[Cập Nhật] Phác Đồ Điều Trị Viêm Da Tiết Bã Nhờn Mới Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Cảm giác nhờn dính, ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ,… là những vấn đề thường xuyên gặp phải ở những bệnh nhân mắc viêm da tiết bã nhờn. Áp dụng phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn đúng cách là giải pháp giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát.

Phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn

1. Đại cương về viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic Dermatitis) là một trong những bệnh ngoài da khó điều trị, dễ tái phát, thường có xu hướng mạn tính. Những trường hợp viêm da tiết bã nhờn có thể gặp phải ở cả trẻ em lẫn người lớn. Bệnh xảy ra chủ yếu tại những vùng da có nhiều nang lông, vùng da có tuyến bã nhờn, những vị trí có nếp gấp trên da. Đôi khi viêm da tiết bã cũng xuất hiện rải rác trên vùng mặt, hai bên cánh mũi, trên thân mình.

2. Nguyên nhân dẫn đến viêm da tiết bã

Có khá nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến viêm da tiết bã trong sinh hoạt, đời sống. Trong đó, có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Bệnh nhân có các rối loạn về tăng tiết bã nhờn trên da.
  • Một số bất thường về thành phần chất bã dưới da.
  • Ảnh hưởng của các loại vi nấm như Malassezia Furfur.
  • Yếu tố căng thẳng, stress cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc phải các vấn đề ngoài da.
  • Những trường hợp sử dụng các loại thuốc điều trị như thuốc an thần, cimetidine, methyldopa,… cũng có tỉ lệ xuất hiện các rối loạn ngoài da cao hơn mức bình thường.
  • Các thói quen chăm sóc, bảo vệ da không đúng cách, tiếp xúc thường xuyên với những chất bẩn, môi trường ô nhiễm,…
viêm da tiết bã dễ tái phát
Viêm da tiết bã là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát, tiến triển thành mạn tính

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da tiết bã có lây không? Cách nào điều trị hiệu quả?

Chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn

Viêm da tiết bã nhờn thường được chẩn đoán dựa trên yếu tố dịch tễ học và các dấu hiệu lâm sàng của những nhóm bệnh nhân khác nhau. Những yếu tố quan trọng trong chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn gồm có:

1. Dịch tễ học

  • Viêm da tiết bã nhờn phổ biến ở hai nhóm tuổi: trẻ em trong khoảng 3 tháng đầu, người trường thành trong độ tuổi từ 40 – 70 tuổi. Bệnh nhân ngoài 70 tuổi rất hiếm gặp viêm da tiết bã nhờn.
  • Tỷ lệ mắc viêm da tiết bã nhờn thường chiếm tỉ lệ từ 3% – 5% dân số.
  • Nam giới thường có tỉ lệ mắc viêm da tiết bã nhiều hơn so với nữ giới.
  • Bệnh nhân nhiễm HIV và bệnh AIDS còn có thể dẫn đến bệnh viêm da tiết bã với tỉ lệ khoảng 85%.

2. Lâm sàng

Bệnh nhân có các dấu hiệu điển hình như:

  • Ngứa ngáy âm ỉ và lan rộng, dấu hiệu bệnh khởi phát từ từ.
  • Bệnh nhân xuất hiện các mảng hồng ban, đôi khi hơi vàng.
  • Những vùng da mắc viêm da tiết bã thường là da đầu, vùng da quanh gốc mũi, nếp sau tai, những vùng da có nhiều lông, râu, tóc,… Đôi khi thương tổn có thể lan đến những vị trí như lưng, bụng.
viêm da tiết bã nhờn ở râu, tóc
Những vùng da có tuyến bã, vùng da rậm lông nhiều râu, tóc,… dễ xuất hiện tình trạng viêm da tiết bã

Các dạng thương tổn do viêm da tiết bã nhờn cũng rất đa dạng, bao gồm:

  • Dạng vảy gàu (Pityriasis capitis): thường gặp nhiều ở bệnh nhân viêm da tiết bã trên da đầu. Người bệnh thường bị ngứa da đầu, có các dấu hiệu đóng vảy gàu trên bề mặt da.
  • Dạng viêm da tiết bã mí mắt: bệnh nhân nổi hồng ban ở bờ mi mắt, rỉ dịch tiết, đóng vảy bờ mi. Ở một số trường hợp có thể kèm theo viêm kết mạc.
  • Viêm da tiết bã dẫn đến viêm nang lông (malassezia) có thể dẫn đến sẩn đỏ nang lông, ngứa ngáy, nổi mủ, rỉ dịch tiết tại những vùng da có tuyến bã.
  • Ở trẻ em, thương tổn có thể ở dạng mảng khô, gàu dính trên da đầu.

Ngoài những chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ còn có thể thực hiện các chẩn đoán cận lâm sàng và chẩn đoán phân biệt để tránh nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác như bệnh vảy nến, nấm ngoài da, bệnh viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, erythrasma, trứng cá đỏ,…

Thông tin thêmBệnh viêm da tiết bã ở da đầu và cách điều trị

Điều trị viêm da tiết bã nhờn

Để điều trị viêm da tiết bã nhờn, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị và thực hiện điều trị theo hướng dẫn và phác đồ riêng của bác sĩ. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm da tiết bã nhờn bao gồm:

1. Nhóm thuốc kháng nấm

Thuốc kháng nấm là nhóm thuốc có tác dụng làm sạch vùng da bị thương tổn, ngăn ngừa vi nấm phát sinh trên bề mặt da. Vùng da của bệnh nhân viêm da tiết bã nhờn thường dễ nhiễm phải các loại vi nấm do đặc trưng vùng da này thường xuyên ẩm ướt, nhiều chất nhờn.

Khi điều trị bằng các nhóm thuốc kháng nấm, bệnh nhân thường được chỉ định một số loại bao gồm:

  • Nhóm thuốc Ketoconazole 2% dạng kem bôi ngoài da, dạng dầu gội, dạng gel,… Tùy theo những vùng da mắc bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc phù hợp.
  • Với dầu gội chứa Ketoconazole dùng với liều từ 2 lần / tuần cho đến khi da sạch các triệu chứng. Tiếp tục điều trị duy trì các triệu chứng viêm da tiết bã 1 lần / tuần hoặc 1 lần / 2 tuần để viêm da tiết bã hết hẳn các triệu chứng.
  • Đối với các loại thuốc khác chứa Ketoconazole dùng ngoài da như kem bôi, thuốc mỡ, sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi hết sạch thương tổn, bã nhờn. Điều trị duy trì tiếp tục từ 1 – 2 lần / tuần để viêm da tiết bã hết hẳn, không tái phát trở lại.

Ngoài Ketoconazole, bệnh nhân còn có thể được chỉ định điều trị bằng một số chế phẩm chống nấm như kẽm pyrithione, selenium sulphide, dung dịch terbbinafine 1%,… Trong thời gian điều trị bằng các loại thuốc chống nấm, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như viêm da tiếp xúc kích ứng, các triệu chứng ngứa ngoài da, có cảm giác bỏng rát trên bề mặt da.

Đừng bỏ qua: Những loại dầu gội trị viêm da tiết bã được nhiều người sử dụng

2. Nhóm thuốc Corticosteroids

Corticosteroid là nhóm thuốc có nhiều mức độ hoạt lực khác nhau. Tùy theo tình trạng thương tổn của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc thuộc nhóm này để đạt được kết quả tốt nhất như:

  • Điều trị bằng Hydrocortisone 1% dạng kem, sử dụng trên những vị trí viêm da tiết bã từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Điều trị bằng Betamethasone dipropionate 0,05% dạng lotion, dùng trên da với liều từ 1 – 2 lần mỗi ngày.
  • Chỉ định Clobetasol 17-butyrate 0,05% dạng kem bôi, sử dụng với liều 1 – 2 lần mỗi ngày trên vị trí viêm da tiết bã.
  • Chỉ định Desonide 0,05% dạng lotion dùng trên da đầu và những vùng da bị viêm, tiết bã với liều từ 1 – 2 lần mỗi ngày.

Khi sử dụng các chế phẩm thuộc nhóm Corticosteroids trên da, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ như ngứa ngáy, dị ứng, rậm lông, teo da,… đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.

3. Nhóm thuốc ức chế Calcineurin

Đối với nhóm thuốc ức chế Calcineurin có 2 hoạt chất phổ biến thường được sử dụng là Pimecrolimus, Tacrolimus. Liều dùng thông thường của hai loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc Pimecrolimus 1% dạng kem bôi, sử dụng với liều dùng từ 1 – 2 lần mỗi ngày tại da đầu và những vùng da bị viêm da tiết bã.
  • Thuốc Tacrolimus 0,03% và 0,1% dạng thuốc mỡ, sử dụng với liều dùng 1 – 2 lần mỗi ngày tại da đầu và các vị trí viêm da tiết bã khác.

Khi sử dụng nhóm thuốc ức chế Calcineurin có thể gặp một số phản ứng quá mẫn, dị ứng tại chỗ.

4. Một số nhóm thuốc khác

Bên cạnh một số loại thuốc kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định điều trị phối hợp với một số loại thuốc khác bao gồm:

  • Selenium Sulíide 2,5% dạng dầu gội, sử dụng 2 lần mỗi tuần.
  • Zinc Pyrithione 1% dạng dầu gội, sử dụng trên da đầu hoặc những vị trí viêm da tiết bã khác.

Khi sử dụng các loại thuốc này, bệnh nhân có thể gặp phải một số phản ứng tại chỗ, dị ứng và các phản ứng không mong muốn.

*Lưu ý:

  • Điều trị viêm da tiết bã thường tiến triển kéo dài từ nhiều ngày đến nhiều tháng.
  • Khi sử dụng các loại thuốc điều trị cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc, ngưng thuốc, đổi thuốc tùy tiện vì có thể ảnh hưởng xấu đến tiến độ điều trị bệnh.
thuốc điều trị viêm da tiết bã nhờn
Các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã nhờn cần có chỉ định của bác sĩ để có kết quả tốt nhất

Phòng ngừa viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã nhờn là một trong những bệnh ngoài da dễ tái phát, tiến triển dai dẳng, do đó cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay cả sau khi điều trị khỏi. Một số biện pháp phòng ngừa viêm da tiết bã cần chú ý bao gồm:

  • Áp dụng các biện pháp vệ sinh, chăm sóc da phù hợp để hạn chế tình trạng bệnh tái phát trở lại.
  • Nên sử dụng nước ấm khi vệ sinh, chăm sóc da, tránh dùng nước ấm vì có thể làm tăng tình trạng khô, ngứa da.
  • Bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, các loại củ quả tươi, bổ sung nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố như hóa chất, đất, nước bẩn, lông động vật và một số yếu tố dị ứng khác.
  • Khi bị ngứa ngoài da không nên gãi vì có thể khiến cho da bị xây xát, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngoài da.
  • Tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị viêm da tiết bã nhờn của bác sĩ để kiểm soát tốt các triệu chứng, giữ cho bệnh được ổn định lâu dài và không tái phát trở lại.

Có thể bạn quan tâm

Phương pháp chữa bệnh viêm da tiết bã bằng thuốc nam

7 cách chữa viêm da tiết bã bằng thuốc nam hay nhất

Bệnh viêm da tiết bã là một bệnh viêm mãn tính thường gây ra các biểu hiện như khô da,...

Bệnh viêm da dầu: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Viêm da dầu (viêm da tiết bã) là một dạng viêm da mạn tính do hoạt động của tuyến bã...

Những cách chữa bệnh viêm da dầu ở mặt phổ biến hiện nay là gì?

15+ Cách Chữa Bệnh Viêm Da Dầu Ở Mặt Phổ Biến Hiện Nay

Da dầu ở mặt là tình trạng chung mà rất nhiều người mắc phải, nó mang lại cảm giác phiền...

5 loại kem bôi trị viêm da tiết bã tốt và lưu ý

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc uống thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thêm các...

Nhận biết triệu chứng bệnh viêm da tiết bã nhờn qua 5 dấu hiệu

Viêm da tiết bã nhờn là một dạng tổn thương da do hoạt động của tuyến bã nhờn bị rối...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *