Sâu Răng Hàm Là Gì? Hình Thành Thế Nào? Có Nên Nhổ?

Sâu răng hàm có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em đến người trưởng thành. Tình trạng sâu răng ở khu vực này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng nhai của hàm. Nếu không khắc phục, nguy cơ biến chứng cao, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Sâu răng hàm là gì?

Theo cấu tạo mỗi người sẽ có từ 16 – 20 chiếc răng hàm. Răng hàm là răng mọc ở vị trí bên trong cùng của hàm, có chức năng nhai nghiền thức ăn, đồng thời giúp bảo vệ xương hàm. Mỗi hàm răng sẽ có từ 8 – 10 chiếc răng hàm, chúng mọc đối xưng hai bên tính từ vị trí răng cửa trở vào.

Sâu răng hàm là gì?
Sâu răng hàm là một trong những vấn đề nha khoa thường gặp hiện nay

Do đảm nhận vài trò nhai thức ăn nên nếu răng hàm không được vệ sinh sạch sẽ rất dễ bị sâu răng. Sâu răng hàm là tình trạng thường gặp hiện nay, xuất hiện do quá trình tấn công của vi khuẩn vào chân răng, bề mặt nhai của răng. Lúc này, bạn có thể quan sát thấy vệt nâu trên bề mặt răng bắt đầu xuất hiện hoặc men răng bị mất đi.

Mặc dù vậy, ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không nhận ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, do tình trạng sâu răng diễn biến âm thầm, triệu chứng mờ nhạt. Đến khi cơn đau răng xuất hiện, vùng tổn thương trên răng cũng nặng hơn khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn, ngoài ra còn dễ phát sinh biến chứng.

→Xem thêm: Chữa Sâu Răng Bằng Tỏi với 4 Cách Hay Trong Dân Gian

Quá trình hình thành sâu răng hàm

Sâu răng hàm hình thành trong một thời gian dài, quá trình phát triển cơ bản như sau:

Giai đoạn tích tụ mảng bám

Trên răng xuất hiện các mảng trong suốt, bao phủ bên ngoài răng. Nguyên nhân là do thói quen ăn nhiều đường và tinh bột, tuy nhiên không vệ sinh răng sạch sẽ khiến mảng bám tích tụ. Đây cũng là điều kiện thuận lợi giúp cho vi khuẩn sinh sôi, gây hại cho răng miệng.

Mảng bám xuất hiện ở phần chân răng hay trên cả đường viền nướu. Nếu không được loại bỏ, dần dần chúng bị vôi hóa, trở thành cao răng càng bám chắc hơn vào thân răng. Vô tình điều này tạo thành lá chắn giúp cho vi khuẩn có điều kiện hoạt động dễ dàng hơn.

Vi khuẩn tấn công mảng bám

Mảng bám trên răng hình thành ngày càng dày làm phá hủy khoáng chất trong men răng. Lâu dần trên răng bắt đầu xuất hiện các lỗ nhỏ, đây được xem là giai đoạn đầu tiên khi răng hàm bị sâu. Vi khuẩn và axit trong mảng bám sau khi đã bào mòn lớp men răng thứ nhất sẽ tấn công đến lớp tiếp theo, hay còn gọi là lớp ngà răng.

So với men răng cứng, lớp ngà răng mềm hơn và có khả năng kháng axit kém. Lớp răng này cũng là nơi chứa các đường ống nhỏ, tiếp xúc trực tiếp với các dây thần kinh trong răng, vì thế khá nhạy cảm. Nếu bị tổn thương lớp ngà răng, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy cơn đau nhức xuất hiện.

Bắt đầu phá hủy bên trong

Sâu răng hàm bước vào giai đoạn phát triển. Lúc này vi khuẩn và axit bắt đầu di chuyển vào sâu bên trong, gần đến tủy, nơi chứa dây thần kinh và mạch máu, gây ra hiện tượng sưng phồng. Tuy nhiên không gian bên trong quá nhỏ để vết sưng được mở rộng nên sẽ nằm đè lên dây thần kinh khiến cho người bệnh có cảm giác khó chịu. Cơn đau có thể lan rộng dần ra ngoài từ chân răng đến xương.

Quá trình hình thành sâu răng hàm
Tổn thương ngày càng nặng nề, vi khuẩn tấn công vào tủy răng

Giai đoạn áp xe răng

Giai đoạn cuối của bệnh sâu răng hàm. Người bệnh lúc này sẽ bị đau nhức dữ dội. Tình trạng nhiễm trùng đã lan rộng đến đỉnh chân răng và xương răng liên quan. Ngoài ra, sâu răng nặng có thể ảnh hưởng làm nướu và lưỡi sưng to, cản trở khả năng nhai và giao tiếp.

Tình trạng áp xe răng kéo dài không được kiểm soát có khả năng biến chứng. Quá trình phá hủy làm răng hàm bị hư hại nặng nề không kiểm soát bằng biện pháp thông thường có thể bắt buộc bệnh nhân phải chấp nhận nhổ bỏ răng.

Nguyên nhân gây sâu răng hàm

Có rất nhiều nguyên nhân gây sâu răng hàm, trong đó có thể kể đến các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động tạo cơ hội cho sâu răng phát triển. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ chính:

  • Đánh răng không đầy đủ: Nhiều người không có thói quen đánh răng sau khi ăn khiến thức ăn mắc ở kẽ răng, hình thành các mảng bám trên răng.
  • Ăn nhiều đồ ăn vặt: Ăn vặt vào ban đêm, ăn nhiều đường, bánh kẹo,  không đánh răng trước khi đi ngủ có thể gây sâu răng hàm
  • Do vị trí răng: Tình trạng sâu răng thường xảy ra ở hai răng hàm số 6, 7 do chúng nằm ở trong cùng, khó nhận biết bất thường. 
  • Do thức ăn, thức uống: Một số thực phẩm khi ăn bám dính chặt vào răng, nếu không được làm sạch  hoàn toàn khiến mảng bám tích tụ ngày càng nhiều trên răng.
  • Thiếu fluoride: Việc không nhận đủ flouride là nguyên nhân khiến cho răng miệng gặp nhiều vấn đề.
  • Miệng khô: Tình trạng khoang miệng không tiết đủ nước bọt, miệng khô khiến thức ăn không được cuốn trôi hết, một phần đọng lại ở kẽ răng, mảng bám trên răng. 
  • Do trám răng: Vùng trám răng có thể bị vỡ và trở nên xù xì khiến cho thức ăn thừa dễ mắc vào, khó loại bỏ.

Ngoài các yếu tố nguy cơ kể trên, sâu răng hàm còn có khả năng hình thành do bị tác động bởi các nguyên nhân khác như do tuổi tác cao, bệnh trào ngược dạ dày, rối loạn ăn uống,… Để điều trị bệnh dứt điểm, trước hết cần xác định vị trí sâu răng, nguyên nhân gây sâu răng để đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Nhận biết triệu chứng sâu răng hàm

Triệu chứng sâu răng giai đoạn đầu khó nhận biết do không rõ ràng và mờ nhạt. Tuy nhiên khi tổn thương răng trở nên nặng nề hơn, người bệnh có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau đây:

Nhận biết triệu chứng sâu răng hàm
Cơn đau nhức răng xuất hiện khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống, giấc ngủ,…
  • Đau răng: Cơn đau xuất hiện tại khu vực sâu trong răng, lan rộng ra các vùng lân cận, thậm chí đau đến tai và đầu. Cơn đau có nguy cơ kéo dài, xuất hiện vào ban đêm gây mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
  • Răng trở nên khá nhạy cảm: Bình thường bạn không nhận thấy khó chịu khi ăn đồ nóng, đồ lạnh. Nhưng khi bị sâu răng hàm, răng tổn thương trở nên nhạy cảm hơn, cơn tê buốt, đau nhức có thể trở nên nặng nề khi bạn ăn những món ăn này.
  • Hôi miệng: Sâu răng gây hôi miệng cho thấy thành trạng tổn thương đã tiến triển ngày càng nặng. Ngoài ra, kết hợp với yếu tố miệng khô, răng không được làm sạch đúng cách khiến cho mùi hôi ngày càng nặng hơn, ảnh hưởng đến giao tiếp và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Thay đổi màu sắc răng: Sâu răng làm răng có nhiều đốm màu nâu, xám hoặc đen tại vị trí tổn thương.

Chẩn đoán sâu răng hàm

Tình trạng sâu răng nói chung, sâu răng hàm nói riêng có thể phát hiện thông qua thăm khám răng định kỳ. Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng thận trọng, phát hiện nguy cơ sâu răng từ sớm để giúp bạn bảo vệ và chăm sóc răng miệng chắc khỏe.

Trường hợp trên răng có nhiều mảng bám, kèm theo đó người bệnh cung cấp thông tin về triệu chứng, tiền sử sâu răng,… giúp bác sĩ nhận định vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh chụp X quang để phát hiện rõ nét hơn vị trí, vùng sâu răng.

Tia X quang có thể cho ra kết quả về các tổn thương nhỏ trên răng mà chưa hình thành sâu răng. Phương pháp này thường được thực hiện cho người trưởng thành, không áp dụng cho tất cả trẻ em khi đi kiểm tra răng miệng, khám răng.

Thông qua kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ kết luận và đưa ra giải pháp điều trị cho từng người bệnh. Một số kỹ thuật khác cũng được áp dụng để củng cố tính chính xác của chẩn đoán như dùng máy đo sâu răng hoạt động bằng điện, tách răng tạm thời hoặc dùng laser.

→Gợi ý: Cách Chữa Sâu Răng Bằng Lá Tía Tô Có Hiệu Quả Khó Tin

Sâu răng hàm có nên nhổ không?

Sâu răng hàm là tình trạng thương gặp. Tùy mức độ viêm nhiễm, tổn thương, nha sĩ sẽ tư vấn hướng khắc phục phù hợp cho bệnh nhân. Nhiều người đặt ra nghi vấn vậy sâu răng hàm có nên nhổ không? Việc này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tuy nhiên thông thường khi điều trị tại nha khoa, bác sĩ ưu tiên áp dụng các cách điều trị sao cho có thể giữ lại răng hàm cho người bệnh. Bởi, nếu mất đi một chiếc răng có thể gây lệch khớp nhai, ảnh hưởng sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là hai trường hợp bảo tồn và nhổ răng hàm khi bị sâu, bạn đọc có thể tham khảo:

Trường hợp bảo tồn răng hàm bị sâu

Răng hàm bị sâu nhẹ có thể được bảo tồn để duy trì khớp cắn ổn định, tránh ảnh hưởng đến các chiếc răng đối diện, răng xung quanh. Ngoài ra, răng hàm bị sâu cũng được giữ lại nếu tình trạng sâu răng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến chân răng. Các trường hợp bảo tồn răng hàm sâu như:

Sâu răng hàm có nên nhổ không?
Trường hợp sâu răng nhẹ có thể bảo tồn răng hàm không cần nhổ

  • Sâu răng hàm phát hiện ở giai đoạn sớm, bác sĩ sẽ làm sạch răng, trám răng hoặc hàn răng để bít lại lỗ răng sâu.
  • Có sự ảnh hưởng vào bên trong tủy răng, tuy nhiên phần chân răng vẫn còn nguyên vẹn, bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị tủy cho bệnh nhân, trám phần thân răng lại. 

Bác sĩ sẽ xử lý các vấn đề cần can thiệp nhằm ngăn tình trạng sâu răng lan rộng. Người bệnh sau đó được hướng dẫn cách chăm sóc và duy trì để tránh gây ảnh hưởng đến chiếc răng sâu. Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh ăn những món quá cứng để giảm rủi ro tác động đến răng không còn tủy răng nuôi dưỡng tự nhiên.

Trường hợp cần nhổ bỏ răng hàm bị sâu

Chỉ nhổ bỏ răng hàm trong trường hợp thật sự cần thiết, tình trạng viêm đã diễn biến nặng nề không còn đáp ứng các biện pháp can thiệp khác. Theo đó, lúc này phần sâu răng đã lan rộng gây kích thích tủy răng, đồng thời vi khuẩn tấn công đến vùng chân răng, xương hàm.

Bên cạnh đó, trường hợp cần phải nhổ bỏ răng hàm kế tiếp là tình trạng chân răng bị sâu răng là cụt, lợi tụt sâu, viêm nha chu,… Bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định nhổ răng hàm để điều trị sâu răng cho người bệnh. Tuy nhiên, việc mất răng hàm cũng sẽ gây ra nhiều bất tiện và tiềm ẩn nguy cơ. Cụ thể:

  • Việc mất đi răng hàm khiến lực nhai bị giảm, thức ăn khó được nghiền nhỏ như bình thường khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, chịu nhiều áp lực hơn.
  • Các răng còn lại phải đảm nhận nhiệm vụ cho răng bị mất đi khiến cho chúng quá tải, ngày càng yếu đi.
  • Mất răng hàm gây lệch khớp cắn, sưng nướu, viêm nha chu,…
  • Tiêu xương hàm khiến cho răng bị xô lệch, ảnh hưởng đến khớp cắn, lâu dần cấu trúc khuôn mặt cũng bị tác động gây lệch má, nhăn nheo da, chảy xệ mặt,…

Do đó sau khi loại bỏ răng hàm, bác sĩ thường khuyên người bệnh nên phục hình cho răng. Tùy từng trường hợp, phương pháp phục hình sẽ được chỉ định nhằm duy trì chức năng nhai, phòng tránh rủi ro cho người bệnh.

Chăm sóc phòng tránh sâu răng hàm

Sâu răng hàm là một trong những tình trạng nha khoa thường gặp hiện nay, gây ra các triệu chứng đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống và sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị sớm giúp phòng ngừa rủi ro cho bệnh nhân, giảm nguy cơ phải nhổ răng hàm.

Chăm sóc phòng tránh sâu răng hàm
Chăm sóc răng miệng phòng ngừa sâu răng

Ngoài ra, chuyên gia cũng khuyến khích người bệnh nên chủ động trong việc phòng ngừa sâu răng từ sớm. Một số lưu ý như sau:

  • Sử dụng kem đánh răng có thành phần fluoride đánh răng hàng ngày giúp giảm nguy cơ sâu răng,
  • Vệ sinh kẽ răng bằng chỉ nha khoa, tăm nước, không nên dùng vật cứng nhọn, tăm xỉa răng truyền thống
  • Có thể sử dụng nước súc miệng làm sạch răng, tuy nhiên cần lựa chọn sản phẩm chất lượng, lựa chọn loại phù hợp với độ tuổi và nhu cầu.
  • Đến nha khoa để cạo vôi răng định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời thăm khám răng định kỳ để sớm phát hiện các bất thường và can thiệp điều trị.
  • Trường hợp bạn có răng bị hư hỏng nên tham khảo ý kiến nha sĩ để phục hình răng hoặc sử dụng các vật liệu che lắp phần răng hư để tránh thức ăn thừa bám vào gây sâu răng.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ quá cay, béo, thực phẩm nhiều đường,… Ngoài ra bạn nên hạn chế uống nước ngọt có gas, không nên lạm dụng rượu bia, thức uống chứa cồn,… để giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công gây hại cho răng miệng.
  • Ăn thực phẩm tốt cho răng miệng, tốt cho sức khỏe tổng thể, bổ sung rau củ quả, trái cây tươi để nâng cao sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.

Xây dựng thói quen sống, sinh hoạt và ăn uống lành mạnh giúp bạn giảm nguy cơ sâu răng hàm và các vấn đề răng miệng khác. Tình trạng sâu răng nên phát hiện và điều trị sớm để tránh tình trạng hư hỏng răng tiến triển nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

15 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Vĩnh Viễn, Đơn Giản Mà Hay

Những cách trị sâu răng tại nhà có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị nhẹ, lỗ sâu mới xuất hiện và chưa gây tổn...
Sâu răng số 8 là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sâu Răng Số 8 (Răng Khôn) và Những Ảnh Hưởng Gây Ra

Sâu răng số 8 hay còn gọi là sâu răng khôn là vấn đề nhiều người gặp phải. Nếu không...

Lưu ý khi áp dụng mẹo chữa sâu răng bằng phèn chua

Chữa Sâu Răng Bằng Phèn Chua Với Các Cách Dùng Hay

Chữa sâu răng bằng phèn chua có lẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên phương pháp này...

15 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Vĩnh Viễn, Đơn Giản Mà Hay

Những cách trị sâu răng tại nhà có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị...

Nguyên nhân gây sâu răng sưng lợi có mủ

Sâu Răng Sưng Lợi Có Mủ và Một Số Ảnh Hưởng Cần Biết

Sâu răng sưng lợi có mủ là một trong những vấn đề nhiều người gặp phải hiện nay. Đây là...

Răng sâu có tự rụng không?

Cách Làm Răng Sâu Nhanh Rụng và Nguy Hiểm Gây Ra

Nhiều người cho rằng áp dụng các cách làm răng sâu nhanh rụng sẽ giúp điều trị triệt để, tránh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *