Tìm hiểu về tình trạng ung thư tuyến tiền liệt di căn xương
Di căn là thuật ngữ để chỉ việc tế bào ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Mặc dù ung thư tuyến tiền liệt có thể lan đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng nó thường đi vào xương, được gọi là di căn xương.
Ngay cả khi ung thư đã lan từ tuyến tiền liệt đến xương, các bác sĩ vẫn gọi nó là ung thư tuyến tiền liệt chứ không phải ung thư xương. Mặc dù không có cách chữa trị di căn xương nhưng việc hỗ trợ y tế vẫn có thể giúp giảm triệu chứng và kéo dài cuộc sống cho bệnh nhân.
I. Triệu chứng di căn xương khi bị ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng cụ thể. Chi khi bệnh ở giai đoạn nặng hoặc các tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt thì bệnh nhân bắt đầu có những dấu hiệu điển hình:
- Khó tiểu, dòng nước yếu hoặc chậm
- Nam giới đi tiểu thường xuyên, nhất là vào ban đêm
- Có lẫn máu trong nước tiểu hoặc tinh dịch
- Thường xuyên gặp chứng rối loạn cương dương
- Hay bị yếu hoặc tê ở bàn chân
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc đường ruột
Các triệu chứng này có thể xảy ra cùng lúc hoặc chỉ một số ít biểu hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên coi thường mà phải đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và đánh giá sớm. Khi ung thư tuyến tiền liệt đã lan đến xương, các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đau nhức xương khớp
- Xương yếu và dễ bị gãy
- Đau và cứng ở cổ hoặc lưng
- Khó tiểu
- Thường xuyên táo bón
- Tê và yếu do tủy sống bị chèn ép.
Di căn xương có thể khiến xương giải phóng canxi vào máu, dẫn đến nồng độ canxi tích tụ cao trong máu và mật độ xương bị giảm. Tình trạng này được gọi là tăng canxi trong máu và nếu không điều trị có thể rất nguy hiểm cho sức khỏe bệnh nhân:
- Buồn nôn
- Mất cảm giác ngon miệng
- Cảm thấy thường xuyên khát nước
- Đi tiểu nhiều hơn
- Luôn cảm thấy mệt mỏi và yếu đuối
- Hay bị đau đầu
- Dễ nhầm lẫn, có dấu hiệu trầm cảm, mất trí nhớ và hay cáu gắt.
Những người gặp bất kỳ triệu chứng này nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Việc điều trị chứng di căn xương càng sớm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn.
II. Điều trị chứng di căn xương khi bị ung thư tuyến tiền liệt
Điều trị di căn xương có thể giúp giảm đau và ngăn ngừa biến chứng. Bác sĩ khi thăm khám cho bệnh nhân xong có thể lập một kế hoạch điều trị phù hợp cho tình trạng của bệnh nhân như:
1. Dùng thuốc Bisphosphonate
Bisphosphonates là thuốc hoạt động với cơ chế làm giảm mất xương và với công dụng như:
- Củng cố mật độ xương
- Giảm đau xương
- Giảm nồng độ canxi trong máu
- Hạn chế nguy cơ gãy xương
- Làm chậm quá trình phát triển ung thư trong xương.
Việc dùng Bisphosphonates còn có thể làm giảm hoặc mất hẳn tác dụng phụ của liệu pháp hormone, từ đó nam giới có thể kết hợp loại thuốc này để điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Axit Zoledronic (Zometa) là loại thuốc bisphosphonate mà các bác sĩ thường kê đơn nhiều nhất cho những người bị ung thư tuyến tiền liệt và có dấu hiệu di căn xương. Họ thường dùng thuốc này bằng cách tiêm tĩnh mạch sau 3 – 4 tuần.
2. Thuốc Denosumab
Denosumab thường được dùng nhiều nhất là Xgeva và Prolia nhằm giúp nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt hạn chế tình trạng mất xương, được dùng tiêm dưới da cứ sau 4 tuần:
- Giảm nguy cơ gãy xương, nhất là nếu axit zoledronic không có hiệu quả.
- Làm chậm sự lây lan của bệnh ung thư tuyến tiền liệt di căn sang xương.
3. Xạ trị
Xạ trị thường sử dụng máy móc để chiếu chùm tia bức xạ ở bên ngoài để tiêu diệt hoặc hạn chế các tế bào ung thư trong cơ thể. Điều trị bằng phương pháp này có thể:
- Giảm đau xương
- Thu nhỏ khối u trên cột sống để giảm áp lực
- Hạn chế phát triển khối u ở các khu vực khác của cơ thể
ĐỌC NGAY: Có cách chữa ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối hay không?
4. Hóa trị
Các bác sĩ cũng có thể tiến hành điều trị ung thư tuyến tiền liệt và tình trạng di căn xương bằng cách tiêm các loại dược phẩm phóng xạ để điều trị. Khi hóa chất vào bên trong cơ thể, các loại thuốc này sẽ di chuyển đến xương và giải phóng bức xạ để có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Dược phẩm điều trị các dấu hiệu di căn xương mà các bác sĩ sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt bao gồm:
- Strontium-89 clorua (Metastron)
- Samarium-153 lexidronam (Quadramet)
- Radium-223 (Xofigo)
Tất cả các loại thuốc này có thể giúp giảm đau xương khi bị ung thư tuyến tiền liệt. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), nếu ung thư tuyến tiền liệt chỉ lan đến xương và không ảnh hưởng đến các cơ quan khác thì dùng radium – 223 cũng có thể giúp người bệnh sống lâu hơn.
5. Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị
Điều trị di căn xương ở người bị ung thư tuyến tiền liệt bằng các biện pháp trên có thể gây ra một số tác dụng phụ như sau:
Bisphosphonates và denosumab
Dùng bisphosphonates và denosumab thường dễ gặp phải các tác dụng phụ như sau:
- Các triệu chứng tương tự như bệnh cúm
- Đau nhức xương khớp mức độ nhẹ
- Tiêu chảy
- Buồn nôn và nôn
- Mệt mỏi, khí chịu, bồn chồn.
Những người dùng bisphosphonates hoặc denosumab cần phải bổ sung canxi và vitamin D để ngăn mức canxi trong xương trở nên quá thấp. Bên cạnh đó, bisphosphonates cũng có thể gây ra các vấn đề về thận, do đó bác sĩ thường không khuyến khích dùng cho những người bị suy giảm chức năng thận mạn tính.
Xạ trị
Xạ trị ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra một số tác dụng phụ như:
- Các vấn đề về đường ruột như tiêu chảy, phân có máu và rò trực tràng.
- Mệt mỏi. Bệnh nhân có thể tiếp tục sau khi dừng điều trị trong một thời gian .
- Phù bạch huyết khiến chất lỏng tích tụ ở chân và háng. Nên dùng biện pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau và sưng.
- Rối loạn cương dương.
- Khó tiểu, đau khi đi tiểu, rò rỉ và mất kiểm soát bàng quang.
Hóa trị
Điều trị bằng hóa trị có thể dẫn đến tình trạng giảm tế bào máu. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết ở người bệnh. Nam giới đang sử dụng hóa trị để chữa ung thư tuyến tiền liệt nên nói chuyện với bác sĩ về triệu chứng số lượng tế bào hồng cầu thấp và các biện pháp phòng ngừa tình trạng này xảy ra.
III. Tỷ lệ sống khi điều trị di căn xương
Hiện tại vẫn chưa có cách nào để chữa trị di căn xương do ung thư tuyến tiền liệt tiến triển. Nhưng với những tiến bộ trong phương pháp điều trị đã và đang giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Các chuyên gia tuyên bố rằng tỷ lệ sống sót của bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến các hạch bạch huyết, các cơ quan khác hoặc xương là 29% (tương đối khoảng 5 năm). Đây là tỷ lệ sống khá cao so với những người không được chữa trị sau khi chẩn đoán. Tuy nhiên, tỷ lệ sống chỉ là con số ước tính. Khả năng sống sót sẽ thay đổi với mỗi đối tượng khi dựa vào các yếu tố khác như:
- Tuổi tác
- Tổng thể sức khỏe nói chung
- Các triệu chứng biểu hiện
- Phương pháp điều trị
- Mức độ di căn của ung thư tuyến tiền liệt.
Hiện nay, nhiều nghiên cứu đang liên tục được tiến hành để hạn chế sự phát triển của triệu chứng ung thư, cũng như góp phần tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
HỮU ÍCH
- Các cách ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt nên thử
- Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu? Nên làm gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!