Phát ban ở trẻ em: Nguyên nhân và khắc phục

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Tình trạng phát ban xuất hiện rất phổ biến ở trẻ em. Bệnh có khả năng gây chết người nếu không tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị không đúng cách.

Phát ban ở trẻ em
Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng phát ban ở trẻ em

Suốt nhiều năm chịu đựng căn bệnh á sừng đầy “ám ảnh”, ông Nguyễn Thế Tình (Hạ Long, Quảng Ninh) đã lành bệnh chỉ sau 1 tháng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang.

Phát ban ở trẻ em là gì?

Phát ban ở trẻ em là một phản ứng thái quá của da khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại hoặc các hoạt chất có khả năng gây kích ứng da. Bên cạnh đó, phản ứng thuốc, viêm nhiễm, phản ứng dị ứng cũng là nguyên nhân chính hình thành nên bệnh lý này.

Nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng phát ban ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng phát ban ở trẻ em. Thông thường bệnh sẽ xuất hiện khi trẻ nhỏ có dấu hiệu phản ứng thuốc (thuốc kháng sinh, vắc xin tiêm phòng), viêm nhiễm do virus. Hầu hết những nguyên nhân gây bệnh này đều không gây hại cho trẻ, mẩn đỏ do phát ban gây nên sẽ tự biến mất trong một thời gian nhất định mà không cần phải sử dụng các biện pháp điều trị.

Tuy nhiên, phát ban ở trẻ em có thể là một trong những triệu chứng chứng tỏ trẻ đang mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm . Điều này khiến tình trạng sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đồng thời đe đọa đến tính mạng của con nếu ba mẹ không giúp bé xử lý kịp thời và đúng cách.

1. Sốt và xuất huyết do nấm (Petechiae)

Tình trạng sốt kèm theo xuất huyết do nấm sẽ gây nên tình trạng phát ban ở trẻ trong một thời gian dài. Khi đó, da trẻ sẽ xuất hiện nhiều mẩn đỏ như các đốm máu nhỏ, các đốm máu này sẽ không thay đổi màu sắc khi dùng tay ấn mạnh. Đồng thời trẻ sẽ có dấu hiệu xuất huyết khi ho hoặc nôn mạnh. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do trẻ bị virus xâm nhập hoặc nhiễm trùng huyết do vi khuẩn, viêm màng não mô cầu.

Bệnh có khả năng gây tử vong cao, do đó khi phát hiện trẻ có dấu hiệu phát ban kèm theo xuất huyết, ba mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức.

2. Viêm màng não

Viêm màng não (nhiễm trùng huyết do não mô cầu) khiến da trẻ phát ban, nổi mẩn đỏ, sưng và nổi mụn nước. Bệnh xuất hiện phổ biến vào mùa đông và mùa xuân, nhất là đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Đa phần trẻ nhỏ mắc bệnh là do cơ thể bị lây nhiễm và nhiễm khuẩn thông qua nước bọt của bệnh nhân bị viêm màng não và hệ hô hấp. Chính vì thế việc vệ sinh tay, mũi, họng sạch sẽ sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng lây nhiễm này. Đồng thời các bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh để bảo vệ trẻ, phòng bệnh cho trẻ khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Viêm màng não là nguyên nhân gây nên tình trạng phát ban ở trẻ em
Viêm màng não là nguyên nhân gây nên tình trạng phát ban ở trẻ em

3. Sốt phát ban Rocky Mountain (RMSF)

Sốt phát ban Rocky Mountain là một bệnh lý về viêm mạch hệ thống do vi khuẩn Rickettsia rickettsii gây ra. Vi khuẩn này thường xuyên xuất hiện trong tuyến nước bọt của các loại bọ ve. Do đó nếu không cẩn thận để bọ ve tiếp xúc hoặc cắn vào da bé, loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập và hình thành nên bệnh trong thời gian ngắn.

Khi mắc bệnh, da của trẻ sẽ có dấu hiệu phát ban, nổi mẩn đỏ thành từng mảng, ngứa ngáy gây khó chịu ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Sốt phát ban Rocky Mountain có thể gây tử vong với cả người lớn nếu không được điều trị kịp thời. Do đó ba mẹ cần cẩn trọng khi con nhỏ mắc phải căn bệnh này. Trong trường hợp trẻ được đều trị kịp thời bằng các loại thuốc kháng sinh thích hợp sẽ giúp bé thoát khỏi nguy cơ tử vong.

4. Hội chứng Kawasaki (MCLNS)

Hội chứng Kawasaki còn được gọi là hội chứng hạch bạch huyết niêm mạc. Chính vì thế vi khuẩn và các loại virus bị nghi ngờ là nguyên nhân hình thành nên bệnh. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào chứng minh điều này là đúng và đến hiện tại các chuyên gia vẫn không thể tìm ra chính xác nguyên nhân khiến bệnh nhân mắc phải hội chứng Kawasaki.

Kawasaki thường xuất hiện ở trẻ em có độ tuổi từ 4 đến 9 tuổi. Bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim của trẻ và khiến trẻ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi mắc bệnh, vùng da của trẻ sẽ có dấu hiệu phát ban ở bàn tay và bàn chân. Đồng thời, nổi mụn nước gây tổn thương da, hạch bạch huyết ở cổ sưng to, đỏ mắt…

5. Hội chứng sốc độc (TSS)

Hội chứng sốc độc là nguyên nhân gây nên tình trạng phát ban ở trẻ em. Căn bệnh này khá nguy hiểm bởi hội chứng sốc độc có khả năng gây chết người trong một thời gian ngắn ngay cả khi bệnh nhân được chữa trị theo phương pháp điều trị chuyên sâu. Nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này là do độc tố Staphylococcus aureus và Streptococcus (còn được gọi là hội chứng sốc độc liên cầu khuẩn – STSS) có trong các sinh vật gây bệnh.

Ban đầu bệnh sẽ có biểu hiệu phát ban và nổi mẩn ngứa tương tự như sốt phát ban Rocky Mountain, lòng bàn tay và lòng bàn chân bị bong tróc và lột da, đồng thời mẩn đỏ có đặc điểm như một vết cháy nắng. Kèm theo đó là triệu chứng sổt cao, ớn lạnh, đau buốt họng, cơ thể đau nhức, nôn và tiêu chảy. Khi bệnh chuyển biến nặng, cơ thể trẻ sẽ có dấu hiệu hạ huyết áp do sốc, suy nội tạng và dẫn đến tử vong.

Phát ban ở trẻ em do hội chứng sốc độc khiến trẻ tử vong
Phát ban ở trẻ em do hội chứng sốc độc khiến trẻ tử vong trong thời gian ngắn

Hướng dẫn cách khắc phục tình trạng phát ban ở trẻ em

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây phát ban ở trẻ mà chúng ta có những cách khắc phục khác nhau như sau:

1. Sốt và xuất huyết do nấm (Petechiae)

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị sốt và xuất huyết do nấm, ba mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế gần nhất. Khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra nguyên nhân gây bệnh và tìm ra phương pháp điều trị kịp thời cho trẻ.

2. Viêm màng não

Trẻ em bị phát ban do viêm màng não mô cầu cần được cấp cứu ngay lập tức để thực hiện các xét nghiệm máu, chụp X-quang, xét nghiệm tủy sống giúp tìm ra mức độ phát triển bệnh lý của bé.

Trẻ em mắc bệnh viêm màng não sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh IV và điều trị chuyên sâu bằng nhiều phương pháp khác. Tuy nhiên bệnh có thể khiến trẻ tử vong ngay cả khi dùng thuốc kháng sinh thích hợp. Chính vì thế ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt, quan sát chặt chẽ quá trình phát triển bệnh lý để có hướng xử lý kịp thời.

3. Sốt phát ban Rocky Mountain (RMSF)

Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu người nhà nhận thấy trẻ có dấu hiệu mắc bệnh sốt phát ban Rocky Mountain hoặc các bệnh lý liên quan đến bọ ve. Quá trình chữa bệnh phải được bắt đầu trước khi máu huyết của trẻ có dấu hiệu dương tính với bệnh thì mới có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bởi kết quả xét nghiệm máu sẽ có dấu hiệu dương tính tối đa 10 ngày kể từ khi phát bệnh.

Thông thường các bác sĩ sẽ cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để ức chế quá trình phát triển bệnh.

Cách điều trị sốt phát ban Rocky Mountain (RMSF)
Cách điều trị sốt phát ban Rocky Mountain (RMSF)

4. Hội chứng Kawasaki (MCLNS)

Phát ban ở trẻ em do hội chứng Kawasaki sẽ được các bác sĩ tiêm gamma globulin và aspirin liều cao nhằm ức chế các tác nhân gây bệnh. Sau khi được xuất viện, bệnh nhân vẫn phải dùng aspirin liều thấp, đồng thời thăm khám và kiểm tra thường xuyên để các bác sĩ có thể nắm bắt tình hình bệnh.

5. Hội chứng sốc độc

Khi mắc phải hội chứng sốc độc, nguyên nhân gây bệnh ở trẻ hoặc nguồn lây nhiễm cần phải được tìm thấy càng sớm càng tốt. Trong thời gian đó các bác sĩ sẽ điều trị cho trẻ bằng các loại thuốc kháng sinh, đồng thời theo dõi tình trạng bệnh ở trẻ với sự chăm sóc đặc biệt.

Với những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng phát ban ở trẻ em, chúng tôi hy vọng có thể giúp ba mẹ hiểu hơn về bệnh, đồng thời giúp trẻ chữa bệnh đúng cách nhằm tránh khỏi những điều đáng tiết có thể xảy ra.

Xem thêm

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô – chi tiết

Không chỉ là loại rau phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhiều người còn dùng tía tô chữa viêm...

Từ xa xưa dân gian đã sử dụng lá đinh lăng chữa viêm da cơ địa

Công dụng của lá đinh lăng trong chữa trị viêm da cơ địa

Phương pháp sử dụng những loại thảo dược xung quanh nhà để chữa trị bệnh viêm da cơ địa được...

viêm da cơ địa ở đầu

Cách chữa viêm da cơ địa ở đầu đơn giản, hiệu quả

Viêm da cơ địa ở đầu gây ra rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Hơn nữa, bệnh lý này...

khác biệt giữa chàm sữa và viêm da cơ địa

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa có gì khác nhau?

Bệnh chàm sữa và viêm da cơ địa đều là những vấn đề về da thường gặp. Với những biểu...

Cảnh báo 5 nguyên nhân gây viêm da dị ứng thường hay mắc phải

Có nhiều nguyên nhân gây viêm da dị ứng trong đời sống. Thường mắc phải nhất là nhóm nguyên nhân...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.