Sâu Răng Nên Kiêng Gì và Ăn Gì Để Bệnh Không Trở Nặng?
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong “cuộc chiến” chống lại sâu răng của bạn. Việc nắm rõ sâu răng nên kiêng ăn gì sẽ giúp bạn xây dựng được một thực đơn ăn uống có lợi để ngăn chặn bệnh trở nặng.
Sâu răng nên ăn gì?
Để nhanh hết sâu răng bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho hợp lý. Hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi dưới đây vào trong thực đơn để cải thiện triệu chứng đau nhức, ê buốt răng một cách tự nhiên.
1. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa tươi, sữa chua, phô mát hay phô mai là những thực phẩm lý tưởng cho người bị sâu răng. Chúng bổ sung nguồn canxi phong phú để đẩy nhanh tốc độ tái khoáng của men răng và nhanh chóng trám đầy các lỗ sâu, giúp chân răng chắc khỏe hơn.
→Xem thêm: Cách Dùng Lá Húng Quế Chữa Sâu Răng Hiệu Quả Khó Tin
2. Bị sâu răng nặng nên ăn các món mềm, lỏng
Đối với các trường hợp bị sâu răng nặng, răng đã hình thành lỗ to và ăn sâu vào trong tủy nên rất dễ bị mẻ hoặc gây đau buốt, khó chịu khi nhai đồ cứng. Để ngăn chặn tình trạng này, hãy lựa chọn những món ăn lỏng, mềm và không phải nhai nhiều. Chúng bao gồm:
- Các món hầm
- Súp
- Cháo
- Rau củ quả hay thịt cá xay nhuyễn.
3. Các loại cá béo
Thịt cá khá mềm, không bị bám dính vào kẽ răng hoặc gây đau nhức răng sâu khi ăn. Đặc biệt, một số loại cá béo như cá thu, cá tuyết, cá hồi, cá cơm hay cá trích còn bổ sung nhiều protein và omega 3. Chúng có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa sưng nướu răng, ức chế phản ứng viêm trong tủy, đồng thời bảo vệ men răng của bạn trước sự tấn công của vi khuẩn và các tác nhân có hại.
4. Thực phẩm giàu chất xơ
Trong chế độ ăn của người bị sâu răng không thể thiếu các thực phẩm giàu chất xơ. Trong quá trình nhai thức ăn, chất xơ sẽ giúp cuốn trôi mảng bám cùng thức ăn dư thừa bám dính trong kẽ răng, giúp khoang miệng sạch sẽ hơn để vi khuẩn không còn cơ hội phát triển, từ đó ức chế sự tiến triển nặng hơn của răng sâu.
Các thực phẩm giàu chất xơ tốt cho người bị sâu răng bao gồm:
- Rau diếp cá
- Cà rốt
- Hạnh nhân
- Chanh
- Bưởi
- Rau bina…
5. Các loại quả mọng
Nhóm các loại quả mọng chính là gợi ý tiếp theo cho thắc mắc “sâu răng nên ăn gì?”. Bạn có thể ăn các loại quả mọng như cam, quýt, chanh, dâu tây, nho, việt quất hay anh đào. Chúng được khuyên dùng trong thực đơn cho người bị sâu răng vì những lý do sau:
- Bổ sung nhiều chất xơ và nước cho cơ thể, góp phần làm sạch mảng bám ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn
- Cung cấp nhiều chất chống oxy hóa, giúp diệt khuẩn, giảm thiểu tổn thương cho răng và nướu khi bị các tác nhân có hại tấn công.
- Giúp ức chế vi khuẩn, củng cố men răng, khử mùi hôi miệng và củng cố men răng, làm răng chắc khỏe hơn.
→Tham khảo ngay: 7 Cách Chữa Sâu Răng Ở Trẻ Em Đơn Giản Được Áp Dụng
6. Bị sâu răng nên ăn gừng
Gừng có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt nên thường có mặt trong thực đơn ăn uống cho người bị sâu răng. Thực phẩm này giúp giảm đau nhức răng, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng viêm nướu. Ngoài ra, gừng còn giúp cải thiện tình trạng hơi thở có mùi và tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng, nâng cao sức khỏe răng miệng.
Trong thực tế, dân gian còn lưu truyền nhiều cách chữa sâu răng bằng gừng như ngậm gừng tươi, súc miệng bằng nước gừng… Bạn có thể áp dụng kết hợp sử dụng gừng thường xuyên trong chế độ ăn để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu do sâu răng gây ra.
7. Tỏi tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng
Chứa nguồn allicin phong phú, tỏi hoạt động như một loại thuốc kháng sinh, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng một cách tự nhiên, an toàn cho sức khỏe. Bạn có thể tận dụng loại gia vị có sẵn trong gian bếp này để ức chế sâu răng bằng cách ăn tỏi sống, làm nước chấm hay thêm vào món ăn trong quá trình chế biến. Một số người còn ngâm rượu tỏi làm thuốc ngậm trị sâu răng tại nhà.
8. Lá lốt
Lá lốt vừa là thực phẩm, vừa là vị thuốc chữa sâu răng đang được dân gian tin dùng. Trong lá chứa nhiều tinh dầu với thành phần chính là ancaloit có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm đau nhức răng.
Để cải thiện các triệu chứng của sâu răng, bạn nên thường xuyên thêm lá lốt vào trong bữa ăn hàng ngày. Loại rau gia vị này có thể dùng ăn sống hay thêm vào trong các món ăn khác giúp mang lại hương thơm đặc trưng cho món ăn. Phần rễ cây bạn cũng có thể tận dụng đem giã nát với muối và vắt nước cốt chấm vào răng bị sâu để giảm đau nhức.
9. Sâu răng nên ăn gì? – Trà xanh
Nguồn chất chống oxy hóa dồi dào trong trà xanh chính là phương thuốc tự nhiên tuyệt vời cho người bị sâu răng. Thực phẩm này không chỉ giúp kháng viêm, giảm đau mà còn có tác dụng bảo vệ và tái tạo men răng, mang đến cho bạn hơi thở thơm mát, tự tin.
Vì vậy, ngoài việc uống nhiều nước lọc, bạn hãy tập cho mình thói quen uống 2 – 3 tách trà xanh mỗi ngày để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng sâu răng cửa, răng hàm, răng nanh hay răng khôn. Bên cạnh đó, các chế phẩm từ bột trà xanh cũng là những sự lựa chọn hữu ích, giúp bạn điều trị sâu răng hiệu quả hơn.
Sâu răng nên kiêng ăn gì?
Để xây dựng được chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc tìm hiểu bị sâu răng nên kiêng ăn gì cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các thực phẩm không tốt cho người bị sâu răng bao gồm:
1. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Chẳng hạn như:
- Các loại khoai
- Gạo
- Bánh mì
- Mì ống…
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột không chỉ có độ bám dính cao làm phát triển mảng bám và còn làm tăng nồng độ axit trong khoang miệng. Theo thời gian, axit sẽ ăn mòn men răng còn vi khuẩn từ mảng bám cũng phát triển mạnh mẽ và tấn công gây ra lỗ sâu răng.
Giải pháp thay thế hữu ích cho người bệnh là sử dụng các loại tinh bột thô từ nguồn rau củ quả thay thế cho nguồn tinh bột từ các thực phẩm trên. Ngoài ra, khi sử dụng nhóm thức ăn này, bạn nên bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn và đánh răng kỹ sau khi ăn.
2. Đồ ngọt
Ăn nhiều bánh kẹo ngọt, uống nước ngọt là những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị sâu răng, nhất là ở trẻ em. Trong đồ ngọt chứa nhiều đường. Đây chính là thức ăn lý tưởng để vi khuẩn phát triển và gây sâu răng mới hoặc khiến lỗ sâu cũ trở nên nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, một số loại bánh quy hay kẹo dẻo còn rất dễ tích tụ trong khoang miệng và lên men khiến cho răng bị ăn mòn, nhạy cảm, ê buốt và làm tăng nguy cơ bị viêm tủy răng. Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt ngay cả khi đã điều trị khỏi sâu răng.
3. Thực phẩm cứng
Bao gồm:
- Kẹo cứng
- Xương
- Sụn
- Mía…
Chúng được xếp vào trong danh sách các thực phẩm không nên ăn khi bị sâu răng. Việc cố gắng nhai đồ cứng sẽ khiến răng ê buốt, đau nhức hoặc nghiêm trọng hơn là bị vỡ răng, sứt mẻ răng nếu như bạn bị sâu răng nặng. Hãy thay thế chúng bằng các món ăn nhẹ để không phải sử dụng cơ nhai quá nhiều và tránh tác động mạnh lên răng.
4. Kem và các món ăn lạnh
Nếu bạn đang thắc mắc sâu răng nên kiêng gì thì đây chính là gợi ý tiếp theo. Kem lạnh, đá lạnh hay các món ăn lạnh đều không được khuyến cáo sử dụng khi bạn bị sâu răng. Lúc này, răng của bạn khá nhạy cảm và đôi khi còn bị sâu vào trong tủy. Khi ăn đồ lạnh, bạn sẽ cảm nhận được rõ ràng cảm giác ê buốt vô cùng rõ ràng do các dây thần kinh bị kích thích.
5. Cà phê nóng
Một số người có thói quen nhâm nhi một tách cà phê nóng vào mỗi buổi sáng. Cà phê giúp tinh thần tỉnh táo suốt cả ngày nhưng lại không tốt cho răng, đặc biệt là khi bạn đang bị sâu răng.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, uống cà phê nóng sẽ khiến các dây thần kinh bên trong tủy răng bị kích thích, từ đó làm răng bị đau buốt dữ dội hơn. Thêm vào đó, cà phê còn có tính axit, lại chứa đường và có thể gây mất nước, giảm tiết nước bọt không tốt cho quá trình điều trị sâu răng.
Ngoài cà phê nóng, bạn cũng nên tránh sử dụng thức ăn ngay khi vừa chế biến xong. Đặc biệt là món lẩu hay bún, phở… Hãy dùng khi chúng đã nguội bớt để ngăn ngừa kích ứng cho răng sâu.
6. Thực phẩm có hàm lượng axit cao
Cà chua, xoài xanh, dưa chua, giấm… là những thực phẩm có hàm lượng axit cao. Khi được đưa vào trong khoang miệng, chúng sẽ làm cho lớp men răng bên ngoài cùng bị ăn mòn trước tiên, sau đó tới ngà răng. Đây chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn tấn công mạnh mẽ vào trong tủy khiến cho răng sâu có nguy cơ bị viêm tủy rất cao.
7. Thức uống chứa cồn không tốt cho người bị sâu răng
Lạm dụng đồ uống chứa cồn quá mức không chỉ gây ăn mòn men răng mà còn làm giảm tiết nước bọt khiến miệng bị khô và khó làm sạch mảng bám. Điều này có thể làm tăng nặng tình trạng sâu răng.
Hơn nữa, đồ uống chứa cồn còn có khả năng tương tác, làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc trị sâu răng. Đây chính là lý do giải thích tại sao người bị sâu răng được khuyến cáo không nên uống nhiều bia, rượu.
Những thông tin trên đây chính là câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc bị sâu răng nên kiêng ăn gì và bổ sung gì để nhanh khỏi bệnh. Quá trình tái khoáng của men răng sẽ được rút ngắn và các triệu chứng khó chịu sẽ thuyên giảm nhanh hơn khi bạn tuân thủ một chế độ kiêng cữ khoa học.
Có thể bạn quan tâm
- Sâu Răng Sưng Lợi Có Mủ và Một Số Ảnh Hưởng Cần Biết
- Sâu Kẽ Răng: Dấu Hiệu, Tác Hại và Giải Pháp Điều Trị
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!