Sâu Răng Có Lây Không? Thực Hư Là Đúng Hay Sai?

Sâu răng có lây không? Vấn đề này được nhiều người quan tâm và muốn tìm lời giải đáp. Theo các chuyên gia, tình trạng sâu răng là do sự tấn công của vi khuẩn vào cấu trúc răng, lấy thức ăn từ mảng bám trên răng và tiết ra chất gây bào mòn, phá hủy răng. Chúng có thể lan rộng gây hại cho các răng lân cận nếu không được kiểm soát tốt.

Sâu răng có lây không?

Sâu răng là tình trạng răng miệng thường gặp nhất trong các vấn đề nha khoa hiện nay. Nguyên nhân gây bệnh liên quan đến nhiều yếu tố, từ các tác nhân bên ngoài đến ảnh hưởng bên trong cơ thể. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, phổ biến nhất là ở trẻ em, đối tượng chưa chủ động trong việc chăm sóc bảo vệ răng miệng.

Sâu răng có lây không?
Sâu răng có lây không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc

Quá trình hình thành sâu răng thông qua sự tích tự mảng bám, thức ăn thừa trên răng ngày càng dày, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, phát triển gây hại cho răng. Một chiếc răng sâu sẽ cần nhiều thời gian để hình thành, trong giai đoạn đầu, người bệnh gần như không phát hiện được sớm các bất thường.

Theo thời gian, vi khuẩn lưu trú, lấy thức ăn từ mảng bám và tiết ra chất gây bào mòn men răng cứng, sau đó tấn công đến ngà răng, tủy răng bùng phát các cơn đau nhức khó chịu. Mặc dù bệnh lý này không quá nghiêm trọng và có thể điều trị, tuy nhiên tình trạng hư hỏng có thể lan rộng, trở nên nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống, sức khỏe và tính thẩm mỹ.

Trường hợp sâu răng kéo dài không được điều trị, vi khuẩn có thể tấn công sâu gây biến chứng viêm nha chu, viêm nướu,… đặc biệt là lan rộng tổn thương ra các răng lân cận. Với thắc mắc: “Sâu răng có lây không?”, câu trả lời là có. Sâu răng có thể ảnh hưởng đến các răng xung quanh, lây cho người khác thông qua tiếp xúc thân mật, ăn chung, uống chung,…

Tuy nhiên, sự lây lan không dễ dàng xảy ra nếu bạn biết cách vệ sinh răng miệng và chăm sóc cơ thể đúng cách. Trường hợp vi khuẩn lưu trú trong răng, răng có nhiều mảng bám không được loại bỏ là điều kiện để sâu răng lây lan, gây ra nhiều ảnh hưởng làm suy giảm chất lượng cuộc cống.

Sâu răng lây lan như thế nào?

Sâu răng có lây không? Như đã đề cập bên trên, tình trạng sâu răng có thể lan từ răng này sang răng khác nếu người bệnh không chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, nguy cơ sâu răng lây từ người bệnh sang người bình thường cũng có khả năng, tuy nhiên sẽ rất thấp nếu người đó biết cách chăm sóc, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về khả năng lây nhiễm của tình trạng sâu răng, dưới đây là hai trường hợp thường gặp:

Sâu răng lan rộng sang răng xung quanh

Tình trạng sâu răng có lây không? Thực tế vi khuẩn có thể tấn công từ răng bệnh sang răng khỏe mạnh xung quanh nếu bệnh nhân không chăm sóc và điều trị sớm. Nhất là khi vấn đề vệ sinh răng miệng không được đảm bảo, mảng bám tích tự ngày càng nhiều tạo cơ hội cho vi khuẩn lan rộng, ảnh hưởng đến các răng liền kề.

Sâu răng lây lan như thế nào?
Trên thực tế tình trạng sâu răng có thể lan ra các răng xung quanh nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách

Đặc biệt trường hợp ổ sâu răng hình thành ở kẽ răng là vị trí có thể khiến cả hai răng liền nhau đều bị ảnh hưởng. Vi khuẩn sinh sôi trong ổ sâu, sau đó chúng tiết ra các chất làm mất cân bằng pH trong khoang miệng dẫn đến tình trạng bào mòn men răng cứng, ảnh hưởng đến ngà răng, tủy răng và phá hủy các răng lân cận.

Để ngăn ngừa nguy cơ lan rộng tổn thương, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho người bệnh, tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho răng và ngăn nguy cơ chúng tấn công ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.

Sâu răng lây lan cho người khác

Bên cạnh trường hợp răng sâu lan ra các vị trí xung quanh, nhiều người còn đặt ra nghi vấn tình trạng hư hỏng răng có lây lan từ người này sang người khác hay không. Bởi họ cho rằng vi khuẩn gây sâu răng có thể di chuyển thông qua nước bọt khi ăn uống chung, hôn môi hoặc mớm thức ăn cho trẻ em,…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc lây nhiễm vi khuẩn gây sâu răng giữa người này sang người khác có thể xảy ra, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm bệnh sẽ thấp nếu người đó biết cách chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Chỉ khi gặp điều kiện thuận lợi như răng nhiều mảng bám, răng không được vệ sinh thường xuyên, đúng cách sẽ là cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, tấn công răng.

Mặc dù theo đánh giá của chuyên gia tình trạng lây nhiễm sâu răng giữa người sang người chiếm tỷ lệ thấp nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Đặc biệt, theo một số thống kê, tình trạng trẻ em bị sâu răng do nhiễm vi khuẩn từ người lớn ngày càng gia tăng. Các trường hợp sâu răng ở trẻ có thể do thường xuyên bị hôn môi hoặc ăn thức ăn được mớm từ người bị sâu răng.

Chính vì thế, nhằm bảo vệ sức khỏe răng miệng cho bé, bố mẹ nên tránh các thói quen gây hại này, nhất là các bé dưới 1 tuổi. Đồng thời nên tập cho trẻ thói quen đánh răng, tự ăn để hạn chế rủi ro vi khuẩn lưu trú gây hại cho răng từ nhỏ, làm ảnh hưởng đến chất lượng gốc răng khiến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này gặp khó khăn, dễ mọc lệch, mọc không đều,…

Ngoài ra, đối với người trưởng thành, để phòng nguy cơ sâu răng lây lan nên chủ động trong việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Bên cạnh đó hãy đảm bảo rằng khoang miệng của bạn thật sạch sẽ và thơm tho trước khi tiếp xúc thân mật với người khác để bảo vệ an toàn cho cả hai.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu răng

Sâu răng có thể lây lan do vi khuẩn tấn công lan rộng ra các vùng xung quanh hoặc sang người khác thông qua đường tiếp xúc thân mật, ăn uống chung,… Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nguy cơ này nếu biết cách tự chăm sóc và bảo vệ răng miệng đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý:

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu răng
Chủ động phòng ngừa bệnh sâu răng, bảo vệ sức khỏe răng miệng
  • Vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng 2 – 3 lần để loại bỏ vi khuẩn, mảng bám và thức ăn thừa trên răng.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp, lựa chọn kem đánh răng có thành phần kháng khuẩn, giúp làm sạch răng, ngăn nguy cơ vi khuẩn lan rộng, tấn công gây hại cho các răng khỏe mạnh.
  • Có thể sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối loãng để làm sạch khoang miệng triệt để hơn sau khi đánh răng. Tuy nhiên hãy sử dụng loại phù hợp và dùng với tần suất vừa phải, không lạm dụng để tránh gây ra các tác dụng không mong muốn.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin, canxi, khoáng chất tốt cho cơ thể. Loại bỏ thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ ăn chua cay, quá nóng, quá lạnh để bảo vệ men răng, tránh tình trạng bào mòn khiến răng yếu, dễ bị hại khuẩn tấn công.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn, không nên hút thuốc lá.
  • Hạn chế việc ăn chung với người khác, hạn chế mớm thức ăn cho trẻ nhỏ để tránh nguy cơ vi khuẩn sâu răng lây lan cho người khác.
  • Định kỳ đến nha khoa khám răng, vệ sinh cao răng để loại bỏ nơi cư trú cho hại khuẩn, giảm nguy cơ sâu răng hình thành và lan rộng không phát hiện.

Hy vọng bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề: “Sâu răng có lây không?”. Vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập răng khỏe xung quanh nếu vấn đề vệ sinh không được đảm bảo. Ngoài ra, bạn đọc nên chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống và chủ động thăm khám nha khoa để điều trị sâu răng, đồng thời phòng ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng ngay từ sớm, bảo vệ sức khỏe răng miệng.

Có thể bạn quan tâm:

10 Loại Thuốc Trị Sâu Răng Hiệu Quả Được Tin Dùng Nhất

Các thuốc trị sâu răng có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi lỗ sâu chưa ảnh hưởng đến...

Sâu răng số 8 là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sâu Răng Số 8 (Răng Khôn) và Những Ảnh Hưởng Gây Ra

Sâu răng số 8 hay còn gọi là sâu răng khôn là vấn đề nhiều người gặp phải. Nếu không...

Tổng quan về tình trạng đau răng sâu

Đau Răng Sâu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Chữa và Ngăn Ngừa

Đau răng sâu kéo dài bao lâu là thắc mắc của nhiều người. Bởi tình trạng đau nhức gây khó...

6 Cách Chữa Sâu Răng Bằng Gừng – Mẹo Dùng Hay Nhất

Cách chữa sâu răng bằng gừng khá quen thuộc và được áp dụng rộng rãi trong dân gian. Nhờ có...

Bà bầu có nên sử dụng thuốc trị sâu răng không?

Top 7 Thuốc Đặc Trị Sâu Răng Cho Bà Bầu Phổ Biến

Thuốc đặc trị sâu răng cho bà bầu được bác sĩ chỉ định tùy vào các trường hợp cụ thể....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.