Ketoconazole Cream: công dụng, cách dùng, chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Ketoconazole Cream là thuốc chứa thành phần Ketoconazole được bào chế dạng kem, dùng ngoài da đối với các trường hợp bệnh lý liên quan đến vi nấm. Trước khi dùng sản phẩm này, bệnh nhân cần lưu ý một số thông tin về sản phẩm để sử dụng đúng cách và an toàn.

Ketoconazole Cream
Ketoconazole Cream

  • Tên gốc: Ketoconazole.
  • Tên biệt dược: Nizoral®.
  • Phân nhóm: thuốc diệt nấm, thuốc diệt ký sinh trùng.

Thông tin về Ketoconazole Cream

Tác dụng của Ketoconazole Cream

Ketoconazole Cream thường được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp như:

  • Trị nước ăn chân tay.
  • Nhiễm trùng nhẹ ngoài da.
  • Điều trị nấm da bàn chân, kẽ tay chân.
  • Cải thiện một số vấn đề nấm ngoài da như hắc lào, lang ben.
  • Sử dụng trong những trường hợp giun móc, khô da, tróc vảy.

Ngoài ra Ketoconazole Cream có thể được chỉ định điều trị đối với một số trường hợp khác có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của Ketoconazole Cream

Một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng Ketoconazole Cream gồm có:

  • Cảm giác ngứa ngáy, kích ứng trong thời gian sử dụng.
  • Có tình trạng nhờn, khô da khi điều trị.
  • Một số bệnh nhân bị rụng tóc nhẹ.
  • Các tác dụng phụ khác có thể xảy ra trong thời gian điều trị bằng Ketoconazole Cream gồm sưng đau, ửng đỏ,…

Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng có thể xuất hiện thêm những tác dụng phụ khác trong quá trình sử dụng Ketoconazole Cream. Ngừng sử dụng ngay và thông báo cho bác sĩ điều trị khi gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Đối với những tác dụng phụ ở mức độ nặng, tương đối nghiêm trọng, tốt nhất bạn nên đến bác sĩ điều trị.

Tham khảo thêm: Thuốc Zyrtec có tác dụng gì?

Thận trọng, chống chỉ định khi dùng Ketoconazole Cream

Trước khi dùng thuốc điều trị, bạn cần chú ý nếu rơi vào trong những trường hợp dưới đây:

  • Không sử dụng Ketoconazole Cream trong trường hợp có tiền sử dị ứng với thành phần Ketoconazole.
  • Thận trọng khi dùng cho những đối tượng gồm: phụ nữ mang thai và đang cho con bú, bệnh nhân là trẻ nhỏ, người cao tuổi.
  • Bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc điều trị khác cần phải thận trọng.
  • Thận trọng khi đang có những vấn đề ngoài da, tình trạng viêm nhiễm khác.

Những trường hợp bệnh nhân thuộc các nhóm kể trên cần thông báo cho bác sĩ trước khi điều trị bằng thuốc Ketoconazole Cream để đảm bảo an toàn. Hiện tại chưa có những ghi nhận về ảnh hưởng của Ketoconazole Cream trong thời gian mang thai và cho con bú.

Một số tương tác với Ketoconazole Cream

Ketoconazole Cream là một trong những loại thuốc có thể tương tác với nhiều loại thuốc điều trị khác. Tình trạng tương tác thuốc có thể dẫn đến hoạt động của thuốc kém đi hoặc mất hiệu quả của thuốc. Bệnh nhân trước khi dùng Ketoconazole Cream cần phải thông báo cho bác sĩ về những loại thuốc kê toa và không kê toa để bác sĩ có những hướng dẫn điều trị phù hợp.

Liều dùng và cách dùng Ketoconazole Cream

Thông tin về Ketoconazole Cream mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn sử dụng, lời khuyên của bác sĩ.

Điều trị Ketoconazole Cream ở móng:

  • Dùng với liều 2 lần mỗi ngày trong thời gian khoảng 1 tuần.
  • Một số trường hợp có thể sử dụng với liều dùng bác sĩ đã chỉ định.

Điều trị Ketoconazole Cream với những trường hợp nhiễm trùng:

  • Sử dụng Ketoconazole Cream trong những trường hợp nhiễm trùng tùy mức độ.
  • Với những trường hợp nhiễm trùng điều trị bằng Ketoconazole Cream có thể điều trị trong thời gian khoảng 4 tuần.
  • Nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị tùy theo mức độ nhiễm trùng.

Điều trị Ketoconazole Cream cho phụ nữ mang thai, trẻ em và người lớn tuổi:

  • Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn đối với những trường hợp kể trên.

Bảo quản

  • Bảo quản Ketoconazole Cream nơi khô ráo thoáng mát.
  • Không bảo quản thuốc nơi gần nguồn nhiệt, có ánh sáng trực tiếp.
  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và hạn sử dụng trước khi dùng.

Có thể bạn quan tâm

Điều trị bệnh viêm da dị ứng bao lâu thì khỏi hoàn toàn?

Viêm da dị ứng là một trong những bệnh ngoài da dễ tái đi tái lại, gây ra nhiều khó...

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thông...

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và...

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận diện như thế nào?

Bệnh vảy nến có mấy loại? Đặc điểm nhận biết từng dạng

Vảy nến thể mảng, vảy nến thể mủ, vảy nến nếp gấp… là các loại vảy nến thường gặp. Ở...

Mề đay sau sinh có tự khỏi không? Bao lâu thì khỏi ?

Những cơn ngứa ngáy kèm phát ban đỏ trên da khi bị nổi mề đay sau sinh khiến cho nhiều...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *