Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ung thư vòm họng?

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bị ung thư vòm họng duy trì được trọng lượng khỏe mạnh và có sức chiến đấu với bệnh tật. Do vậy việc biết được nên ăn gì và kiêng gì khi bị ung thư vòm họng là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Ung thư vòm họng nên ăn gì?

Bệnh ung thư vòm họng khiến người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Cảm giác đau đớn ở cổ họng khiến nhiều bệnh nhân sợ nuốt, bỏ ăn. Để người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng sút cân nhanh thì người nhà cần đặc biệt chú ý trong khâu lựa chọn thực phẩm. Chế độ ăn cho người bị ung thư vòm họng thường bao gồm các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A

Vitamin A có tác dụng khống chế, ngăn chặn không cho các tế bào khỏe mạnh biến chuyển thành ung thư. Loại vitamin này cũng giúp làm chậm lại tiến trình phát triển của khối u, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.

ung thư vòm họng nên ăn gì
Nên ăn gì và kiêng gì khi bị ung thư vòm họng không phải bệnh nhân nào cũng biết

Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong rất nhiều loại thực phẩm có màu vàng hoặc vàng cam như: Cà rốt, bí ngô, khoai lang, ớt chuông, đu đủ… Ngoài ra, có thể ăn gan động vật, cần tây, cá và các sản phẩm từ sữa để bổ sung vitamin A cho cơ thể.

  • Trái cây tươi

Trái cây tươi chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng. Chúng cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp người bệnh nhanh chóng bình phục sau phẫu thuật.

Đối với những người đang được truyền hóa chất điều trị ung thư, nguồn dinh dưỡng từ trái cây tươi cũng có thể giúp hạn chế những phản ứng bất lợi của thuốc hóa trị đối với cơ thể.

Ngoại trừ các loại trái cây có vị chua người bệnh bị ung thư vòm họng có thể ăn được nhiều loại trái cây khác như măng cụt, lê, táo, chuối, dưa hấu. Nếu bệnh nhân bị đau họng khó nuốt khi nên ép trái cây lấy nước hoặc xay nhuyễn thành sinh tố cho người bệnh dùng.

  • Các thức ăn dễ tiêu hóa

Người bị ung thư vòm họng cần được cung cấp các thực phẩm dễ tiêu hóa. Lúc này, các thực phẩm chứa tinh bột như gạo, khoai hay lúa mì rất hữu ích với sức khỏe người bệnh.

Người nhà có thể dùng các thực phẩm trên nấu cháo hoặc nghiền bột làm bánh mì để bệnh nhân dễ nuốt và có khả năng tiêu hóa nhanh hơn.

  • Thực phẩm chứa nhiều protein

Không chỉ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, các thực phẩm giàu protein còn đảm bảo cho bệnh nhân có một sức khỏe tốt để đáp ứng được với các phương pháp điều trị ung thư vòm họng.

Người bệnh có thể ăn thịt nạc, cá, trứng, sữa, các loại hạt, súp lơ xanh. Chúng giúp bổ sung nguồn protein dồi dào, dễ tiêu hóa.

  • Bị ung thư vòm họng nên ăn nhiều rau xanh
ung thư vòm họng ăn gì
Rau súp lơ tốt cho người bị ung thư vòm họng

Một số loại rau xanh như rau bina, rau chân vịt, mướp đắng, rau ngót, rau má… có tác dụng hỗ trợ giải độc và chống viêm nhiễm cho cơ thể. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa và giúp bổ sung nguồn chất xơ dồi dào cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Tham khảo thêm: Ung thư vòm họng giai đoạn đầu: Nhận biết sớm để điều trị ngay

Người bị ung thư vòm họng không nên ăn gì?

Bên cạnh vấn đề nên ăn gì khi bị ung thư vòm họng, người bệnh cũng cần biết một số thực phẩm gây bất lợi cho sức khỏe của bản thân để tránh sử dụng. Những thực phẩm cần kiêng khi bị ung thư vòm họng bao gồm:

  • Dưa muối

Sau khi được muối chua, một số thành phần trong thực phẩm có thể bị biến chất. Khi ăn vào, chúng có thể làm biến đổi các tế bào lành và khiến bệnh ung thư phát triển nhanh hơn.

Do vậy, trong thực đơn của người bị ung thư vòm họng không nên có sự xuất hiện của các món như dưa muối, kim chi hay cà muối.

  • Các thức ăn nhiều dầu mỡ

Thịt mỡ, các món chiên xào đều rất khó tiêu và không tốt cho sức khỏe. Ngay cả khi chúng ta không bị ung thư vòm họng thì cũng nên hạn chế ăn các món này.

  • Đồ nướng

Các món nướng thường rất hấp dẫn và kích thích vị giác. Tuy nhiên khi được nướng dưới nhiệt độ cao chúng có thể sản sinh ra chất AGE (một dạng hợp chất glycate hóa bền vững). Chất này khi vào cơ thể sẽ gây hại đến các tế bào và khiến căn bệnh ung thư vòm họng phát triển với tốc độ nhanh hơn.

  • Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp, xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói… có giá trị dinh dưỡng thấp nhưng lại chứa nhiều chất bảo quản độc hại. Người bị ung thư vòm họng không nên ăn các thực phẩm này.

  • Các món cay

Các món cay nóng có thể gây kích ứng, bỏng rát cổ họng. Người nhà nên tránh nêm nhiều ớt, tiêu hay mù tạt khi chế biến thức ăn cho bệnh nhân.

Ung thư vòm họng không nên ăn gì
Người bị ung thư vòm họng không nên ăn ớt vì nó gây kích ứng và xót cổ họng
  • Thịt có màu đỏ không tốt cho người bị ung thư vòm họng

Khi bị ung thư vòm họng, người bệnh cũng được khuyên không nên ăn quá nhiều các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt chó hay thịt dê. Lý do bởi chúng chứa nhiều chất béo no không tốt cho sức khỏe. Ngay cả khi có sức khỏe bình thường thì mỗi người cũng không nên ăn quá 500g thịt đỏ mỗi tuần.

  • Các món ăn chứa nhiều muối

Ăn quá mặn có thể gây suy giảm chức năng thận và làm tăng nguy cơ bị loãng xương. Từ đó ảnh hưởng xấu đến thể trạng của người bệnh.

Tốt nhất, người bị ung thư vòm họng nên duy trì chế độ ăn nhạt. Tránh nêm quá nhiều muối vào trong thức ăn. Ngoài ra cần tránh ăn một số món chứa nhiều muối như dưa cải, cá khô…

  • Bị ung thư vòm họng nên kiêng đồ ngọt

Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng hàm lượng insulin trong máu. Điều này có thể thúc đẩy ung thư vòm họng phát triển mạnh và có khả năng di căn nhanh hơn. Do vậy, bệnh nhân không nên ăn nhiều bánh kẹo ngọt hoặc hạn chế uống nước ngọt đóng chai.

  • Bia rượu:

Sử dụng nhiều bia rượu là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư. Đối với những người đang bị ung thư vòm họng, các thức uống có cồn này có thể kích thích và làm biến đổi các tế bào ở vòm họng, từ đó khiến cho bệnh càng bùng phát mạnh hơn.

Việc nắm rõ ung thư vòm họng nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ giúp người bệnh xây dựng được thực đơn ăn uống có lợi cho bản thân, hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Để tránh sự nhàm chán, người bệnh nên luôn phiên thay đổi các loại thực phẩm để thực đơn được phong phú. Khi ăn nên nhai kỹ trước khi nuốt và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ năng lượng.

Thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng. Bệnh nhân và người nhà nên tham khảo ý kiến của các nhân viên y tế để xây dựng được thực đơn ăn uống phù hợp cho từng quá trình điều trị bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có biểu hiện như thế nào?

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là một tình trạng nguy hiểm, vì lúc này các tế bào ung...

Cách phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng

Phân biệt viêm họng hạt và ung thư vòm họng để tránh nhầm lẫn

Viêm họng hạt và ung thư vòm họng thường có những biểu hiện giống nhau. Do đó, không ít người...

Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là gì? có chữa khỏi được không?

Bệnh ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2 là giai đoạn các...

Ung thư vòm họng di căn

Ung thư vòm họng di căn: Những thông tin bạn nên biết

Ung thư vòm họng di căn thường bắt đầu với các triệu chứng vô hại như khàn giọng, đau họng...

Tìm hiểu về các triệu chứng bệnh ung thư vòm họng giai đoạn III

Nhận biết ung thư vòm họng giai đoạn 3 và cách điều trị

Người bị ung thư vòm họng giai đoạn III thường có các biểu hiện như đau nửa đầu, cổ họng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *