Đau Răng Sâu Là Do Đâu? Các Cách Làm Giảm Đau Nhanh

Đau răng sâu là một trong những biểu hiện nhiều người gặp phải. Nguyên nhân là do vi khuẩn tấn công vào tủy răng dẫn đến các cơn đau nhức khó chịu. Cần xác định mức độ sâu răng và có hướng điều trị khắc phục, tránh nguy cơ hư hỏng tủy nặng nề phát sinh nhiều biến chứng nguy hại khác.

Đau răng sâu là do đâu?

Như các bạn đã biết, hiện tượng sâu răng có thể xuất hiện với bất kỳ ai, từ người lớn đến trẻ nhỏ. Trong đó nhóm người nguy cơ cao thường là người có thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo, thường xuyên cắn nhai đồ cứng, ăn nhiều kẹo ngọt, nhưng vấn đề vệ sinh lại không chú trọng.

Đau răng sâu là do đâu?
Răng sâu bị đau nhức khó chịu khiến bạn ăn uống khó khăn

Răng tích tụ nhiều mảng bám, thức ăn thừa mắc vào kẽ răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn lưu trú, tiếp tục gây hại. Vi khuẩn bào mòn men răng, tấn công ngà răng rồi đến tủy răng khiến tình trạng sâu răng ngày càng nặng nề. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn khá chủ quan, không điều trị từ sớm.

Sâu răng diễn biến nặng, tủy tổn thương gây đau nhức dữ dội. Đây là nguyên nhân gây đau răng sâu mà nhiều người gặp phải. Bên cạnh đó, nếu răng đang bị sâu hỏng không được chăm sóc đúng cách, bị tác động lực mạnh sẽ gây ra các cơn đau khó chịu.

Đau khu trú tại vị trí sâu răng, nếu không được kiểm soát có thể lan rộng ra các răng lân cận, đau vùng hàm, thái dương, đau lan ra sau đầu,… Bạn cần chủ động kiểm tra, điều trị sớm để phòng tránh các biến chứng không mong muốn. Trường hợp đau nhức nghiêm trọng ảnh hưởng không chỉ đến đời sống mà còn gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

Phương pháp giảm đau răng sâu nhanh chóng

Điều trị đau răng sâu đồng nghĩa với việc chữa sâu răng. Đây là cách giúp bạn chấm dứt cơn đau và phòng tránh nhiều biến chứng khác. Do đó, khi nhận thấy răng có tình trạng đau nhức khó chịu, bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị sớm, phòng ngừa rủi ro hư hỏng răng gây đau nhức, biến chứng.

Sau khi kiểm tra, xác định mức độ sâu răng bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ chỉ định các giải pháp điều trị đau răng sâu. Mỗi trường hợp sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, trường hợp nhẹ có thể dùng thuốc, áp dụng mẹo chữa tại nhà, phương pháp bảo tồn răng thật.

Tuy nhiên đối với bệnh nhân bị sâu răng nghiêm trọng, răng hư hỏng khó phục hồi phải áp dụng biện pháp điều trị chuyên sâu hơn để ngăn chặn rủi ro cho người bệnh. Dưới đây là các cách giúp bạn xoa dịu cơn đau răng sâu hiệu quả, bạn có thể tham khảo:

Áp dụng mẹo dân gian tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà được sử dụng giảm đau răng sâu có hiệu quả tại chỗ, lành tính, an toàn. Bởi nguyên liệu được sử dụng là các loại thảo dược quen thuộc, có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ điều trị sâu răng. Tham khảo các cách chữa đơn giản dưới đây:

Phương pháp giảm đau
Sử dụng phương pháp dân gian chữa tình trạng đau nhức răng khó chịu

Sử dụng nước muối

Muối có tính kháng khuẩn, sát trùng, giúp diệt khuẩn tại vị trí sâu răng. Sử dụng nước muối súc miệng là cách chữa đau răng sâu nhanh, hiệu quả ngay tại nhà. Muối cuốn trôi hại khuẩn, mảng bám, thức ăn thừa, cách làm đơn giản:

  • Bạn hòa tan một lượng muối vừa đủ vào trong ly nước ấm.
  • Dùng ngậm và súc miệng sau khi đánh răng.
  • Thực hiện mỗi ngày 2 – 3 lần hoặc khi thấy đau răng.

Biện pháp đơn giản, thực hiện kiên trì sẽ thấy hiệu quả. Không chỉ loại bỏ vi khuẩn, nước muối còn làm sạch khoang miệng, ngăn rủi ro vi khuẩn tiếp tục tấn công gây đau nhức khó chịu.

Giảm đau răng bằng đá lạnh

Tình trạng đau nhức răng khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, đặc biệt là vấn đề ăn uống. Để giảm đau tại chỗ bạn có thể áp dụng rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên trong đó biện pháp chườm lạnh được áp dụng phổ biến.

Bạn chỉ cần chuẩn bị một chiếc khăn sạch, bọc vài viên đá vào rồi chườm lên vị trí đau nhức. Nhiệt độ thấp của nước đá sẽ nhanh chóng gây tê tại chỗ, nhờ đó dây thần kinh không dẫn truyền cảm giác đau, giúp bạn thư giãn tức thời.

Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp hỗ trợ giảm đau, tổn thương bên trong vẫn còn xảy ra. Chính vì thế, bạn nên kết hợp các mẹo chữa khác để loại bỏ hại khuẩn, chăm sóc phòng ngừa tình trạng sâu răng biến chứng hại sức khỏe.

Dùng gừng và tỏi chữa đau răng

Như các bạn đã biết, gừng và tỏi là hai nguyên liệu cay nóng, có tác dụng sát khuẩn, chống viêm vô cùng mạnh mẽ. Dùng tỏi và gừng chữa đau răng sâu là mẹo được áp dụng rộng rãi. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Phương pháp giảm đau
Gừng, tỏi có tính ấm, xoa dịu cảm giác đau nhức do sâu răng gây ra
  • Bạn dùng một ít tỏi và gừng tươi, rửa rồi để ráo.
  • Giã nát, chắt lấy nước cốt.
  • Sau khi đánh răng, dùng tăm bông chấm nước dung dịch bôi lên răng đau.
  • Lưu lại vài phút rồi dùng nước sạch súc miệng.

Các hoạt chất thẩm thấu giúp loại bỏ vi khuẩn gây hại, đồng thời cảm giác nóng ấm sẽ giúp bạn xoa dịu cơn đau nhức. Áp dụng mỗi ngày 2 – 3 lần hoặc khi có cảm giác đau khó chịu. Kết hợp theo dõi và điều trị nha khoa để kiểm soát bệnh tốt nhất.

Mẹo dùng bạc hà giảm đau răng

Bên cạnh những cách chữa đơn giản kể trên, bạn có thể sử dụng bạc hà làm nguyên liệu chữa đau răng sâu tại nhà. Loại lá cây này có vị the mát đặc trưng, chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn. Thực hiện theo cách làm đơn giản:

  • Bạn chỉ cần chuẩn bị một ít lá bạc hà tươi, ngâm rửa với nước muối cho thật sạch.
  • Sử dụng lá bạc hà nhai trực tiếp khi có cảm giác đau nhức khó chịu.
  • Thực hiện một thời gian tình trạng đau nhức dần thuyên giảm.

Sử dụng đinh hương giảm đau

Mẹo chữa sâu răng bằng đinh hương là phương pháp được áp dụng rộng rãi. Đinh hương chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, giúp bệnh nhân đau răng sâu ngăn chặn nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Tương tự như các cách trên, bạn rửa sạch lá đinh hương, giã rồi chắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt bôi lên răng bị đau nhức, sau 30 phút súc miệng lại với nước sạch. Áp dụng kiên trì sau một thời gian cơn đau thuyên giảm, ức chế nguy cơ hại khuẩn phát triển rộng khắp.

Điều trị đau răng sâu tại nhà khoa

Bên cạnh các biện pháp điều trị đau răng sâu tại nhà, với các tình trạng nặng hơn, biện pháp dân gian chỉ giúp điều trị triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh vẫn còn tồn tại. Chính vì thế, bạn nên kết hợp kiểm tra tại nha khoa, khi cần thiết sẽ được hướng dẫn chữa trị bằng phương pháp phù hợp.

Phương pháp giảm đau răng sâu nhanh chóng
Đến gặp bác sĩ kiểm tra, xác định mức độ hư hỏng răng sâu

Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định cách trị đau răng sâu phù hợp cho bệnh nhân. Các biện pháp thường được áp dụng kể đến như:

  • Trám răng: Phương pháp chữa đau răng sâu khi vi khuẩn tấn công men răng cứng, đến ngà răng, tủy răng. Răng được làm sạch, loại bỏ vị trí viêm nhiễm sau đó trám lại bằng vật liệu nha khoa an toàn, phù hợp.
  • Điều trị tủy: Tủy răng hư hỏng được loại bỏ, sau đó buồng tủy, ống tủy được vệ sinh sạch sẽ rồi trám bít lại giúp răng duy trì chức năng nhai. Phương pháp áp dụng cho đối tượng đau răng sâu tấn công phá hủy tủy răng.
  • Cắt chóp răng: Nhiễm trùng răng sâu do vi khuẩn tấn công, lan rộng phá hủy chóp quanh răng. Bác sĩ sẽ cân nhắc, xác định tình trạng người bệnh gặp phải đưa ra phương án cắt chóp răng điều trị đau răng sâu.
  • Nhổ răng: Phương pháp được chỉ định cho đối tượng bị đau răng sâu nặng, răng phá hủy nghiêm trọng không thể phục hồi. Răng được loại bỏ hoàn toàn để tránh hại khuẩn lưu trú, tấn công sâu hơn ảnh hưởng sức khỏe.

Trên đây là các giải pháp điều trị đau răng sâu được áp dụng tại nhà, tại nha khoa. Bạn đọc tham khảo, tùy mức độ đau nhức để lựa chọn phương án phù hợp. Tuy nhiên chuyên gia khuyến khích bạn nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra răng, khi cần thiết phải áp dụng biện pháp chuyên sâu để điều trị.

Chăm sóc, phòng tránh đau răng sâu tái phát

Đau răng sâu có thể tái đi tái lại nhiều lần nếu nguyên nhân gây bệnh vẫn còn tồn tại. Do đó, bạn nên chủ động kiểm tra, xác định tình trạng bệnh, nguyên nhân gây đau và chữa trị bằng biện pháp phù hợp. Ngoài áp dụng các cách chữa trị kể trên, bạn đọc nên lưu ý thêm một vài vấn đề trong khâu chăm sóc, phòng tái phát như sau:

Chăm sóc, phòng tránh đau răng sâu tái phát
Phương pháp chăm sóc, ngăn nguy cơ sâu răng tái phát gây đau nhức
  • Đánh răng mỗi ngày, dùng lực chải răng nhẹ nhàng, tránh tác động lực mạnh khiến răng bị tổn thương, đau nhức nghiêm trọng hoặc tái phát.
  • Ưu tiên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hạn chế các món quá cứng, dai, đồ ăn quá ngọt, quá béo,… Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế sử dụng rượu bia, không nên hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe, ngăn nguy cơ tái phát đau răng sâu.
  • Xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, không để stress kéo dài làm suy giảm hệ miễn dịch và đề kháng.
  • Khám nha khoa định kỳ, kiểm tra sức khỏe tổng quát. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp khắc phục kịp lúc giúp bạn ngăn chặn những rủi ro hại sức khỏe.

Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã hiểu thêm về tình trạng đau răng sâu cũng như có cách khắc phục tại chỗ nhanh chóng. Để tăng hiệu quả bảo vệ sức khỏe, bạn nên kết hợp thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ, lấy cao răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn uống khoa học, lành mạnh hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Sâu răng mặt nhai có nguy hại không?

Sâu Răng Mặt Nhai: Dấu Hiệu và Cách Chăm Sóc, Chữa Trị

Sâu răng mặt nhai nếu không kiểm soát lâu dần khiến tình trạng hư hỏng răng ngày càng nghiêm trọng...

Sâu răng cấm có nguy hiểm không?

Răng Cấm Bị Sâu Nên Làm Gì? Cách Chữa và Phòng Ngừa

Răng cấm bị sâu khiến việc ăn uống của bạn trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên bạn cũng không...

cach-chua-sau-rang-bang-la-bang-3

Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Bàng Đơn Giản Đến Bất Ngờ

Cách chữa sâu răng bằng lá bàng là mẹo dân gian đã được ông bà ta lưu truyền từ nhiều...

Vật liệu dùng để hàm trám răng sâu là gì?

Hàn Răng Sâu: Có Đau Không? Được Bao Lâu? Giá Nhiêu?

Hàn răng sâu là phương pháp nha khoa được áp dụng rộng rãi. Bác sĩ sẽ sử dụng chất hàn...

Lưu ý khi chữa sâu răng bằng cà độc dược

Chữa Sâu Răng Bằng Cà Độc Dược Thật Sự Khỏi Không?

Chữa sâu răng bằng cà độc dược có thật sự an toàn và hiệu quả? Phương pháp dân gian này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.