Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng là một dạng u ác tính xuất phát từ tế bào biểu mô. Tỷ lệ sống sót của bệnh thường rất thấp nếu bệnh di căn và tiến triển sang giai đoạn cuối.

Thư thắc mắc: “Mình bị ung thư vòm họng giai đoạn 1, bác sĩ bảo có thể chữa khỏi nếu mình tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ bác sĩ đề ra. Tuy nhiên, nhắc đến ung thư ai cũng hiểu đây là căn bệnh di căn rất khó chữa. Chính vì vậy, mình rất lo lắng, không biết thời gian sống của mình còn lại bao lâu.”

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

“Nhã Anh, 25 tuổi, Châu Thành – Kiên Giang”

Ung thư vòm họng sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng sống được bao lâu là câu hỏi thắc mắc của đa số bệnh nhân mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Nhã Anh thân mến!

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh đường hô hấp nguy hiểm. Bệnh thường xuất hiện ở những đối tượng thường xuyên sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá. Những người có độ tuổi từ 50 trở lên, rất dễ bị ung thư vòm họng.

Bên cạnh đó, theo một số thống kê cho thấy, nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở nam giới thường cao hơn nữ giới. Có khoảng 90% trường hợp ung thư vòm họng xảy ra ở nam giới và tỷ lệ tử vong do bệnh cũng cao gấp đôi.

Và để trả lời cho thắc mắc trên, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh sẽ giúp giải đáp vấn đề này.

Ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng nếu không được điều trị kịp thời có thể chuyển nặng và đe dọa đến mạng sống của người bệnh. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh (Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân tộc), các triệu chứng của bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh phổ biến như dị ứng, cảm lạnh.

Chính vì vậy, có đến 90 – 97% bệnh nhân bị ung thư vòm họng ở Việt Nam phát hiện ra bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn cuối. Khi đó, việc điều trị trở nên khó khăn và tỷ lệ cứu sống thường rất thấp.

Tiên lượng sống của ung thư vòm họng qua từng giai đoạn

Tỷ lệ sống thêm 5 năm qua từng giai đoạn của những bệnh nhân ung thư vòm họng được ước tính như sau:

+ Giai đoạn 1

Khối u vòm họng nhỏ và kích thước đo không quá 2,5 cm. Trong giai đoạn này khối u chưa lây lan đến hạch bạch huyết. Do đó, cơ hội chữa khỏi bệnh thường rất cao nêu người bệnh phát hiện và điều trị đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của người bệnh được chẩn đoán ung thư vòm họng là 80 – 90%.

+ Giai đoạn 2

Giai đoạn này vẫn được xem là giải đoạn đầu của bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, trong giai đoạn này kích thước của khối u đã có sự thay đổi rõ rệt, tăng lên từ 5 – 6 cm.

Ở giai đoạn 2, cơ hội chữa khỏi bệnh cũng còn khá cao. Bởi tế bào ung thư vẫn còn ở trong họng hoặc thanh quản chưa lây lan sang hạch bạch huyết. Tỷ lệ sống sót thêm 5 năm điều trị là 80 – 90%.

Ung thư vòm họng di căn sống được bao lâu?
Tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện và điều trị cùng với tình trạng sức khỏe mà tỷ lệ sống thêm sau điều trị của mỗi người thường khác nhau. Có người nếu phát hiện sớm, sức đề kháng tốt, tỷ lệ sống có thể 90% nhưng cũng có trường hợp khả năng sống rất thấp.

+ Giai đoạn 3

Giai đoạn 3, khối u bắt đầu phát triển với kích thước lớn hơn và lan tràn sang các khu vực xung quanh. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn này, khả năng điều trị thấp dần. Tỷ lệ sống thêm sau 5 năm điều trị chiếm 30 – 40%.

+ Giai đoạn 4

Khối u đã lan rộng đến miệng và môi, làm phá hủy các hạch bạch huyết. Đồng thời, chúng xâm lấn sang các khu vực lân cận, rất khó để điều trị. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị ở giai đoạn 4 này thường rất thấp, chiếm khoảng 15%.

Các biện pháp phòng tránh ung thư vòm họng

Để ngăn ngừa bệnh ung thư vòm họng, bạn có thể hiện theo các biện pháp dưới đây:

  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi lần vệ sinh răng miệng. Trong quá trình đánh răng, bạn nên sử dụng bàn chải lông min nếu miệng và nướu quá nhạy cảm.
  • Giữ ẩm niêm mạc họng bằng cách uống đủ nước. Tùy thuộc vào cân nặng và chiều cao mà bạn cần bổ sung lượng nước vừa đủ. Tốt nhất, nên uống khoảng 6 – 8 ly nước mỗi ngày.
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả. Hạn chế ăn nhiều thịt và cá ướp muối hoặc xông khói. Bên cạnh đó cũng nên tránh xa các loại thực phẩm khô cứng gây kích ứng niêm mạc họng.
  • Không nên sử dụng đồ uống có tính acid, vị chua. Đồng thời tránh xa rượu, bịa, đồ uống có chứa caffein, bởi chúng chính là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
  • Ngoài ra, thuốc lá cũng là mối nguy gây ung thư vòm họng. Do đó, bạn nên từ bỏ chúng ngay bây giờ.
  • Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với môi trường chứa hóa chất độc hại.

Nhìn chung, việc ung thư vòm họng sống được bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu người bệnh phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời, khả năng sống thường khá cao. Do đó, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường về vùng hầu họng bạn nên tiến hành thăm khám sớm. Hoặc nếu gia đình có tiền sử ung thư vòm họng, tốt nhất bạn nên đến ngay bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư.

Ung thư vòm họng: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán & điều trị

Ung thư vòm họng là một căn bệnh ác tính, xuất hiện khi một hoặc vài tế bào ở niêm...

Ung thư vòm họng di căn

Ung thư vòm họng di căn: Những thông tin bạn nên biết

Ung thư vòm họng di căn thường bắt đầu với các triệu chứng vô hại như khàn giọng, đau họng...

Ung thư vòm họng tái phát và các biện pháp điều trị

Ung thư vòm họng tái phát do tế bào ung thư còn sót lại sau quá trình điều trị. Thông...

Tìm hiểu về các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có biểu hiện như thế nào?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là một tình trạng nguy hiểm, vì lúc này các tế bào ung...

Tìm hiểu về các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng giai đoạn III

Nhận biết ung thư vòm họng giai đoạn 3 và cách điều trị

Người bị ung thư vòm họng giai đoạn III thường có các biểu hiện như đau nửa đầu, cổ họng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.