Những điều cần biết về mức PSA sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt là phương pháp loại bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt do bị ung thư. Sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) để kiểm tra xem cơ thể có các dấu hiệu tái phát ung thư hay không.

I. Tại sao cần xét nghiệm PSA sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt?

Có thể căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt sẽ quay trở lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu từ năm 2013 cho thấy ung thư tuyến tiền liệt có nguy cơ tái phát ở 40% nam giới trong vòng 10 năm sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt triệt để.

xét nghiêm PSA
Thực hiện xét nghiêm PSA sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt là cần thiết

Mặc dù các bác sĩ đã tiến hành loại bỏ tuyến tiền liệt hoàn toàn. Tuy nhiên, một số tế bào ung thư có thể di căn và đi vào các mô xung quanh. Nếu các tế bào ung thư này có điều kiện để nhân lên, chúng dễ khiến cho căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt quay trở lại một lần nữa.

Do đó, việc xét nghiệm PSA thường xuyên có thể giúp các bác sĩ phát hiện sớm và điều trị ung thư tuyến tiền liệt kịp thời. Đây là lý do tại sao bệnh nhân nên thường xuyên xét nghiệm PSA cùng với các xét nghiệm khác khi thăm khám định kỳ để chủ động phòng và điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

II. Những kết quả xét nghiệm PSA khi tầm soát ung thư tuyến tiền liệt

Các bác sĩ đo mức PSA thường tính bằng nanogam trên mililit (ng / ml) máu. Mức PSA thay đổi theo thời gian và có xu hướng tăng theo tuổi. Tuy nhiên, theo Tổ chức Ung thư tuyến tiền liệt thì mức độ PSA bình thường nằm trong các phạm vi sau:

Tuổi tácPhạm vi PSA bình thường
40 – 49 tuổi0 – 2,5 ng / mL
50 – 59 tuổi0 – 4 ng / mL
60 – 69 tuổi0 – 4,5 ng / mL
70 – 79 tuổi0 – 6,5 ng / mL

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS) đề nghị nam giới nên thường xuyên tầm soát ung thư tuyến tiền liệt bằng xét nghiệm PSA sau 6 – 8 tháng. Điều này giúp các bác sĩ có thể phát hiện mức PSA trong máu để biết được bệnh ung thư có tái phát hay không.

Tuy nhiên, nếu xét nghiệm PSA sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt cao cũng không có nghĩa là ung thư đã quay trở lại. Các tế bào không ung thư cũng có thể tạo ra PSA. Do đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho nam giới làm thêm các xét nghiệm đặc thù để có kết quả cuối cùng.

III. Điều gì làm tăng mức độ của PSA?

Khi có kết quả thấy mức độ PSA tăng thì không phải lúc nào cũng là do bệnh ung thư tuyến tiền liệt quay trở lại hoặc lan rộng. Bác sĩ sẽ nhìn vào thông số và nhận biết được những thay đổi nhỏ ở mức PSA.

Các bác sĩ sẽ chỉ định bạn kiểm tra PSA thường xuyên. Nếu mức độ PSA vẫn ổn định hoặc tăng rất chậm thì việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể không cần thiết. Trong một số trường hợp, nồng độ PSA trong máu cao không phải do tế bào ung thư mà là chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như:

  • Tuổi tác
  • Sắc tộc
  • Tác dụng phụ của thuốc
tuổi tác
Mức PSA tăng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có tuổi tác

Bác sĩ thường sẽ không đề nghị bệnh nhân điều trị ung thư tuyến tiền liệt chỉ sau một kết quả xét nghiệm PSA duy nhất. Bác sĩ thường sẽ theo dõi mức PSA của bệnh nhân trong một khoảng thời gian và theo dõi biểu đồ biến động PSA của họ.

Các bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm bằng cách tìm kiếm hình ảnh của một khối u hoặc số lượng tế bào ung thư đang phát triển. Ngoài ra, họ cũng có thể hỏi bệnh nhân về bất kỳ triệu chứng nào cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt đã quay trở lại.

ĐỌC NGAY: Những cách xét nghiệm và sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

IV. Điều trị và ngăn ngừa tăng PSA ở nam giới

1. Điều trị tăng PSA

Nếu mức PSA tăng chậm với một lượng nhỏ, bệnh nhân có thể không cần điều trị. Bác sĩ sẽ thường xuyên xem xét sức khỏe tổng thể, tiền sử bệnh lý và tuổi của nam giới trước khi đưa ra lời khuyên về điều trị.

Các bác sĩ thường giám sát chặt chẽ nếu mức độ PSA tăng cao và khuyến khích bệnh nhân kiểm tra sức khỏe bằng các xét nghiệm cần thiết. Nếu một người đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt vẫn tăng mức PSA thì bác sĩ có thể đề nghị xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.

Các bác sĩ cũng có thể sử dụng liệu pháp hormone để thu nhỏ khối u của bệnh nhân. Phương pháp này được đánh giá cao về hiệu quả so với liệu pháp xạ trị.

2. Ngăn ngừa tăng mức PSA

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa mức PSA tăng lên. Tuy nhiên, nam giới có thể chủ động bảo vệ sức khỏe sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt là kiểm tra y tế thường xuyên. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyên nam giới nên thường xuyên tập cho bản thân một lối sống khoa học và lành mạnh:

  • Ngừng hút thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm kích thích
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Uống rượu ở mức vừa phải.
chế độ ăn uống
Nam giới cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và nhiều rau củ để giảm mức PSA

Những phương pháp này được các nhà nghiên cứu đánh giá cao trong việc cải thiện mức độ PSA trong cơ thể. Tuy nhiên, mức PSA tăng sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt thường phải mất nhiều năm mới có thể kiểm soát hiệu quả. Do đó, nhiều người bệnh chỉ cần thăm khám thường xuyên mà không cần điều trị gì cả.

Do đó, các cuộc hẹn để bệnh nhân làm xét nghiệm PSA rất quan trọng. Giúp cho bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu tái phát sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt. Sau phẫu thuật này, nam giới nên thường làm xét nghiệm kiểm tra mức độ PSA sau 6 tháng.

Các bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho người bệnh một kế hoạch chăm sóc sức khỏe hợp lý để hỗ trợ họ hồi phục sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt và lấy lại khả năng tình dục như trước kia. Kế hoạch này có thể bao gồm thông tin và lời khuyên về sức khỏe, chế độ ăn uống, xét nghiệm sàng lọc và các bài tập dự kiến.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Siêu âm tiền liệt tuyến

Siêu âm tiền liệt tuyến có tác dụng gì? Cần chuẩn bị gì?

Kỹ thuật siêu âm tiền liệt tuyến sử dụng sóng âm thanh tác động vào mô và phản ánh ra...

Những cách xét nghiệm và sàng lọc ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt là một dạng ung thư hình thành nên khối u và phát triển ở tuyến...

Tìm hiểu về tình trạng ung thư tuyến tiền liệt di căn xương

Di căn là thuật ngữ để chỉ việc tế bào ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ...

Nguyên nhân gây PSA cao mà không phải do ung thư tuyến tiền liệt

Xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) là xét nghiệm máu đo mức protein mà tuyến tiền...

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi khi...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *