Phải làm gì khi trẻ bị viêm da đầu?

Viêm da đầu ở trẻ em về cơ bản vẫn là một dạng thương tổn ngoài da. Tuy nhiên da đầu là một trong những vùng da đặc biệt, tập trung nang tóc. Do đó tiến triển của bệnh thường phức tạp hơn so với những vùng da khác.

xử trí đúng cách khi trẻ bị viêm da đầu
Bệnh viêm da đầu ở trẻ cần xử trí đúng cách

Sơ lược về viêm da đầu của trẻ

Viêm da đầu (Scapl Dermatitis) còn gọi là viêm da tiết bã trên da đầu (Seborrhoeic Dermatitis) do bệnh thường kèm theo tình trạng tăng tiết bã nhờn tại nang tóc, lỗ chân lông,… Căn bệnh này sẽ dẫn đến tình trạng da đầu bị khô, ngứa, có thể bong tróc và dẫn đến những thương tổn không mong muốn.

Đây là một trong những bệnh ngoài da không nguy hiểm nhưng tương đối dai dẳng, phức tạp và khó chữa. Bệnh cũng dễ tái đi tái lại nhiều đợt và tiến triển thành mạn tính. Ở trẻ nhỏ, viêm da đầu có thể khiến bé khó mọc tóc, tóc mọc thưa, ảnh hưởng khá lớn đến vấn đề thẩm mỹ.

Nhận biết viêm da đầu ở trẻ

Phát hiện viêm da đầu ở trẻ không khó tuy nhiên đây là bệnh ngoài da dễ nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác. Có thể nhận biết viêm da đầu ở trẻ qua một số triệu chứng như:

  • Da đầu của trẻ có dấu hiệu ửng đỏ, đôi khi có vảy da bong tróc.
  • Cảm giác ngứa ngáy kéo dài, gây ra nhiều khó chịu.
  • Da đầu có cảm giác ẩm ướt, có dịch nhờn, đôi khi bết vào tóc.
  • Xuất hiện các dấu hiệu gàu trên bề mặt da đầu của trẻ.
  • Viêm da đầu ở trẻ cũng có thể làm cho da sẫm màu hơn, dày da. Sau khi viêm da đầu ở trẻ đã lành, da vẫn có thể chuyển sang sẫm hơn.
  • Một số trẻ cũng có các triệu chứng rụng tóc, không mọc tóc, kể cả sau khi điều trị.

Khi trẻ bị viêm da đầu, một số vùng da khác cũng có thể xuất hiện các triệu chứng viêm da đi kèm, đặc biệt là những vùng da như có nhiều lỗ chân lông như da mặt, vùng lưng, ngực, nách,…

Nguyên nhân gây viêm da đầu ở trẻ

Viêm da đầu ở trẻ là một trong những bệnh ngoài da có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể điểm qua một số nguyên nhân gây viêm da đầu cũng như các yếu tố thúc đẩy bệnh bùng phát, bao gồm:

  • Một số thay đổi về nội tiết tố, một số bệnh lý có ảnh hưởng đến da. Đặc biệt là những vấn đề gây ảnh hưởng đến vùng thượng bì.
  • Trẻ có cơ địa đổ mồ hôi nhiều, tăng tiết bã nhờn thường dễ gây bùng phát viêm da đầu.
  • Bệnh nhân bị kích ứng với các yếu tố gây kích ứng, dị ứng liên quan đến các loại thuốc, sản phẩm chăm sóc, vệ sinh da.
  • Một số chủng nấm cũng có khả năng gây viêm da đầu ở trẻ, đặc biệt là các chủng như M.furfur, M.sympodialis, M.obtusa, M.globosa,… Không chỉ gây viêm da đầu, trẻ bị nhiễm các chủng nấm này còn có thể mắc nhiều bệnh ngoài da khác phức tạp hơn.
nguyên nhân viêm da đầu ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra viêm da đầu ở trẻ nhỏ

Điều trị viêm da đầu ở trẻ như thế nào?

Viêm da đầu ở trẻ là bệnh ngoài da cần điều trị sớm và đúng cách. Theo bác sĩ Nguyễn Đình Huấn, bệnh viện Nhi Đồng 1, điều trị viêm da đầu ở trẻ thường sử dụng một số sản phẩm thuốc bôi chống tiết bã và một số loại dầu gội dành riêng cho viêm da tiết bã. Có thể áp dụng một số chế phẩm như:

  • Dầu gội kháng nấm chứa thành phần ketoconazole trong trường hợp nhiễm nấm.
  • Sử dụng kem bôi tại chỗ chứa corticoid loại nhẹ như hydrocortisone 1%.
  • Một số vị trí sang thương trên da đầu có thể được điều trị bằng hydrocortisone 1% hoặc 2,5%, hoạt chất desonide 0,05%.
  • Riêng những trường hợp nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc kháng sinh chống tụ cầu, viêm nhiễm vi khuẩn, vi trùng,…

*Không được tự ý sử dụng các sản phẩm dùng ngoài da chứa acid salicylic cho trẻ nhỏ vì có thể gây ra tình trạng kích ứng da cũng như nguy cơ ngộ độc salicylic.

Tùy theo độ tuổi, việc điều trị viêm da đầu có thể khác nhau, với những trẻ lớn hơn, việc điều trị có thể thay đổi về liều lượng, loại thuốc để phù hợp và có kết quả điều trị tốt nhất. Tuyệt đối không được sử dụng các thuốc điều trị tùy tiện, tự thay đổi liều sử dụng vì có thể dẫn đến những ảnh hưởng không mong muốn đối với sức khỏe.

thăm khám sớm viêm da đầu ở trẻ
Thăm khám sớm khi trẻ bị viêm da đầu

Viêm da đầu ở trẻ và một số lưu ý

Viêm da đầu ở trẻ nếu được điều trị sớm có thể cải thiện triệu chứng sau khoảng vài tháng. Song song với việc điều trị, bố mẹ cần chú ý các biện pháp chăm sóc da đầu một cách phù hợp để tránh những ảnh hưởng kéo dài, khiến bệnh dai dẳng. Dưới đây là một số cách để cải thiện tình trạng viêm da đầu:

  • Chăm sóc da nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để tránh bong tróc vảy, nứt da.
  • Sử dụng các sản phẩm phù hợp, để giúp da mềm và giữ đủ độ ẩm cần thiết để không bị khô và bong da.
  • Bảo vệ tóc và da đầu với mũ, nón phù hợp, đặc biệt là khi ra ngoài để tránh bụi bẩn, các yếu tố không mong muốn tác động đến da đầu.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho chẩn đoán và điều trị của bác sĩ. Trẻ nhỏ mắc viêm da đầu cần thăm khám sớm để tránh những ảnh hưởng kéo dài.

Anh Sang đã lành bệnh, lấy lại tự tin ngay liệu trình đầu dùng thuốc

Đánh Bay Vảy Nhờn, Thanh Bì Dưỡng Can Thang Đem Lại Hy Vọng Cho Bệnh Nhân Viêm Da Dầu

Trong nỗ lực chung tay cùng ngành Y tế đẩy lùi các loại bệnh viêm da tự miễn, trong đó...

Viêm da tiết bã gây rụng tóc: Dấu hiệu và cách khắc phục

Viêm da tiết bã gây rụng tóc là mối lo đối với nhiều người, đặc biệt là các chị em...

9 Mẹo trị viêm da dầu tại nhà hiệu quả lại vô cùng đơn giản

Viêm da dầu là bệnh lý da liễu phổ biến ở những đối tượng có hoạt động tuyến bã nhờn...

Phương pháp chữa viêm da tiết bã bằng Đông y cổ truyền

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây y, nhiều người bệnh đã tận dụng các dược liệu tự nhiên để...

Người bị viêm da dầu nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Người bị viêm da dầu nên ăn gì, kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Viêm da dầu là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều chất béo khiến cơ thể tiết ra nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *