Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt: Những điều bạn cần biết rõ
Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt là bệnh khá phổ biến ở nam giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 40% những người trên 50 tuổi mắc phải căn bệnh này và sang 60 tuổi chiếm 59%. Và cho đến tuổi 80 con số tăng lên đang kể 90%.
Bệnh nút mạch phì đại tuyến tiền liệt xảy ra chủ yếu ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, ngày nay, bệnh có xu hướng trẻ hóa, những người trẻ tuổi cũng có thể rất dễ mắc phải bệnh nếu không biết cách phòng ngừa bệnh từ đầu. Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt nếu không được điều trị có thể gây nhiều phiến toái đối với sức khỏe. Đặc biệt, bệnh có thể làm gia tăng biến chứng nguy hiểm như:
- Hình thành sỏi thận
- Sỏi bàng quang
- Rối loạn chức năng cương dương
- Viêm bàng quang
- Ứ thận do trào ngược bàng quang niệu quản
Ngoài các biến chứng nêu trên, bệnh bút mạch phì đại tuyến tiền liệt nếu chuyển nặng có thể gây suy thận. Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm.
Nguyên nhân và triệu chứng của nút mạch phì đại tuyến tiền liệt
Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh nút mạch phì đại tuyến tiền liệt là do tắc nghẽn cơ học khi tuyến tiền liệt phì đại. Đây chính là yếu tố gây chèn ép cổ bàng quang dẫn đến tình trạng bí tiểu, tiểu rắt hoặc đi tiểu nhiều. Ngoài các biểu hiện trên, bệnh nhân cũng có thể nhận biết dấu hiệu bệnh thông qua những triệu chứng sau:
- Tiểu không hết
- Tiểu ngắt quãng
- Tiểu phải gắng sức
- Tia tiểu yếu
- Đi tiểu nhiều lần, nhiều bệnh nhân tiểu 9 – 10 lần một ngày
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt phì đại gây chèn ép niệu đạo khiến dòng nước tiểu bị ứ lại tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nhiễm.
TÌM HIỂU THÊM: U phì đại lành tính tuyến tiền liệt có nguy hiểm không?
Điều trị nút mạch phì đại tuyến tiền liệt
Bệnh nút mạch phì đại tuyến tiền liệt có thể gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh cần tiến hành chữa trị sớm, tránh bệnh chuyển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Thông thường, để điều trị bệnh nút mạch phì đại tuyền liệt tuyến, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng người, tùy vào mức độ bệnh. Cụ thể:
1. Điều trị bằng phương pháp nội khoa
Thuốc chỉ được chỉ định áp dụng ở những bệnh nhân bị nút mạch phì đại tuyến tiền liệt khi chưa có biến chứng. Một số loại thuốc thông dụng thường được bác sĩ kê đơn cho người bệnh sử dụng như:
Thuốc nội tiết tố
- Đối kháng GnRH như Nafarelin, Buserelin và Leuprolide
- Kháng thụ thể Androgen bao gồm Casodex, Flutamide và Zanoterone
- Thuốc ức chế alpha – reductase (Epristeride và Finasteride)
- Thuốc từ Progesteron như Hydroxy progesterone, Cyproterone acetate, Megesterol acetate và Chlormadinine acetate
- Thuốc kháng a – adrenergic như Tamsulosin, Alfuzosin, Doxazosin và Terazosin
Thuốc chiết xuất từ cây cỏ
Một số loại thuốc được điều chế từ cây cỏ như Hydroxis rooperi (cỏ sao Nam Phi), Cucurbita pepo (hạt bí), Serenoa repens (cỏ lùn châu Mỹ), Pygeum africanum (mận châu Phi), Secale cereale (phấn lúa mạch) và Urtica clioica et urens (tầm na gai),…
Thuốc không chiết xuất từ cây cỏ
Mepatricin là chất bán tổng hợp được phân lập từ chủng Streptomyces có tác dụng điều trị bệnh nút mạch phì đại tuyến tiền liệt.
2. Phương pháp điều trị ngoại khoa
Khi bệnh nút mạch phì đại tuyến tiền liệt chuyển nặng và gây biến chứng, điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp như cắt đốt, mổ hở,… là điều cần thiết.
- Cắt đốt phì đại tuyến tiền liệt nội soi qua niệu đạo: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp bệnh ở giai đoạn 2, u lớn 60 – 70g. Bệnh nhân sẽ được gây tê tủy sống, toàn thân hoặc ngoài màng cứng. Bác sĩ sẽ thông qua dụng cụ nội soi cắt đốt u xơ bằng lưỡi dao điện. Với phương pháp này, người bệnh nhanh chóng vận động lại, tránh các biến chứng do nằm đâu. Đặc biệt, bệnh nhân có thể đi tiểu theo đường tiểu tự nhiên.
- Phẫu thuật mở: Khi bệnh gây biến chứng sỏi ở túi thừa bàng quang hoặc sỏi ở bàng quang. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này có thể gây biến chứng thường gặp như nhiễm khuẩn, chảy máu. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu không tự chủ, hẹp cổ bàng quang, phóng tinh ngược dòng,… sau phẫu thuật.
- Cắt u xơ tuyến tiền liệt bằng laser: Biện pháp này được các nhà khoa học áp dụng điều trị nút mạch phì đại tuyến tiền liệt vào năm 1986. Để điều trị bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng một năng lượng được dẫn bằng sợi. Cách chữa trị này giúp làm teo các khối u xơ, cải thiện tình trạng bệnh.
- Làm bốc hơi nước trong u xơ tuyến tiền liệt
- Nút động mạch TTL (PAE)
- Điều trị bằng áp nhiệt
- Tiêu hủy u xơ bằng kim qua đường niệu đạo (TUNA)
- Đặt ống nong niệu đạo tiền liệt tuyến (stent)
Nút mạch phì đại tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp ở những người già. Bệnh có thể chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời và đúng lúc. Vì vậy, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
- Những thực phẩm chống phì đại tuyến tiền liệt nên bổ sung
- Điều trị phì đại tiền liệt tuyến bằng thuốc nam theo dân gian
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!