Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi khi mắc bệnh hầu hết mọi người đều cảm thấy vô cùng lo lắng vì đây là một dạng bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng rất cao nếu không sớm điều trị.

Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?
Tìm hiểu bệnh ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu

Tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Khi chẩn đoán ung thư, ung thư tuyến tiền liệt thường ít nghiêm trọng hơn so vơi những dạng ung thư khác. Bởi bệnh thường có xu hướng phát triển chậm và khả năng lây lan cũng chậm. Bên cạnh đó khi ung thư xuất hiện ở nam giới, bệnh lại càng ít nghiêm trọng hơn bởi tình trạng sức khỏe cũng như điều kiện y tế của họ rất cao.

Vì những lý do trên nên ung thư tuyến tiền liệt cấp thấp thường được phát hiện rất sớm. Điều này khiến người bệnh có tỷ lệ sống sót sau bệnh rất cao. Đồng thời bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt cũng có nhiều cơ hội sống sót hơn so với những bệnh nhân bị các bệnh ung thư khác. Chính vì thế có thể nói thời gian phát hiện bệnh và phương pháp điều trị là hai yếu tố quan trọng có thể quyết định những người mắc bệnh ung thư này có thể sống sót được bao lâu sau chẩn đoán và điều trị.

Sau ung thư da, ung thư tuyến tiền liệt đứng đầu danh sách những loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới. Theo thống kê, khoảng 1 trong số 7 người đàn ông sẽ được chẩn đoán mắc bệnh. Và đây chỉ là con số của những người đàn ông đã được chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên khi trong số những người đàn ông lớn tuổi chết vì những bệnh lý hay những nguyên nhân khác, hai phần ba trong số họ có thể bị ung thư tuyến tiền liệt nhưng không bao giờ được chẩn đoán.

Bên cạnh đó, chỉ 1 trong 36 người đàn ông lớn tuổi thật sự chết vì căn bệnh này. Bởi khi bệnh xuất hiện các tế bào ung thư thường phát triển rất chậm và không xâm lấn. Chính vì thế những bệnh nhân này thường qua đời bởi một căn bệnh khác không liên quan đến ung thư thư tuyến tiền liệt như đột quỵ, bệnh tim…

→Xem thêm: Chế độ ăn uống ung thư tuyến tiền liệt: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Bị ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?

1. Chẩn đoán theo thống kê

Hầu hết những người đàn ông có độ tuổi từ 70 trở lên đều có khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt. Hơn 5 năm, trong số họ thường sẽ sống sót hoặc chết vì những nguyên nhân khác. Chính vì thế chúng ta có thể thấy, tỷ lệ sống sót cũng như thời gian sống của những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt thực sự khá tốt.

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu theo thống kê
Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu theo thống kê

Thời gian sống sót của những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt dưới đây không tính đến những người bệnh đã chết vì những nguyên nhân khác:

  • 92% bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, còn được gọi là trong khu vực hoặc trong địa phương. Gần như 100% những người đàn ông điều trị ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn này sẽ sống sót sau hơn 5 năm.
  • Khoảng 7% những người đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt được chẩn đoán ở giai đoạn tiến triển. Một khi tế bào ung thư đã di căn hoặc lan rộng ra ngoài những khu vực, bộ phận khác của cơ thể, tỷ lệ và thời gian sống sót của bệnh nhân sẽ giảm xuống một cách rõ rệt. Đối với những bệnh nhân nam đã được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt di căn (lan rộng), khoảng một phần ba số bệnh nhân đó sẽ sống sót trong 5 năm sau khi chẩn đoán và tiến hành điều trị.

Theo Hiệp hội Ung thư lâm sàng Hoa Kỳ, thời gian sống sót ở bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt là nam tại giai đoạn đầu (giai đoạn địa phương hoặc khu vực):

  • Tỉ lệ sống 15 năm ở khoảng 96%
  • Tỉ lệ sống 10 năm ở khoảng 98%.

2. Chẩn đoán theo hệ thống TNM

Các bác sĩ có thể ước tính thời gian sống sót của tất cả những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt bằng cách mô tả đặc điểm của các khối u. Để làm được điều này, bác sĩ sẽ sử dụng những thuật ngữ để mô tả đặc điểm bao gồm kích thước khối u và tế bào ung thư đã lan rộng bao xa khi được tìm thấy. Hệ thống miêu tả này rất phức tạp, không chỉ riêng ung thư tuyến tiền liệt mà những loại ung thư khác đều có thể sử dụng ba khía cạnh khác nhau của sự phát triển và lan rộng ở các khối u nhằm chẩn đoán mức độ phát triển bệnh. Đây còn được gọi là hệ thống TNM tương đương với khối u, hạch và di căn:

  • T: Đối với khối u có nghĩa là tăng trưởng, sưng hoặc khối lượng tế bào và sự mô tả ung thư đã được tìm thấy nơi xuất phát. Đồng thời mô tả kích thước khối u tại khu vực ung thư tuyến tiền liệt.
  • N: Đối với các hạch có nghĩa là sự mô tả ung thư đã di căn đến những hạch bạch huyết nào với số lượng bao nhiêu và ở vị trí nào.
  • M: Đối với di căn có nghĩa là ung thư tuyến tiền liệt đã lan rộng đến các xương, gan hoặc những cơ quan khác.

Việc sử dụnh hệ thống TNM sẽ giúp căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới được mô tả một cách chi tiết. Đồng thời có thể so sánh mức độ tiến triển của các tế bào ung thư ở bệnh nhân này so với những bệnh nhân khác. Bên cạnh đó các bác sĩ chuyên khoa còn sử dụng hệ thống TNM để thực hiện các nghiên cứu và quyết định phương pháp điều trị.

Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu theo hệ thống TNM
Chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu theo hệ thống TNM

Theo hệ thống TNM, tỷ lệ và thời gian sống sót của những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt sẽ được chia thành hai nhóm:

Nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt khu trú tại khu vực tuyến tiền liệt hoặc ở gần đó

Những người đàn ông được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn này sẽ có tỷ lệ sống sót lâu dài hơn rất nhiều so với giai đoạn tiến triển. Hầu như tất cả họ đều có thể sống sót sau căn bệnh và sống lâu hơn 5 năm kể từ khi chẩn đoán bệnh.

Nam giới bị ung thư tuyến tiền liệt đã di căn đến những khu vực xa hơn như xương và gan

Những người đàn ông mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn di căn cần điều trị tích cực hơn. Tuy nhiên chỉ một phần ba trong số họ có thể sống sót trong hơn 5 năm, số còn lại sống sót dưới 5 năm sau căn bệnh.

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh lý nguy hiểm và xuất hiện phổ biến ở nam giới. Tuy nhiên bệnh thường phát triển chậm và ít xâm lấn hơn so với những dạng ung thư khác. Chính vì thể khi nhận thấy cơ thể xuất hiện dấu hiện bất thường hoặc nghi ngờ mình đang mắc bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra mức độ phát triển. Khi đã có kết quả chính xác, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đề ra phương pháp điều trị thích hợp nhất tùy thuộc vào khối u, hạch và sự di căn.

Bên cạnh đó đối với những người lớn tuổi, đặc biệt những người đàn ông trên 70 tuổi cũng cần thăm khám theo định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn sớm phát hiện và kiểm soát tốt bệnh lý.

Thông tin về vấn đề “Ung thư tuyến tiền liệt sống được bao lâu?” trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và phương pháp điều trị thay cho bác sĩ có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

Khám tuyến tiền liệt ở đâu? 10 địa chỉ uy tín tại TPHCM và Hà Nội

Bệnh về tuyến tiền liệt không chỉ gây ra khó chịu mà còn gây khó khăn trong sinh hoạt. Chính...

Chế độ ăn uống ung thư tuyến tiền liệt: Thực phẩm nên ăn và cần tránh

Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống khi bị ung thư tuyến...

Hiểu hơn về ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn 2 và cách điều trị

Ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 2 là tình trạng tế bào ung thư xâm nhập vào niêm mạc...

Hành trình tìm ra bài thuốc Tiền liệt Thần hiệu phương qua lời kể của bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Để tạo ra bài thuốc Tiền liệt Thần hiệu phương như ngày nay là một hành trình dài mà bác...

Những điều cần biết về mức PSA sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt là phương pháp loại bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt do bị ung...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *