5 loại kem bôi trị viêm da tiết bã tốt và lưu ý
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc uống thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thêm các loại kem bôi ngoài da khi bị viêm da tiết bã. Nhưng cần phải hiểu về tác dụng cũng như cách sử dụng của từng loại kem bôi để sử dụng hiệu quả nhất.
Top 5 loại kem bôi trị viêm da tiết bã thông dụng
Có rất nhiều loại kem bôi mà bác sĩ hay chỉ định sử dụng cho bệnh viêm da tiết bã. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một vài loại thuốc quen thuộc sau:
1. Kem bôi Hydrocortisone 1%
Trong thành phần của thuốc bao gồm: chlorocresol, sáp nhũ hóa cetomacrogol, paraffom, nước tinh khiết…
Với những thành phần trên, đây là thuốc steroid chống viêm có tác dụng giảm thành phần mạch máu của phản ứng viêm. Hơn nữa còn có tác dụng làm giảm chất trung gian gây nên phản ứng viêm. Đồng thời tác dụng co mạch cũng góp phần giảm phản ứng viêm xuất hiện khi bị viêm da tiết bã.
Ngoài tác dụng điều trị viêm da tiết bã, thuốc Hydrocortisone 1% còn có tác dụng điều trị các loại viêm da khác, mề đay, mẩn ngứa… Thậm chí ngứa da ở bộ phận sinh dục cũng có thể dùng được.
Khi sử dụng chỉ nên thoa một lớp kem mỏng lên da, sử dụng từ 3-4 lần mỗi ngày. Khi có triệu chứng bắt đầu cải thiện thì chỉ nên bôi 2 lần/ ngày. Không nên ngưng sử dụng hẳn mà chỉ nên giảm số lần vì bệnh có thể tái phát bất kì lúc nào.
2. Kem bôi Desonide 0.05%
Đây là thuốc thuộc nhóm thuốc corticoid có tác dụng điều trị các bệnh ngoài da. Cụ thể, thuốc có khả năng can thiệp vào hệ thống miễn dịch, tham gia ngăn chặn một số phản ứng viêm trên da.
Thuốc có thể dùng để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy đồng thời làm giảm các triệu chứng của nhiều bệnh trên da. Chính vì vậy có thể dùng để điều trị viêm da tiết bã, chàm da, viêm da cơ địa, dị ứng da…
Thông thường thuốc được sử dụng để bôi 2 lần mỗi ngày. Số lần sử dụng cũng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.
3. Kem bôi Ketoconazole
Nếu nhắc đến các loại kem bôi trị viêm da tiết bã thì sẽ rất thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến loại thuốc này. Với thành phần kháng khuẩn, kháng viêm thuốc có tác dụng điều trị các triệu chứng nhiễm trùng nhẹ. Đồng thời cải thiện được tình trạng khô da, tróc vảy khi bị một số bệnh ngoài da.
Kem bôi Ketoconazole chuyên được dùng trong trường hợp điều trị một số bệnh ngoài da như: viêm da tiết bã, hắc lào, lang beng, nước ăn chân tay…
Thuốc thường được bôi lên da 2 lần mỗi ngày. Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng cũng như số lần sử dụng cho phù hợp.
4. Kem bôi Ciclopirox Cream
Nếu bị viêm da tiết bã thì bác sĩ cũng hay chỉ định dùng loại thuốc này. Đây là loại kem chuyên trị các bệnh ngoài da do nấm gây ra. Hoạt động của thuốc không chỉ kháng nấm mà còn giúp ngăn chặn sự phát triển của nấm.
Việc sử dụng thuốc cũng khá đơn giản, chỉ cần dùng một lượng thuốc mỏng bôi lên vùng da bị tổn thương mỗi ngày 2 lần hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Thông thường loại thuốc này hay được chỉ định dùng trong khoảng 4 tuần.
5. Kem bôi Fucidin
Đây cũng là một trong những loại kem bôi chuyên dùng để điều trị nhiều bệnh ngoài da, trong đó có bệnh viêm da tiết bã.
Thành phần của thuốc bao gồm: Axit fusidic, Hydrocortisone acetate và một số tá dược khác
Thuốc có tác dụng như một loại thuốc kháng sinh giúp cải thiện và làm giảm tình trạng nhiễm trùng da. Đồng thời hạn chế ngứa da cũng như nhiều triệu chứng ngoài da khác. Ngoài ra còn có tác dụng điều trị triệu chứng nhiễm trùng do nấm và virus gây ra.
Với các tác dụng trên, thuốc chuyên được chỉ định với các trường hợp bệnh nhân bị viêm da tiết bã, viêm da dị ứng, chàm da, nhiễm trùng da…
Loại kem bôi này thường được sử dụng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Thông thường bác sĩ hay chỉ định dùng trong khoảng 2 tuần.
Một vài lưu ý khi sử dụng kem bôi trị viêm da tiết bã
Trong quá trình sử dụng kem bôi trị viêm da tiết bã, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một vài điều như sau:
- Tuyệt đối sử dụng đúng theo những gì đã được hướng dẫn, cả về liều lượng cũng như số lần sử dụng. Đồng thời cần chú ý thời gian sử dụng, đặc biệt là nhóm thuốc corticoid nếu dùng trong thời gian quá dài dễ gây ra tác dụng phụ.
- Khi sử dụng cần phải quan sát dấu hiệu trên cơ thể, nếu các triệu chứng ngày càng nặng hoặc xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì nên ngưng sử dụng và tới gặp bác sĩ ngay.
- Tuyệt đối không được dùng thuốc đã quá hạn sử dụng. Vì lúc này các thành phần của thuốc đã bị biến chất, có thể gây hại cho người bệnh.
- Cân bằng chế độ ăn uống trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Ngoài việc uống nhiều nước nên tăng cường ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung dinh dưỡng.
- Đừng quá căng thẳng mà hãy để cho tinh thần thật sự thoải mái. Việc lo lắng, căng thẳng chỉ làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về một số loại kem bôi trị viêm da tiết bã đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Trong quá trình sử dụng thuốc chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề khác. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- Bật mí 6 cách trị viêm da tiết bã tại nhà an toàn dễ thực hiện
- Bị viêm da tiết bã nên uống thuốc gì nhanh khỏi?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!