Viêm da tiết bã nhờn ở mặt: Cách điều trị và ngăn ngừa tái phát

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt là tình trạng da liễu có liên quan đến rối loạn tuyến bã nhờn. Tình trạng này không chỉ gây ra cảm giác ngứa, rát, khó chịu, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ.

bệnh viêm da tiết bã ở mặt
Tìm hiểu về chứng viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang, tình trạng viêm da tiết bã ở mặt của người nhân viên giao hàng Nguyễn Đỗ Đức Sang (22 tuổi, ở Tân Bình) đã thuyên giảm đến 95%, không còn ngứa ngáy khó chịu như trước.

Tìm hiểu về chứng viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Viêm da tiết bã nhờn là thuật ngữ đề cập đến tình trạng da tróc vảy, ngứa rát, đỏ do rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn.

Tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở da đầu, tuy nhiên viêm da tiết bã cũng có thể xuất hiện ở mặt – tập trung chủ yếu ở hai bên mũi, lông mày và mí mắt.

1. Triệu chứng

Viêm da tiết bã nhờn ở mặt gây ra các triệu chứng như sau:

  • Da tróc vảy
  • Da đỏ
  • Ngứa rát

So với viêm da tiết bã ở da đầu, triệu chứng của bệnh lý này ở mặt được đánh giá có mức độ nhẹ hơn.

2. Nguyên nhân

Chưa có đủ nghiên cứu cho thấy nguyên nhân cụ thể gây ra viêm da tiết bã nhờn ở mặt. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể liên quan trực tiếp đến những vấn đề sau:

  • Nấm Malassezie tăng sinh quá mức chính là nguyên nhân khiến da bị kích ứng và bong lớp biểu bì bên ngoài.
  • Phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.

3. Các yếu tố rủi ro

Một số yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ phát sinh viêm da tiết bã nhờn ở mặt, bao gồm:

  • Mắc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch – chẳng hạn như HIV/ AIDS, người vừa thực hiện ghép tạng, mắc bệnh ung thư hoặc bị viêm tụy do rượu.
  • Trầm cảm hoặc mắc bệnh Parkinson.
  • Đau tim, đột quỵ
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Trước khi thực hiện các phương pháp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán để xác minh các triệu chứng lâm sàng chính là biểu hiện của bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt.

thuốc trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt
Sinh thiết da được thực hiện nhằm chẩn đoán viêm da tiết bã nhờn

Bác sĩ có thể lấy tế bào da bị tróc vảy (sinh thiết) để loại trừ các khả năng khác như chàm, bệnh vẩy nến, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…

Các phương pháp điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt

Sử dụng thuốc trị nấm, thuốc mỡ chống viêm,… là những biện pháp điều trị viêm da tiết bã nhờn phổ biến nhất.

1. Kem và thuốc mỡ chống viêm

Kem và thuốc mỡ có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm nhằm làm giảm ngứa rát, khó chịu ở vùng da tổn thương.

sữa rửa mặt trị viêm da tiết bã
Fluocinolone có tác dụng kiểm soát tình trạng viêm và làm giảm các triệu chứng ngứa rát, khó chịu trên da

Các loại thuốc mỡ và kem thường được dùng như:

  • Fluocinolone, Desonide, Clobetasol: Là dẫn xuất của hydrocortisone. Những loại thuốc có tác dụng giảm hoạt động của các vi khuẩn và các chất trung gian trong phản ứng gây viêm. Tuy nhiên nhóm thuốc này có thể gây mỏng da và khiến da tăng độ nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.
  • Tacrolimus, Pimecrolimus: Nếu bạn gặp phải tác dụng phụ khi sử dụng hydrocortisone, bạn có thể sử dụng Tacrolimus và Pimecrolimus để cải thiện các triệu chứng trên da. Những loại thuốc này được đánh giá có hiệu quả và ít gây tác dụng phụ hơn so với corticosteroid.

2. Kem chống nấm

Kem bôi chống nấm được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm da tiết bã nhờn do vi nấm gây ra.

Các loại kem chống nấm được sử dụng phổ biến gồm có Ciclopirox và Ketoconazole. Bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp hai loại thuốc này để kiểm soát các triệu chứng trên da mặt.

Khi sử dụng kem chống nấm, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như: mẩn đỏ, ngứa rát nhẹ, móng tay đổi màu,…

3. Thuốc chống nấm đường uống

Trong trường hợp kem chống nấm không có tác dụng ức chế đối với vi nấm gây bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng những loại thuốc chống nấm đường uống.

Tuy nhiên, loại thuốc này thường không được ưu tiên chỉ định vì có khả năng tương tác và phát sinh tác dụng phụ cao.

Khi sử dụng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da trong điều trị viêm da tiết bã nhờn ở mặt, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không lạm dụng hoặc sử dụng nhiều hơn liều dùng được quy định. Điều này có thể khiến da bị kích ứng hoặc thậm chí gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe.

Các biện pháp cải thiện triệu chứng & ngăn ngừa tái phát

Bên cạnh những loại thuốc được bác sĩ chỉ định, bạn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà để cải thiện và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã nhờn ở mặt tái phát.

điều trị viêm da tiết bã ở mặt
Các biện pháp cải thiện triệu chứng & ngăn ngừa viêm da tiết bã ở mặt tái phát

Các biện pháp cải thiện và ngăn ngừa viêm da tiết bã nhờn ở mặt ngay tại nhà:

  • Giữ vệ sinh da mặt: Đây là thói quen rất cần thiết đối với bệnh nhân bị viêm da tiết bã. Khi bã nhờn tăng sinh quá mức, vi khuẩn và các tác nhân có hại có thể khiến da bị tổn thương và kích ứng. Vì vậy, bạn nên giữ vệ sinh da mặt bằng cách rửa mặt 2 lần/ ngày.
  • Hạn chế sờ tay lên mặt: Tay là nơi trung gian đưa vi khuẩn lên mặt và khiến cho triệu chứng trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó cần hạn chế sờ tay lên mặt – nhất là với những vùng da nhạy cảm.
  • Tránh sử dụng hóa chất tạo kiểu tóc: Các hóa chất được sử dụng trong quá tình tạo kiểu tóc có thể vô tình tiếp xúc với da mặt và khiến da kích ứng, sưng viêm.
  • Dưỡng ẩm da mỗi ngày: Dưỡng ẩm da mỗi ngày là biện pháp kiểm soát hoạt động của tuyến bã nhờn. Khi da có đủ ẩm, tuyến bã nhờn sẽ hạn chế tiết dầu thừa. Bạn nên dưỡng da bằng các sản phẩm dịu nhẹ và không có chứa hương liệu. Nếu băn khoăn trong vấn đề này, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn sản phẩm phù hợp.
  • Kiêng thức ăn cay nóng, dầu mỡ: Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ chính là tác nhân khiến da đổ mồ hôi và tiết dầu nhiều hơn. Ngoài ra những thực phẩm này cũng chính là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm và dễ nổi mụn.
  • Sử dụng kem chống nắng: Bệnh nhân mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn thường có làn da nhạy cảm. Vì vậy các tác nhân bên ngoài có thể dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng ngứa rát, bong vảy. Nếu sử dụng kem chống nắng đều đặn, da sẽ có khả năng chống lại tia UV, bụi bẩn và các kim loại nặng trong không khí.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

ĐỪNG BỎ LỠ

chăm sóc và phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát

Chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã tái phát

Viêm da tiết bã là bệnh lý mãn tính, tiến triển dai dẳng và rất dễ tái phát. Cần chăm...

Viêm da tiết bã gây rụng tóc: ngăn ngừa & khắc phục

Viêm da tiết bã gây rụng tóc là mối lo đối với nhiều người, đặc biệt là các chị em...

Bệnh viêm da dầu có chữa khỏi được không, bằng cách nào?

Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã nhờn - là bệnh da liễu có liên quan...

Bệnh viêm da tiết bã có lây không? Cách nào điều trị hiệu quả?

Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu mạn tính với đặc trưng: nhờn, dính, ngứa ngáy và bong...

5 bài thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược tự nhiên

Các bài thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều người bệnh lựa chọn vì độ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.