên các mặt cắt khác nhau.

  • Với mặt cắt ngang: Đầu dò sẽ được đặt ngay trên xương mu, chúc đầu dò xuống dưới vùng sau xương mu. Sau đó, thực hiện mặt cắt dọc và chéo. Mục đích của việc thực hiện mặt cắt ngang là nhằm đánh giá được hình thái và sự cân xứng của bàng quang.
  • Mặt cắt dọc: Giúp phân tích vùng cổ và vùng tam giác của bàng quang.
  • Mặt cắt chéo: Xác định các lỗ niệu quản.
Siêu âm trên xương mu là con đường tiếp cận bàng quang được dùng phổ biến nhất
Siêu âm trên xương mu là con đường tiếp cận bàng quang được dùng phổ biến nhất

Trong quá trình siêu âm, nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc các bệnh vùng niệu đạo và bàng quang, bác sĩ sẽ đo lượng nước tiểu bị tồn dư trong niệu đạo. Dụng cụ đo được sử dụng trong trường hợp này là  PP elíp. Toàn bộ tiểu khung cũng sẽ được thăm khám. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ phải điều chỉnh Gain để phù hợp với cấu trúc dịch. Trong trường hợp cần thiết, cần phải giảm Gain để không xảy ra tình trạng tăng âm ở phía sau và vùng tam giác BQ.

2. Siêu âm thông qua tầng sinh môn

Khi siêu âm các bệnh về bàng quang nói chung bằng con đường tầng sinh môn, đầu dò thường được dùng là đầu dò cong. Bệnh nhân sẽ được cho nằm ở tư thế ngửa, hai chân co nhẹ và choại ra bên ngoài. Điều này sẽ giúp cho việc đặt đầu dò được thuận tiện hơn. Sau đó, kỹ thuật đặt đầu dò sẽ được thực hiện như sau:

  • Với nam giới, đầu dò được đặt ở giữa gốc bìu và hậu môn sau khi bìu đã được vén lên. Với nữ, đầu dò được bọc bao cao su vô khuẩn rồi đặt nó ở giữa lỗ niệu đạo và âm đạo.
  • Các mặt cắt của kỹ thuật siêu âm bệnh viêm bàng quang qua tầng sinh môn cũng tương tự như siêu âm qua xương mu. Bệnh nhân cũng sẽ được thực hiện các mặt cắt ngang, dọc, chéo.

Lưu ý rằng, việc siêu âm qua tầng sinh môn được áp dụng khi bàng quang quá béo hoặc không đủ nước tiểu. Bởi với những trường hợp này, siêu âm bằng đường trên xương mu sẽ không thể đem đến kết quả chính xác. Do đó, cần phải thực hiện qua con đường này sẽ bổ sung thêm thông tin.

3. Thông qua đường âm đạo hoặc trực tràng

Nếu muốn thăm khám vùng tam giác bàng quang, khám tử cung vòi trứng, buồng trứng đối với nữ và tuyến tiền liệt đối với nam thì việc siêu âm bằng đường âm đạo hoặc trực tràng là tốt nhất. Với con đường siêu âm này, đầu dò được sử dụng sẽ có tần số trong khoảng từ 6 – 10 MHz.

Trong và sau quá trình siêu âm, các hình ảnh sẽ được các bác sĩ phân tích và đưa ra các kết luận chính xác. Từ đó sẽ đưa ra được hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Cần lưu ý gì khi siêu âm bàng quang?

Siêu âm được cho là phương pháp đơn giản, an toàn, dễ thực hiện. Tuy nhiên, để quá trình siêu âm được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi. Bệnh nhân cần chú ý một số điều sau đây:

  • Trước khi siêu âm, cần nhịn tiểu ít nhất 2 giờ.
  • Uống nhiều nước.
  • Trao đổi với các bác sĩ về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân trước khi tiến hành siêu âm.
  • Nên mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoải mái khi đi khám. Điều này sẽ giúp bác sĩ thực hiện các thao tác siêu âm dễ dàng hơn.
  • Để siêu âm, các bác sĩ sẽ bôi một lớp gel lên vị trí cần thiết. Nó sẽ giúp cho đầu do tiếp xúc được chắc chắn với cơ thể và cũng là để ngăn không cho không khí chen vào giữa đầu dò và da của bệnh nhân. Sau khi siêu âm, cần lau sạch chất gel này.

Kỹ thuật siêu âm để chẩn đoán các bệnh về bàng quang là phương pháp an toàn, ít gây biến chứng. Do đó, nếu cơ thể có những biểu hiện không bình thường, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Cần phải xây dựng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang như thế nào?

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân viêm bàng quang nhanh khỏi

Bệnh nhân bị viêm bàng quang nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng. Do đó, để bệnh mau chóng được...
Viêm bàng quang có thể làm ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới

Viêm bàng quang có thai được không, có ảnh hưởng gì?

Nếu không được điều trị sớm, viêm bàng quang không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn...

viêm bàng quang xuất huyết và những điều cần biết

Hiểu hơn về viêm bàng quang xuất huyết và cách điều trị

Viêm bàng quang xuất huyết là từ y khoa dùng để chỉ những tổn thương ở lớp niêm mạc bên...

9 dấu hiệu viêm bàng quang tuyệt đối không được chủ quan

Viêm bàng quang là một căn bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, đặc biệt là ở phụ nữ. Viêm bàng...

Hội chứng bàng quang thần kinh

Hội chứng bàng quang thần kinh và biện pháp chữa trị

Bàng quang thần kinh thuộc một loại bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ dẫn đến suy thận nếu không...

Người bệnh viêm bàng quang nên khám chữa bệnh ở những bệnh viện uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao.

Chữa viêm bàng quang ở đâu, bệnh viện nào tốt?

Người bệnh viêm bàng quang có thể chữa bệnh ở những cơ sở y tế uy tín, đã được Bộ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *