Bệnh viêm da tiết bã có tự hết mà không cần điều trị không?
Viêm da tiết bã là tình trạng viêm nhiễm khiến da tiết nhiều dầu nhờn, gây nóng, đỏ da, đóng vảy tiết… ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy bệnh viêm da có thể tự hết mà không cần điều trị không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải mã vấn đề này và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất giúp đẩy lùi từ gốc viêm da tiết bã bằng thảo dược tự nhiên.
Bệnh viêm da tiết bã có tự hết không?
Thuật ngữ viêm da tiết bã đề cập đến tình trạng tổn thương da do rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. Các triệu chứng của bệnh như vảy da bong tróc, mảng da nhờn, đỏ, ngứa,… thường xuất hiện ở da đầu, sau tai, lông mày, mi mắt,…
Viêm da tiết bã nhờn chủ yếu bùng phát theo mùa. Bệnh có xu hướng phát sinh vào giai đoạn chuyển mùa (khi nhiệt độ và độ ẩm tăng/ giảm đột ngột) hoặc khi thời tiết nóng ẩm.
Các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm sau một vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên trường hợp bệnh tự hết mà không phải điều trị là điều không thể. Các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm nhưng có thể bùng phát nếu bạn không tiến hành những biện pháp điều trị dự phòng.
Hơn nữa, tình trạng không điều trị có thể khiến bệnh nặng dần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, ngoại hình và khả năng làm việc của người bệnh. Chính vì vậy, bạn cần tiến hành khắc phục khi các triệu chứng của viêm da tiết bã mới bùng phát. Điều trị từ sớm và đúng cách sẽ giúp cải thiện, kiểm soát và ngăn chặn các đợt bùng phát của bệnh trong tương lai.
Lời khuyên dành cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã nhờn
Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng những biện pháp chăm sóc tại nhà và thay đổi một số thói quen thiếu lành mạnh.
Một số lời khuyên dành cho bệnh nhân bị viêm da tiết bã nhờn:
- Lựa chọn những sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và phù hợp với tình trạng da.
- Nên chải tóc bằng lược có lông mềm để loại bỏ vảy gàu, đồng thời không gây tổn thương và trầy xước vùng da bị bệnh.
- Hạn chế sử dụng những sản phẩm có khả năng dị ứng cao như gel xịt tóc, nước hoa,…
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh ma sát lên vùng da tổn thương.
- Không gãi và cào lên da. Để giảm ngứa, bạn có thể sử dụng đá viên chườm trong vài phút.
- Đối với trẻ nhỏ, bạn nên cắt móng, mang vớ và bao tay để hạn chế tình trạng trẻ gãi lên vùng da bị bệnh.
- Không nên đội mũ quá thường xuyên, nhất là trong thời tiết nóng bức. Điều này có thể khiến tuyến bã nhờn bị kích thích và sản sinh nhiều dầu hơn bình thường.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng. Những thực phẩm này khiến nhiệt độ da tăng lên và kích thích tuyến dầu hoạt động.
- Vệ sinh da sạch, thông thoáng, đồng thời cần bổ sung độ ẩm cho da để hạn chế tình trạng tróc vảy và ngứa.
- Chú trọng bổ sung nước, trái cây, rau xanh, thực phẩm chứa lợi khuẩn,… để dưỡng ẩm và tăng khả năng đề kháng của da.
Mặc dù bệnh viêm da tiết bã nhờn có diễn tiến kéo dài và rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên nếu tiến hành điều trị đúng cách, đồng thời có chế độ chăm sóc phù hợp, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh lý này. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.
Có thể bạn quan tâm
- Bị viêm da tiết bã nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
- Bệnh viêm da tiết bã có lây không? Cách nào điều trị hiệu quả?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!