Có cách chữa ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối hay không?

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thường không có cách chữa trị. Nhưng nếu áp dụng các phương pháp điều trị hiện đại sẽ giúp nam giới có thể kiểm soát bệnh và tăng tuổi thọ.

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như đặc điểm cụ thể của bệnh ung thư, sức khỏe hiện tại của cá nhân người bệnh, độ tuổi cũng như những tác dụng phụ có thể gặp phải.

*Những thông tin được chia sẻ sau đây không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, vì thế tốt nhất bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có hướng chữa trị phù hợp.

I. Những thông tin về ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thường là tình trạng khá nặng ở cơ quan này. Điều này cảnh báo sức khỏe người bệnh đang bị đe dọa bởi hai yếu tố chính sau đây:

chữa ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối
Áp dụng các biện pháp y tế kịp thời khi ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối giúp tăng cơ hội sống.

  • Đầu tiên, ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối thường có dấu hiệu di căn. Điều này có nghĩa là tế bào ung thư đã di chuyển đến các bộ phận khác trong cơ thể như xương, tuyến thượng thận, phổi hoặc gan. Điều này thường thông qua việc tế bào ung thư di chuyển từ hệ thống máu hoặc bạch huyết (một phần của hệ thống miễn dịch giúp bạn chống lại nhiễm trùng) đến xương gần đó hoặc các cơ quan khác.
  • Thứ hai, việc ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối thường thất bại trong việc sử dụng các liệu pháp điều trị tiêu chuẩn. Điều này có nghĩa là triệu chứng của bệnh tiến triển sau một thời gian dài điều trị. Sự tiến triển thường là dấu hiệu của xét nghiệm máu PSA tăng lên, cảnh báo sự phát triển các triệu chứng của bệnh do ung thư lan rộng.

Độc giả nên biết: Những cách xét nghiệm và sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Tùy vào từng thể trạng, sức khỏe của bệnh nhân mà tỷ lệ sống sót khi bị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn cuối là khác nhau:

  • Giai đoạn tế bào ung thư chưa lan ra ngoài tuyến tiền liệt: Tỷ lệ sống sót trên 5 năm đạt 100%.
  • Tế bào ung thư lây sang hạch bạch huyết: Tỷ lệ sống sót rơi vào khoảng 5 năm tiếp cận 100%.
  • Tế bào ung thư di căn sang các hạch bạch huyết, xương hoặc các cơ quan khác: Sống khoảng 5 năm tiếp cận 28%.

Tuy nhiên, với sự tiến bộ của khoa học hiện này cũng như các phương pháp điều trị đã được cải thiện đáng kể. Nếu bệnh nhân thăm khám và điều trị sớm có thể kéo dài được thời gian sống lâu hơn.

II. Những phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối

Tuy không có phương pháp nào điều trị dứt điểm chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối. Tuy nhiên bệnh nhân có thể tham khảo những phương pháp điều trị y tế nhất định sau đây để hạn chế sự lây lan, phát triển của tế bào ung thư đồng thời giúp bệnh nhân giảm đau đớn và kéo dài tuổi thọ.

Những phương pháp điều trị này thường được chỉ định sau khi các liệu pháp y tế và phẫu thuật đã thất bại. Nhiều bệnh nhân sẽ được điều trị bằng các phương pháp như:

1. Dùng thuốc chữa ung thư

Các loại thuốc thường được áp dụng để kìm hãm tế bào ung thư lan rộng. Giúp tạo ra kháng thể chống lại những diễn biến xấu nhất của bệnh tình:

Thuốc chữa ung thư
Các loại thuốc được áp dụng để lầm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư.
  • Xofigo: Đây là loại thuốc phóng xạ được các bác sĩ áp dụng điều trị. Giúp bệnh nhân dung nạp tốt khi ung thư đã lan đến xương và các phương pháp điều trị khác không hiệu quả.
  • Xtandi: Thuốc này thường có khả năng tiêu diệt, làm chậm sự phát triển và giảm kích thước của tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
  • Zytiga: Thuốc này là một chất chống androgen (một hormone giống như testosterone, được tìm thấy trong bộ phận sinh dục của nam giới). Nó còn được sử dụng chống di căn trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt. Zytiga đã được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng minh là có khả năng kéo dài cuộc sống ở những bệnh nhân bị ung thư. Nó thường có các tác dụng phụ như đau và sưng khớp, đau cơ, tiêu chảy và ho.

2. Liệu pháp miễn dịch Provenge

Provenge là liệu pháp miễn dịch duy nhất cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt để tiến hành điều trị. Phương pháp này giúp khai thác những khả năng miễn dịch vốn có của cơ thể để tự chữa lành bằng cách sử dụng các tế bào hệ thống miễn dịch để chống lại dấu hiệu của bệnh tật.

Provenge là một phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt được thực hiện bằng cách sửa đổi các tế bào hệ thống miễn dịch để chống lại ung thư tuyến tiền liệt. Hiện tại, Provenge chỉ dành điều trị cho nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, nhất là tình trạng các tế bào ung thư di căn mà không có triệu chứng rõ rệt.

3. Liệu pháp hormone

Liệu pháp hormone được áp dụng cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt bằng cách kích thích nội tiết tố nam như testosterone và dihydrotestosterone. Việc kích thích sản xuất hormone sẽ gây cản trở hoặc làm chết khối u tuyến tiền liệt. Tuy nó không góp phần chữa ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, nhưng có thể làm chậm tiến triển của bệnh, làm cho khối u co lại.

Muốn áp dụng liệu pháp hormone thường phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

  • Thử phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến tiền liệt hoặc xạ trị để xem liệu nó sẽ giảm các triệu chứng hay không.
  • Kết hợp xạ trị và liệu pháp hormone để tránh khả năng ung thư tái phát sau khi điều trị.
  • Đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoặc xạ trị nhưng tế ung thư quay trở lại.

4. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc giúp tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển. Phương pháp này thường được dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc đường uống và có thể kết hợp các loại thuốc khác. Mục tiêu của hóa trị liệu cho bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt là giúp làm thu nhỏ khối u hoặc ít nhất là làm giảm các triệu chứng của bệnh.

hóa trị liệu
Phương pháp hóa trị liệu được áp dụng tiêm tĩnh mạch để giết chết các tế bào ung thư.

Một nhược điểm đáng kể của phương pháp hóa trị liệu là nó cũng có khả năng giết chết các tế bào khỏe mạnh, từ đó dẫn đến các tác dụng phụ đáng kể. Một số tác dụng phụ của hóa trị liệu thường thấy là buồn nôn và nôn, rối loạn cương dương, đau ngực, mệt mỏi, ớn lạnh, rụng tóc và bầm tím ở da thịt.

5. Xạ trị

Xạ trị thường được dùng cho các bệnh lý ung thư, trong đó có ung thư giới hạn ở tuyến tiền liệt và ung thư tiến triển cục bộ (bệnh đã lan đến các mô xung quanh tuyến tiền liệt). Nam giới điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng các chùm xạ trị, trong đó bao gồm cấy bức xạ vào tuyến tiền liệt.

Tác dụng phụ của xạ trị thường ngắn hạn (xảy ra trong vòng 3 tháng điều trị) thường gặp là làm thay đổi thói quen đại tiện, kích ứng da, tiểu tiện không kiểm soát, kích thích trực tràng. Tác dụng phụ lâu dài có thể là các triệu chứng tiết niệu dai dẳng, rối loạn cương dương, chảy máu tiết niệu, các vấn đề về đường ruột và hẹp niệu đạo.

Đàn ông khi bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối cần tìm cách điều trị thích hợp để đảm bảo kéo dài thời gian sống, nên xem xét và thảo luận cùng với người thân cũng như bác sĩ chuyên khoa qua đó có một phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Những cách xét nghiệm và sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng ung thư hình thành nên khối u và phát triển ở tuyến tiền liệt - một cơ quan nằm trong hệ thống...

Hành trình tìm ra bài thuốc Tiền liệt Thần hiệu phương qua lời kể của bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Để tạo ra bài thuốc Tiền liệt Thần hiệu phương như ngày nay là một hành trình dài mà bác...

Ung thư tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, biểu hiện, chẩn đoán & điều trị

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt là một dạng ung thư phát triển ở tuyến tiền liệt của nam giới....

Nguyên nhân gây PSA cao mà không phải do ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là xét nghiệm máu đo mức protein mà tuyến tiền...

Mổ nội soi tiền liệt tuyến và những điều cần lưu ý

Mổ nội soi tiền liệt tuyến là thủ tục ngoại khoa được áp dụng trong điều trị các vấn đề...

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là gì? – Thông tin không thể bỏ qua

Viêm tuyến tiền liệt mãn tính là tình trạng viêm tuyến tiền liệt kéo dài trong 3 tháng hoặc lâu hơn....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.