U nang bao hoạt dịch khớp gối: Chẩn đoán và điều trị

U nang bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch tăng tiết và ứ đọng dịch tạo thành nang. Bệnh lý này có thể để lại những biến chứng nặng nề như tràn dịch khớp gối, viêm tắc tĩnh mạch và tổn thương cơ nếu không được điều trị đúng cách.

u nang bao hoạt dịch khớp gối
U nang bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch tăng tiết và ứ đọng dịch tạo thành nang

U nang bao hoạt dịch khớp gối – Nguyên nhân & Triệu chứng

Bao hoạt dịch khớp gối là cơ quan nằm ở mặt trong của bao khớp, có chức năng tiết ra hoạt dịch nhằm nuôi dưỡng khớp và giảm ma sát khi vận động. Ngoài ra, cơ quan này còn có khả năng chống nhiễm trùng xương.

Tuy nhiên khi có tác động tiêu cực, bao hoạt dịch có thể tăng tiết dịch gây ra các vấn đề như tràn dịch khớp gối hoặc u nang bao hoạt dịch.

U nang bao hoạt dịch khớp gối là tình trạng bao hoạt dịch tăng tiết dịch và ứ đọng bên trong tạo thành nang. Tình trạng này phổ biến nhất ở thắt lưng, khớp gối, cột sống và khớp vai.

1. Triệu chứng

U nang bao hoạt dịch thường không gây ra triệu chứng lâm sàng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi kích thước nang phát triển, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng lâm sàng.

u nang bao hoạt dịch khớp gối
U nang bao hoạt dịch khiến khớp sưng đỏ, nhức mỏi và giảm khả năng vận động

Triệu chứng của u nang bao hoạt dịch khớp gối:

  • Đau và nhức mỏi ở khớp gối
  • Cơn đau tăng lên khi đi lại hoặc mang vác vật nặng
  • Cảm giác như kiến bò, nóng ran ở đầu gối và bắp chân

2. Nguyên nhân

Hiện tại, nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh u nang bao hoạt dịch khớp gối vẫn chưa thể xác định. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, bệnh lý này có mối liên hệ với mức độ thoái hóa ở khớp.

Khớp bị hư tổn do quá trình thoái hóa có thể gây áp lực lên bao hoạt dịch, dẫn đến tình trạng tăng tiết dịch ở cơ quan này. Ngoài ra, nhiễm khuẩn và chấn thương đầu gối cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Biến chứng

U nang bao hoạt dịch là kết quả của quá trình tiến triển tự nhiên và thường không phải điều trị. Dịch tiết được chứa trong nang sẽ có xu hướng trở lại khớp và biến mất hoàn toàn.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, u nang phát triển to, gây áp lực lên khớp gối, chèn ép các dây thần kinh và mạch máu xung quanh. Trong trường hợp u nang bị vỡ, bạn có thể đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như tràn dịch khớp gối, tổn thương cơ, đau đớn dữ dội và tắc tĩnh mạch.

Chẩn đoán bệnh u nang bao hoạt dịch khớp gối

Bước đầu tiên trong chẩn đoán u nang bao hoạt dịch là xem xét tiền sử bệnh lý và kiểm tra thể chất ở khớp gối. Thông qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể nhìn thấy sự hiện diện của khối u ở mặt sau khớp gối.

u bao hoạt dịch khớp gối
Kiểm tra thể chất, chụp CT, MRI,… được thực hiện nhằm xác định sự hiện diện của u nang hoạt dịch

Để chắc chắn khối u này là u nang hoạt dịch, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, chụp cộng hưởng MRI, X-Quang hoặc chụp cắt lớp vi tính CT.

Hình ảnh từ các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quan sát được tình trạng của khớp gối và loại trừ những khả năng có thể xảy ra.

Các phương pháp điều trị u nang bao hoạt dịch khớp gối

Các phương pháp điều trị được chỉ định phụ thuộc vào kích thước u nang và mức độ chèn ép đối với các cơ quan lân cận.

Nếu u nang nhỏ và không phát sinh triệu chứng, bác sĩ có thể không yêu cầu điều trị. Tuy nhiên với những trường hợp đã phát sinh các biểu hiệu lâm sàng, cần tiến hành điều trị để cải thiện triệu chứng và ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm.

1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là lựa chọn ưu tiên trong quá trình chữa u nang bao hoạt dịch khớp gối. Hầu hết các trường hợp đều có tiên lượng tốt khi thực hiện những biện pháp bảo tồn.

Sử dụng thuốc

Để làm giảm triệu chứng đau nhức ở khớp gối, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng Acetaminophen. Đây là loại thuốc có khả năng giảm cơn đau khớp gối, cải thiện tình trạng sốt nhẹ do phản ứng viêm gây ra.

u bao hoạt dịch
Dùng thuốc giúp cải thiện triệu chứng đau nhức và sưng viêm ở khớp gối

Trong trường hợp, cơn đau không đáp ứng với Acetaminophen, bác sĩ có thể yêu cầu bạn dùng thuốc chống viêm không steroid (Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen,…). Nhóm thuốc này vừa có tác dụng giảm đau, vừa có khả năng làm giảm sưng viêm ở vùng khớp gối.

Đối với các triệu chứng nghiêm trọng, việc tiêm steroid có thể được thực hiện nhằm giảm đau và giảm mức độ chèn ép của u nang. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây tổn thương các khớp khỏe mạnh và làm suy yếu hoạt động của tuyến thượng thận. Vì vậy, bạn chỉ nên thực hiện tiêm steroid khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Nghỉ ngơi và vật lý trị liệu

U nang bao hoạt dịch cũng có thể hình thành do hoạt động khớp quá mức. Trong trường hợp này, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi và làm giảm tổn thương khớp.

Bên cạnh việc nghỉ ngơi, bạn nên thực hiện những biện pháp vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau, như:

  • Chườm đá
  • Thực hiện các bài tập làm giảm áp lực lên khớp gối
  • Sử dụng dụng cụ hỗ trợ khi di chuyển
  • Xoa bóp

2. Điều trị ngoại khoa

Trong trường u nang có kích thước lớn, gây đau dữ dội và chèn ép nghiêm trọng lên các cơ quan xung quanh, điều trị ngoại khoa sẽ được cân nhắc.

u bao hoạt dịch
Phẫu thuật được thực hiện khi u nang tái phát nhiều lần và gây chèn ép lên các cơ quan xung quanh

Phẫu thuật trong điều trị u nang bao hoạt dịch có 2 dạng chủ yếu:

  • Nội soi: Phẫu thuật nội soi được thực hiện nhằm chặn lỗ liên hệ giữa khớp và nang khiến nang giảm khả năng tiết dịch. Từ đó làm giảm áp lực lên khớp và cải thiện các triệu chứng lâm sàng.
  • Loại bỏ u: Phẫu thuật này được thực hiện nếu u nang tái phát nhiều lần. So với nội so, thủ thuật này có thể loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây đau và sưng khớp. Tuy nhiên phẫu thuật loại bỏ u đi kèm với những biến chứng nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh, hình thành huyết khối, nhiễm trùng,…

U nang bao hoạt dịch khớp gối dễ bị nhầm lẫn với tràn dịch khớp gối và bệnh Hoffa. Do đó ngay khi phát sinh những triệu chứng bất thường, bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Có thể bạn quan tâm

Sưng khớp đầu gối là dấu hiệu của một số bệnh như viêm khớp, chấn thương

Sưng khớp đầu gối: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Sưng khớp đầu gối là một tình trạng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt là ở những người già, người hay chơi...

Các biến chứng nguy hiểm của tràn dịch khớp gối nên đề phòng

Bệnh tràn dịch khớp gối là một trong những vấn đề xương khớp mà hiện nay khá nhiều người đang...

Chọc hút dịch khớp gối giúp chẩn đoán và chữa trị bệnh liên quan đến tràn dịch khớp gối

Chọc hút dịch khớp gối: Vị trí và quy trình cần lưu ý

Chọc hút dịch khớp gối là một phương pháp điều trị bệnh tràn dịch khớp gối khá hiệu quả. Vì...

bệnh tràn dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và thuốc điều trị

Tràn dịch khớp gối xảy ra do sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong hoặc xung quanh khớp gối,...

Sưng khớp đầu gối là dấu hiệu của một số bệnh như viêm khớp, chấn thương

Sưng khớp đầu gối: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Sưng khớp đầu gối là một tình trạng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào,...

Tràn dịch khớp gối gây ra những biến chứng nguy hiểm. Thời gian chữa khỏi bệnh còn tùy thuộc ở từng trường hợp bệnh nhân.

Bệnh tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không? Chữa bao lâu thì khỏi ?

Tràn khớp gối là tình trạng dịch trong khớp gối tăng đột ngột. Điều này dẫn đến đau sưng và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *