Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là gì? có chữa khỏi được không?
Bệnh ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 là giai đoạn các triệu chứng bắt đầu thể hiện rõ. Chúng ta nên nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng đúng các biện pháp điều trị.
Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là gì?
Trước hết, chúng ta cần phải xác định bệnh ung thư vòm họng là căn bệnh mà các tế bào ung thư xuất hiện ở vùng vòm họng. Tức là khu vực hầu họng ngay ở phía sau mũi.
Bệnh được chia thành 4 giai đoạn cụ thể là giai đoạn 1, giai đoạn 2, giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Trong đó giai đoạn 2 là một trong những giai đoạn chúng ta có thể thấy khá rõ các triệu chứng bệnh. Cụ thể là các triệu chứng như sau:
Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đầu âm ỉ.
- Thính lực giảm rõ rệt, có thể có dấu hiệu ù tai làm người bệnh vô cùng khó chịu.
- Người bệnh bị tắc nghẹt mũi, thông thường hay bị một bên. Đó là do các tế bào ung thư tác động lên niêm mạc múi khiến cho chất nhầy tiết ra nhiều làm cho mũi bị tắc. Khi đến các giai đoạn nặng hơn thì biểu hiện này càng nghiêm trọng hơn.
- Chảy máu mũi mà không phải chảy máu cam. Ban đầu chỉ là một ít nhưng càng về sau thì lượng máu sẽ chảy ra nhiều hơn.
- Tổn thương ở vùng họng làm người bệnh có cảm giác đau họng, bị ho và khàn tiếng. Khi các khối u tác động lên các dây thanh quản sẽ làm cho bệnh nhân bị tắc tiếng.
- Việc nhai nuốt thức ăn gặp nhiều khó khăn do tổn thương ở khu vực vòm họng.
Tùy theo từng bệnh nhân mà các biểu hiện có thể xuất hiện ở mức độ khác nhau. Nhưng tuyệt đối không được chủ quan ở giai đoạn này mà phải tiến hành việc điều trị bệnh
Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2
Có nhiều bệnh nhân thắc mắc là liệu bị ung thư vòm họng giai đoạn 2 có điều trị được không? Thì “Bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 vẫn có thể điều trị được. Tuy nhiên cần phải xác định được đúng phương pháp điều trị kết hợp với chế độ sinh hoạt khoa học thì mới có hiệu quả. Người bệnh không được chủ quan để bệnh có cơ hội phát triển qua giai đoạn nặng hơn”
Tùy theo tình trạng bệnh mà chúng ta có thể áp dụng các biện pháp chữa trị phù hợp. Thông thường ở giai đoạn 2, bệnh nhân bị ung thư vòm họng hay được điều trị bệnh theo các hướng như sau:
1. Xạ trị
Thường được áp dụng khi các khối u vẫn còn giới hạn trong vòm họng và chỉ mới lan qua phần mềm của các bộ phận khác. Chẳng hạn như họng, miệng hay hốc mũi. Thông thường các khối u chỉ có kích thước dưới 3 cm.
Với biện pháp này, các bác sĩ thường hay dùng tia X với năng lượng cao để tác động lên các khối u. Đồng thời các tia này cũng phá vỡ liên kết DNA, làm cho các khối u không có cơ hội phát triển lại.
Hầu hết bệnh nhân xạ trị đều gặp phải các tác dụng phụ, chẳng hạn như mệt mỏi, lười ăn… Đó là do tác động quá mạng mẽ của tia X, vừa tiêu diệt tế bào gây bệnh vừa tiêu diệt các tế bào miễn dịch.
2. Hóa trị
Thường dùng để điều trị sau khi đã tiến hành bước xạ trị, cụ thể là hay áp dụng cho các vùng mà khối u đã có dấu hiệu di căn.
Phương pháp này là cách dùng một hay nhiều hóa chất đưa vào cơ thể để gây độc và tiêu diệt tế bào ung thư. Trước đây các hóa chất cũng có tác động tương tự như xạ trị có thể tiêu diệt tế bào khỏe mạnh nhưng điều này đã được khắc phục trong thời gian gầy đây. Với cách điều trị này thì thuốc đưa vào không gây độc cho các tế bào thường.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành quá trình quang hóa trị liệu để đưa hoạt chất vào cơ thể dưới dạng ánh sáng.
3. Phẫu thuật
Được áp dụng đối với việc điều trị các hạch còn sót lại sau khi tiến hành xạ trị khoảng 2 tháng. Các bác sĩ sẽ dùng các thiết bị y tế để xác định và loại bỏ hoàn toàn các khối u.
Việc điều trị ung thư vòm họng cần phải có sự tham gia của bác sĩ có chuyên môn giỏi cũng như có các trang thiết bị hiện đại. Chính vì vậy muốn điều trị bệnh này thì nên đến các bệnh viện lớn và thật sự uy tín.
Ngoài ra nên chú ý một vào điều mà chúng tôi gợi ý sau:
- Đừng quá lo lắng mà hãy thực sự thoải mái để tình trạng bệnh không trầm trong hơn.
- Thực hiện theo đúng những gì mà bác sĩ đã chỉ định
- Xây dựng chế độ ăn uống thật sự khoa học, chú ý tăng cường rau xanh và trái cây tươi để bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Trong chế độ ăn nên hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích.
- Tập thể dục thường xuyên để tinh thần thoải mái, nâng cao sức đề kháng. Từ đó mà việc điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc về bệnh ung thư vòm vọng giai đoạn 2. Ngay từ khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu bệnh, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn cách chữa trị cũng như sinh hoạt phù hợp nhất.
ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.
Có thể bạn quan tâm
- Ung thư vòm họng có lây được không?
- Nhận biết ung thư vòm họng giai đoạn 3 và cách điều trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!