Thực tế bệnh viêm da dầu có lây không? Có chữa được không?
Bệnh viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã, chàm da mỡ,…. có tên khoa học là seborrheic dermatitis. Bệnh có thể xuất hiện ở cả trẻ em lẫn người lớn và tương đối phổ biến hiện nay. Vậy, bệnh viêm da dầu có lây không, có chữa khỏi được không? Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và có các chữa viêm da dầu hiệu quả hoàn toàn tự nhiên.
Bệnh viêm da dầu có lây không? Có tự hết không?
Để trả lời cho câu hỏi về khả năng lây của bệnh viêm da dầu, trước hết, cần phải tìm hiểu về những nguyên nhân có thể gây ra bệnh. Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, bệnh viêm da dầu có liên quan đến một loại nấm men có tên khoa học là Malassezia. Các chất bên trong loại nấm men này trong quá trình chuyển hóa đã gây ra những phản ứng viêm cho da.
Bệnh viêm da dầu xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ với những đặc điểm tương đối khác biệt trong nguyên nhân, cơ chế mắc bệnh, thời gian chữa khỏi.
Bệnh viêm da dầu ở trẻ em
Bệnh viêm da dầu rất hay gặp ở trẻ em dưới 3 tháng tuổi. Bệnh thường xuất hiện với các mảng da dày, có dính nhờn, khó bong và có xu hướng lan tỏa ở khu vực đầu. Thông thường, những thương tổn của bệnh viêm da dầu sẽ kết thúc khi trẻ được từ 6 – 12 tuổi. Trong một vài trường hợp nặng do không được vệ sinh đúng cách và thường xuyên, trẻ có thể mắc chứng đỏ da toàn thân bong vảy. Lúc này, sự can thiệp của bác sĩ là điều cần thiết để giúp trẻ chữa dứt điểm bệnh.
Bệnh viêm da dầu ở trẻ em thực tế không phải là bệnh lây nhiễm, chỉ cần được vệ sinh và điều trị đúng cách, trẻ có thể khỏi bệnh mà không để lại biến chứng.
Bệnh viêm da dầu ở người lớn
Bệnh viêm da dầu xuất hiện ở người lớn với những nguyên nhân cụ thể và rõ ràng hơn. Bệnh thường gặp hơn ở nam giới, lớn tuổi với một vài những yếu tố có tác động đến khả năng mắc bệnh như:
- Người bệnh có đặc điểm da nhờn
- Yếu tố di truyền, xuất hiện do người thân trong gia đình đã có tiền sử mắc bệnh viêm da dầu hoặc bệnh vẩy nến
- Các trường hợp bị suy giảm miễn dịch như vừa mới cấy ghép nội tạng hoặc nhiễm HIV Aids. Đặc biệt, những người bị nhiễm HIV với hệ miễn dịch bị suy giảm, thường có các biểu hiện của bệnh viêm da dầu nặng hơn so với người không mắc bệnh.
- Một số chứng rối loạn thần kinh thường gặp như bệnh parkinson, hội chứng chậm phát triển,.. hoặc trầm cảm cũng là yếu tố làm gia tăng khả năng mắc bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể như mặt, lưng, ngực, da đầu, và có thể lan rộng ra khắp cơ thể. Tuy nhiên, chứng viêm da dầu không làm người bệnh bị ngứa và có xu hướng nặng hơn vào mùa đông.
Những nghiên cứu gần đây chưa chứng minh được có mối liên hệ nào giữa khả năng lây truyền với bệnh viêm da dầu. Nguy cơ lây truyền lớn nhất của bệnh thuộc về yếu tố di truyền. Theo đó, nếu một thành viên gần huyết thống mắc bệnh, những thành viên khác cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
Tuy không có khả năng lây từ người này sang người khác nhưng viêm da dầu dễ lây lan sang các vùng da lân cận trên cơ thể người bệnh. Bệnh không thể tự khỏi nếu không được chăm sóc da và điều trị đúng cách. Nhiều trường hợp, chủ quan không điều trị khiến tổn thương này càng lan rộng và nghiêm trọng hơn, dễ gây biến chứng bội nhiễm da nguy hiểm.
Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Nên khám chữa ngay khi có các biểu hiện ngứa da, bong vảy trên da, da nhờn rít, nổi mụn tại các vùng da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh như mặt, cổ, ngực, lưng, đầu…
Bệnh viêm da dầu có chữa được không và chữa bằng cách nào?
Vì bệnh viêm da dầu không lây nên người bệnh có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người xung quanh. Tuy nhiên, những biểu hiện ban đầu của bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với những loại bệnh khác về da. Chính vì vậy, hãy đi khám nếu người bệnh cảm thấy các triệu chứng xuất hiện trên da để nhận được những tư vấn chuyên môn.
Nếu được điều trị bệnh viêm da dầu có thể hết triệu chứng và hạn chế tái phát. Nhưng bệnh sẽ thường tái phát nhiều lần vào cùng một thời điểm trong năm. Chính vì vậy, người bệnh cần phải lựa chọn được giải pháp phù hợp, kết hợp chăm sóc làn da tốt để hạn chế khả năng tái phát của bệnh viêm da dầu.
Cách chữa viêm da dầu tại nhà giảm triệu chứng
Để giảm nhẹ các triệu chứng viêm da dầu, người bệnh có thể sử dụng các thảo mộc dễ kiếm theo công thức dân gian. Một số mẹo chữa viêm da tiết bã được dân gian thường sử dụng gồm:
- Chữa viêm da dầu bằng đỗ đen: Chọn đỗ đen có lòng xanh. Đem đậu sao nóng trên chảo cho đến khi đậu có mùi thơm. Đun sôi đậu đã sao nóng với nước trong 10 – 15 phút và dùng nước đó để uống hàng ngày. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hạn chế tiết bã nhờn của đỗ đen có thể giúp giảm nhẹ tình trạng bong tróc vảy do viêm da dầu.
- Dầu ô liu giảm triệu chứng viêm da dầu: Thoa đều dầu oliu lên vùng da bị viêm da tiết bã để dịu cảm giác ngứa, hạn chế bong tróc da.
- Giảm viêm da tiết bã bằng chanh tươi: Cho thêm chanh tươi vào nước tắm, gội giúp làm sạch da, sát khuẩn, giảm ngứa, kháng viêm.
Sử dụng thuốc chữa viêm da dầu
Trong trường hợp viêm da tiết bã đã có dấu hiệu sưng viêm, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng các loại thuốc tây dạng kem bôi tại chỗ và thuốc uống như:
Kem bôi chống nấm tại chỗ Ketoconazol, nhựa than đá, kẽm Pyrithione… và một số loại dầu gội đầu chống nấm với trường hợp viêm da dầu cơ địa ở đầu.
Bệnh nặng hơn, việc sử dụng các loại kháng sinh chứa corticosteroid trong thời gian ngắn để hạn chế tình trạng viêm. Các loại thuốc không chứa corticosteroid cũng được chỉ định để hỗ trợ kháng viêm.
Thuốc uống kháng viêm, giảm ngứa sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, kem bôi ngoài da ít có tác dụng.
Việc sử dụng thuốc Tây cho hiệu quả nhanh nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nếu lạm dụng trong thời gian dài. Tình trạng rạn da, teo da, bào mòn da, ảnh hưởng đến chức năng gan, dạ dày… là tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tây mà ai cũng có thể gặp phải.
Viêm da dầu nên kiêng ăn gì để hỗ trợ điều trị và phòng tránh tái phát?
Người bệnh nên bổ sung danh sách các thực phẩm tốt cho cơ thể như các loại rau xanh, củ, quả tươi: Cam, chanh, dưa hấu, cà rốt, rau màu xanh đậm, rau cải, súp lơ xanh… Thực phẩm giàu Omega 3 (cá thu, cá hồi, cá ngừ…) Uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình thải độc, giảm lượng bã nhờn, cấp ẩm cho da…
Đồng thời, bạn nên kiêng ăn các loại thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm lên men, đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích… Kiêng ăn thực phẩm, món ăn dễ gây dị ứng, kích ứng cho da như hải sản, tôm, cua, mực, nhộng tằm…
Hạn chế việc gãi ngứa để tránh làm da tổn thương và viêm da dầu nghiêm trọng hơn. Tắm và vệ sinh cơ thể nhất là vùng da bị viêm sạch sẽ, không sử dụng các loại xà phòng, dầu gội có tính tẩy rửa cao. Chăm sóc da tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
Những thông tin được chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho những tư vấn chuyên môn từ phía các bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- 5 bài thuốc trị viêm da dầu bằng thảo dược tự nhiên
- Người bị viêm da dầu nên ăn gì, kiêng ăn gì?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!