Sâu Răng Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không?

Sâu răng có tự khỏi không? Theo đánh giá của các bác sĩ nha khoa, việc bạn không điều trị, sâu răng kéo dài không thể tự khỏi mà còn có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hơn. Nhất là trường hợp không chăm sóc răng miệng đúng cách, ăn uống không kiểm soát, vấn đề vệ sinh kém,… Do đó, tốt nhất bạn nên đến nha khoa để thăm khám và điều trị sớm.

Sâu răng có tự khỏi được không?

Sâu răng là tình trạng vi khuẩn tấn công răng, gây ra các tổn thương có thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi sâu răng xảy ra ở vị trí khó quan sát, nhiều người không phát hiện từ sớm, đến khi tình trạng trở nên nghiêm trọng gây đau nhức khó chịu, tổn thương rộng, điều trị gặp nhiều trở ngại.

Sâu răng có tự khỏi được không?
Sâu răng có tự khỏi không là thắc mắc được quan tâm

Vi khuẩn tấn công men răng cứng, bào mòn làm ngà răng, tủy răng dần lộ ra, răng trở nên nhạy cảm hơn. Viêm nhiễm sâu hơn vào tủy khiến răng chết dần, dễ lung lay và rụng mất. Ngoài ra, sâu răng còn có khả năng biến chứng xa, vi khuẩn di chuyển theo máu đến các cơ quan khác ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Nhiều người chủ quan, cho rằng sâu răng chỉ là tình trạng nhẹ, không cần điều trị. Tuy nhiên quan niệm này hết sức sai lầm, bởi, nếu răng hư hỏng không kiểm soát có khả năng phát sinh rất nhiều biến chứng và rủi ro khác. Do đó, với thắc mắc sâu răng có tự khỏi được không, câu trả lời là không thể.

Tuy nhiên, nếu bạn biết cách kiểm soát, chăm sóc răng miệng đúng cách, tình trạng sâu răng có thể thuyên giảm mà không cần can thiệp điều trị bằng biện pháp chuyên sâu. Do đó, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ nếu phát hiện răng có đốm đen li ti, đau nhức, ê buốt răng khi nhai, răng lung lay, lộ tủy, ngà răng,…

Mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ can thiệp tương ứng, giảm nguy cơ biến chứng sâu răng cho bệnh nhân. Đối tượng nhẹ, bệnh nhân không cần nhổ răng, thay vào đó bác sĩ sẽ trám răng, điều trị tủy hoặc bọc răng sứ thẩm mỹ. Riêng tình trạng răng sâu hư hỏng nặng cần nhổ hoàn toàn để ngăn viêm nhiễm lan rộng.

Hậu quả nếu sâu răng kéo dài không khỏi

Bên cạnh vấn đề sâu răng có tự khỏi không đã được giải đáp bên trên, bạn đọc nên nắm những rủi ro có thể xảy ra nếu bệnh kéo dài không được kiểm soát để không còn tâm thế chủ quan khi bị sâu răng tấn công. Dưới đây là những vấn đề thường xuất hiện khi sâu răng diễn biến nặng nề hơn:

Hậu quả nếu sâu răng kéo dài không khỏi
Hư hỏng răng, viêm nhiễm kéo dài phát sinh nhiều biến chứng
  • Răng sâu, tổn thương nghiêm trọng khiến việc ăn nhai của người bệnh khó khăn hơn. Điều này khiến bệnh nhân ăn không ngủ, đau nhức răng ảnh hưởng giấc ngủ, suy nhược cơ thể.
  • Răng sâu hư hỏng kém thẩm mỹ, đặc biệt là những chiếc răng sâu ở vị trí ngoài cùng, dễ nhìn thấy. Ngoài ra, trường hợp răng lung lay, rụng mất khiến bệnh nhân tự ti khi giao tiếp với nhiều người xung quanh.
  • Viêm nhiễm tấn công sâu gây chết tủy, nguy cơ vi khuẩn vào máu vô cùng nguy hiểm. Chúng khi di chuyển đến các cơ quan xa gây ra nhiều bệnh lý khác, khiến bệnh nhân mệt mỏi, cơ thể suy nhược.
  • Sâu răng có thể gây ra nhiều biến chứng, gây sốt cao, đặc biệt ở trẻ em. Trường hợp răng sâu nhiễm trùng nặng, tích tụ dịch mủ có thể đe dọa đến sự an toàn tính mạng, do đó bạn đọc không thể chủ quan.

Sâu răng khó có thể tự khỏi nếu bệnh nhân không điều chỉnh, khắc phục và can thiệp điều trị bằng các biện pháp phù hợp. Tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ, thăm khám, xác định mức độ sâu răng để được hướng dẫn cách chữa an toàn và phù hợp nhất.

Sâu răng có chữa khỏi được không?

Tình trạng sâu răng có chữa khỏi được không? Nếu phát hiện và điều trị bằng biện pháp phù hợp bạn có thể loại bỏ sâu răng mà vẫn bảo tồn được răng thật cho bệnh nhân. Các biện pháp thường được áp dụng điều trị sâu răng như:

Sâu răng có chữa khỏi được không?
Đến nha khoa uy tín, khám và chữa sâu răng theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa
  • Tái khoáng men răng: Áp dụng cho đối tượng bị sâu răng nhẹ, biện pháp giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn nguy cơ vi khuẩn tấn công sâu gây hại cho men răng cứng. Dung dịch calcium, phosphate, hoặc dung dịch fluor được sử dụng điều trị sâu răng. Răng được làm sạch không gây đau nhức khó chịu cho người bệnh.
  • Trám răng: Đối với trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ làm sạch ổ sâu răng, sau đó dùng vật liệu nha khoa trám bít lại. Lúc này răng vẫn giữ được chức năng ăn, nhai thức ăn. Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định biện pháp can thiệp riêng. Trám răng có chi phí không quá cao, thời gian thực hiện nhanh chóng và không khiến bệnh nhân đau đớn hay khó chịu.
  • Dán sứ, trám sứ: Biện pháp chữa sâu răng giúp phục hình răng thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn. Áp dụng khi răng sâu có nhiều lỗ hư hỏng. Bác sĩ sẽ làm sạch ổ sâu, lấy dấu và tạo miếng dán răng tương ứng để bọc răng thật lại, giúp răng đẹp, đều hơn.
  • Điều trị tủy, bọc sứ: Phương pháp dành cho đối tượng sâu răng tấn công tủy nghiêm trọng, phần tủy hư hỏng được loại bỏ. Nếu răng hư hỏng cấu trúc nặng, bác sĩ sẽ tư vấn bọc sứ cho người bệnh giúp duy trì chức năng của răng, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ tốt nhất.
  • Nhổ răng: Nếu sâu răng quá nghiêm trọng không thể phục hồi bằng biện pháp như trên, bác sĩ sẽ nhổ răng hoàn toàn, sau đó áp dụng biện pháp trồng răng thay thế để duy trì chức năng ăn nhai, tránh làm lệch cấu trúc hàm.

Người bệnh nên chủ động đến bệnh viện, phòng khám uy tín để kiểm tra, điều trị tình trạng sâu răng sớm. Bởi nếu chủ quan, không chăm sóc đúng cách sâu răng có thể phát sinh nhiều biến chứng khi vi khuẩn đã tấn công sâu vào bên trong răng.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu răng

Sâu răng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được kiểm soát, chăm sóc đúng cách. Như đã đề cập, giải đáp thắc mắc sâu răng có tự khỏi được không bên trên, hiện tượng sâu răng chuyển nặng có thể gây ra nhiều biến chứng.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa sâu răng
Chăm sóc răng, tái khám định kỳ theo dõi sức khỏe răng miệng

Một số lưu ý trong việc chăm sóc, phòng sâu răng tái phát, bạn đọc tham khảo:

  • Vệ sinh đúng cách, đánh răng mỗi ngày, dùng bàn chải đánh răng, kem đánh răng phù hợp. Không đánh răng quá mạnh, nên dùng lực vừa phải, có thể kết hợp súc miệng bằng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng chuyên dụng.
  • Ăn uống đủ chất, ưu tiên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, uống nước ép. Đồng thời hạn chế ăn đồ ngọt, đồ uống chứa cồn, món ăn quá béo, cứng, không sử dụng thuốc lá,…
  • Xây dựng thói quen sống lành mạnh, tập thể dục rèn luyện thể chất, nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể. Ngủ đủ giấc, kiểm soát căng thẳng, tránh stress kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Khám nha khoa định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng để có hướng can thiệp kịp thời và phù hợp.

Qua nội dung bài viết hy vọng bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi sâu răng có tự khỏi được không. Câu trả lời là không thể nếu bạn không can thiệp kiểm soát. Ngoài áp dụng các cách chữa theo hướng dẫn, bạn nên kết hợp xây dựng đời sống lành mạnh, duy trì những thói quen tốt, có lợi cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm:

Răng sữa bị sâu là do đâu?

Răng Sữa Bị Sâu Là Do Đâu? Có Nên Nhổ Hay Không?

Răng sữa bị sâu là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên do răng sữa...

15 Cách Trị Sâu Răng Tại Nhà Vĩnh Viễn, Đơn Giản Mà Hay

Những cách trị sâu răng tại nhà có thể cho hiệu quả tích cực đối với các trường hợp bị...

Sâu Răng Nên Kiêng Gì và Ăn Gì Để Bệnh Không Trở Nặng?

Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng trong "cuộc chiến" chống lại sâu...

Thực hư về mẹo chữa sâu răng bằng rượu cau

Chữa Sâu Răng Bằng Rượu Cau Có Hiệu Quả Thật Không?

Chữa sâu răng bằng rượu cau là phương pháp dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Mẹo chữa sử...

Lá chanh chữa sâu răng có được không?

Lá Chanh Chữa Sâu Răng – Mẹo Dân Gian Áp Dụng Nhiều

Lá chanh chữa sâu răng, hỗ trợ loại bỏ hại khuẩn gây hư hỏng răng nhờ chứa các thành phần...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.